Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện phòng thí nghiệm
Kết quả đánh giá khả năng đối kháng của 7 loại thuốc trừ nấm lên sự phát
triển của khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. T.VL1 gây bệnh thán thư trên hành lá
được trình bày ở Bảng 3.3 và Bảng 3.4.
Về bán kính vô khuẩn:
Nhìn chung, qua các thời điểm 4, 5, 6 NSKC tương ứng 3, 4, 5 NSKĐT chỉ có 2 loại thuốc thể hiện khả năng ức chế khuẩn ty nấm cao là Amistar 250SC, Score 250EC. Trong 5 loại thuốc còn lại chỉ có Antracol 700WP, Daconil 500SC, Topsin M 70WP, Thane-M 80WP là thể hiện khả năng đối kháng nhưng không cao. Còn Binhnomyl 50WP hầu như không thể hiện khả năng đối kháng với nấm
Colletotrichum sp. T.VL1
Ở thời điểm 4 NSKC, hầu như các loại thuốc đều thể hiện khả năng đối
kháng đối với nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trừ thuốc Binhnomyl 50WP. Trong đó
thuốc Score 250EC cho hiệu quả đối kháng cao nhất là 7,6 mm và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Kế đến là Amistar 250SC với BKVK là 5,2 mm.
Sang thời điểm 5 NSKC, khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp.
T.VL1 của các loại thuốc giảm dần, tuy nhiên nghiệm thức Score 250EC vẫn cho
thấy khả năng đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp. T.VL1 với BKVK là 4,8
mm và khác biệt ý nghĩa so với các loại thuốc còn lại, kế đến là Amistar 250SC, Thane-M 80WP, Antracol 700WP, Daconil 500SC với BKVK từ 1,6 – 2,1 mm.
Đến thời điểm 6 NSKC, hiệu lực của thuốc giảm dần, nghiệm thức Score 250EC với BKVK là 2,8 mm cao hơn và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Kế đến là nghiệm thức Amistar 250SC, Antracol 700WP có BKVK lần lượt là 1,2 mm, 1,1 mm khác biệt ý nghĩa với nghiệm thức Topsin M 70WP.
Thuốc Binhnomyl hoàn toàn không thể hiện hiệu quả đối với dòng nấm
28
Bảng 3.3: Bán kính vô khuẩn (mm) của 7 loại thuốc trừ nấm với nấm Colletotrichum sp.
T.VL1 qua các ngày sau khi cấy (NSKC)
STT Thuốc hóa học
Bán kính vòng vô khuẩn qua các thời điểm (mm)
4 NSKC 5 NSKC 6 NSKC 1 Thane-M 80WP 3,2 c 2,0 b 0,8 bc 2 Score 250EC 7,6 a 4,8 a 2,8 a 3 Amistar 250SC 5,2 b 2,1 b 1,2 b 4 Antracol 700WP 3,0 c 1,9 b 1,1 b 5 Binhnomyl 50WP 0,0 e 0,0 c 0,0 d 6 Daconil 500SC 2,6 c 1,6 b 0,6 bcd 7 Topsin M 70WP 1,4 d 0,6 c 0,2 cd Mức ý nghĩa * * * CV(%) 17,5 32,4 50,7
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. *:Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.
Về hiệu suất đối kháng (Bảng 3.4).
Ở thời điểm 4 NSKC, các loại thuốc đều có hiệu suất đối kháng đối với nấm
Colletotrichum sp. T.VL1 trong khoảng 5,8 – 20,8% và giữa các nghiệm thức chưa
có sự khác biệt ý nghĩa với nhau.
Ở thời điểm 5 NSKC, nghiệm thức thuốc Score 250EC và Amistar 250SC có HSĐK cao nhất là 23,0% và 20,0% tương đương với nghiệm thức thuốc Thane-M 80WP với HSĐK là 14,0% và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức Topsin M 70WP có HSĐK thấp nhất là 2,0%.
Đến thời điểm 6 NSKC, chỉ có thuốc Score 250EC có HSĐK cao nhất là 24,4% và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Kế đến là Amistar 250SC (12,0%), Thane-M 80WP (7,4%), Antracol 700WP (7,4%), Daconil 500SC (5,2%), Binhnomyl 50WP (4,8%) và cuối cùng là Topsin M 70WP (0,4%).
29
Bảng 3.4: Hiệu suất đối kháng của 7 loại thuốc trừ nấm với nấm Colletotrichum sp. T.VL1
qua các ngày sau khi cấy (NSKC)
STT Thuốc hóa học Hiệu suất đối kháng qua các thời điểm (%)
4 NSKC 5 NSKC 6 NSKC 1 Thane-M 80WP 11,8 14,0 ab 7,4 c 2 Score 250EC 18,2 23,0 a 24,4 a 3 Amistar 250SC 17,0 20,0 a 12,0 b 4 Antracol 700WP 11,2 9,2 bc 7,4 bc 5 Binhnomyl 50WP 20,8 5,2 c 4,8 c 6 Daconil 500SC 10,0 8,6 bc 5,2 c 7 Topsin M 70WP 5,8 2,0 d 0,4 d Mức ý nghĩa ns * * CV(%) 44,7 21,3 24,6
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. Số liệu được chuyển sang x khi phân tích thống kê. *:Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. ns: không khác biệt ý nghĩa.
Kết quả ở Bảng 3.3 và 3.4 cho thấy khả năng đối kháng của các loại thuốc
đối với nấm Colletotrichum sp. T.VL1 thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nghiệm
thức thuốc Score 250EC vừa có BKVK lớn vừa có HSĐK cao hơn so với các loại thuốc còn lại.
Tóm lại, dựa vào BKVK và HSĐK đối với nấm Colletotrichum sp. T.VL1
ghi nhận được chỉ có loại thuốc Score 250EC có hiệu quả cao nhất trong việc ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm và được chọn sử dụng ở các thí nghiệm tiếp theo. Các loại thuốc Amistar 250SC, Thane-M 80WP, Antracol 700WPcó hiệu quả khá
trong việc ức chế nấm Colletotrichum sp. T.VL1. Còn các loại thuốc còn lại cho
hiệu quả phòng trị trung bình.
Thuốc Score 250EC thể hiện hiệu quả cao nhất trong việc phòng trị bệnh
thán thư trên hành lá do nấm Colletotrichum sp. T.VL1 là do hoạt chất
Difenoconazole có trong thuốc đã kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển của sợi nấm (Nguyễn Trần Oánh, 1999). Kết quả tương tự với nghiên cứu của Gopinath và ctv. (2006); Nguyễn Quốc Khánh (2012) thì thuốc Score 250EC với hoạt chất Difenoconazole có hiệu quả cao trong phòng trị bệnh thán thư do nấm
30
Kết quả này cho thấy Binhnomyl không hiệu quả với nấm Colletotrichum sp.
T.VL1 trên hành. Tuy nhiên theo Nguyễn Quốc Khánh (2011) thuốc Binhnomyl thể
hiện hiệu quả cao đối với nấm Colletotrichum trên ớt. Kết quả này cho thấy tính mẫn cảm đối với thuốc của các dòng Colletotrichum là khác nhau. Điều này cho
thấy việc áp dụng thuốc hóa học đối với bệnh thán thư trên các cây trồng khác nhau cần chú ý tính hiệu lực của thuốc có thể khác nhau trên từng dòng nấm gây bệnh.
Hình 3.2: Ảnh hưởng của ba loại thuốc trừ nấm Amistar 250SC, Score 250EC, Thane-M
80WP lên khả năng phát triển khuẩn ty của nấm Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện
phòng thí nghiệm ở thời điểm 5 NSKC.