Khả năng đối kháng của các chủng xạ khuẩn đối với sự phát triển khuẩn ty

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trị bệnh thán thư trên hành lá do colletotrichum sp. ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 37)

ty nấm Colletotrichum sp. T.VL1 gây bệnh thán thư trên hành lá trong điều

kiện phòng thí nghiệm

Kết quả đánh giá khả năng đối kháng của 15 chủng xạ khuẩn đối với dòng

nấm Colletotrichum sp. T.VL1 thông qua BKVK trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy:

Ở thời điểm 5 NSKC, có 12 trong tổng số 15 chủng xạ khuẩn thể hiện khả

năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. T.VL1. Ba chủng xạ khuẩn 11RM,

58RM, 61 cho hiệu quả đối kháng cao thể hiện qua BKVK từ 7,8 – 9,4 mm khác biệt ý nghĩa so với hai chủng 54RM và 55RM. Ba chủng 34, 48, 52 không thể hiện khả năng đối kháng.

Đến thời điểm 6 NSKC, bán kính vòng vô khuẩn của các chủng xạ khuẩn có sự giảm xuống, giảm nhiều nhất là chủng 31 giảm 3,2 mm so với thời điểm 5 NSKC. Tại thời điểm này có 2 chủng thể hiện khả năng ức chế nấm cao là 11RM và 58RM với BKVK lần lượt là 8,6 mm và 9,2 mm. Giữa hai chủng xạ khuẩn 11RM và 58RM không có sự khác biệt ý nghĩa với nhau về mặt thống kê nhưng chủng xạ khuẩn 58RM có sự khác biệt ý nghĩa với các chủng xạ khuẩn còn lại.

Tại thời điểm 7 NSKC, các chủng xạ khuẩn có BKVK tiếp tục giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, hai chủng 11RM và 58RM vẫn cho hiệu quả đối kháng cao với BKVK từ 7,8 – 8,8 mm, kế đến là chủng 61 với BKVK là 6,8 mm cao hơn và khác biệt ý nghĩa với các chủng còn lại.

Như vậy, qua BKVK cho thấy có 12 trong tổng số 15 chủng xạ khuẩn khảo sát

thể hiện khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. T.VL1, trong đó hai chủng

11RM và 58RM thể hiện khả năng đối kháng cao và ổn định qua các thời điểm khảo sát.

24

Bảng 3.1: Bán kính vô khuẩn (mm) của các chủng xạ khuẩn đối với nấm Colletotrichum sp.

T.VL1 gây bệnh thán thư trên hành lá

STT Mã số

xạ khuẩn

Bán kính vòng vô khuẩn qua các thời điểm (mm)

5NSKC 6NSKC 7NSKC 1 4RM 7,0 a---d 6,0 cd 3,0 cd 2 10 6,0 abc 3,6 ef 3,2 cd 3 11RM 9,4 a 8,6 ab 7,8 ab 4 21RM 6,8 ab 4,8 de 4,8 c 5 31 5,0 abc 1,8 fg 0,8 ef 6 34 0,0 e 0,0 g 0,0 f 7 48 0,0 e 0 ,0 g 0,0 f 8 52 0,0 e 0,0 g 0,0 f 9 54RM 4,4 ef 2,0 fg 0,6 ef 10 55RM 2,8 d 0,6 g 0,0 f 11 58RM 9,4 a 9,2 a 8,8 a 12 61 7,8 ab 7,2 bc 6,8 b 13 89 4,4 bcd 3,6 ef 3,6 cd 14 120 5,4 abc 4,6 de 3,6 cd 15 147 7,0 abc 5,0 de 2,4 de Mức ý nghĩa * * * CV(%) 27,3 38,0 48,9

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan .*:Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Ngược lại với bán kính vô khuẩn ngày càng giảm dần qua các thời điểm thì hiệu suất đối kháng (HSĐK) ngày càng tăng dần thể hiện ở Bảng 3.2.

Tại thời điểm 5 NSKC, có 3 chủng xạ khuẩn 11RM, 58RM, 61 có HSĐK cao

với nấm Colletotrichum sp. T.VL1 với HSĐK lần lượt là 26,2%, 26,2%, 25,2% khác

biệt ý nghĩa với các chủng 31, 89,120 và 54RM. Ba chủng 34, 48, 52 không thể hiện HSĐK.

Sang thời điểm 6 NSKC, năm chủng xạ khuẩn 61, 89, 11RM, 21RM, 58RM có HSĐK từ 34,4 – 40,0% và không khác biệt ý nghĩa với nhau nhưng cao hơn và khác biệt ý nghĩa 5% so với các chủng xạ khuẩn còn lại.

Thời điểm 7 NSKC, thời điểm này hai chủng thể hiện HSĐK cao nhất đối với

nấm Colletotrichum sp. T.VL1 là 21RM và 58RM với HSĐK lần lượt là 44,4% và

43,8% khác biệt ý nghĩa hoàn toàn với các chủng còn lại. Kế đế là các chủng 10, 61, 89, 120 và 11 có HSĐK trên 30%.

Ba chủng 34, 48 và 52 hoàn toàn không thể hiện HSĐK qua các ngày khảo sát.

25

Bảng 3.2: Hiệu suất đối kháng (%) của các chủng xạ khuẩn đối với chủng nấm Colletotrichum

sp. T.VL1 gây bệnh thán thư trên hành

STT Mã số

xạ khuẩn

Hiệu suất đối kháng qua các thời điểm (%)

5NSKC 6NSKC 7NSKC 1 4RM 14,8 ab 24,6 bc 29,0 cd 2 10 19,6 ab 28,6 b 38,6 b 3 11RM 26,2 a 39,6 a 38,2 b 4 21RM 23,8 ab 40,0 a 44,4 a 5 31 8,6 c 16,0 d 22,2 e 6 34 0,0 d 0,0 e 0,0 f 7 48 0,0 d 0,0 e 0,0 f 8 52 0,0 d 0,0 e 0,0 f 9 54RM 13,8 bc 21,2 cd 25,6 de 10 55RM 15,4 ab 17,4 d 27,0 cd 11 58RM 26,2 a 36,8 a 43,8 a 12 61 25,2 a 34,4 a 37,8 b 13 89 14,0 bc 39,6 a 38,2 b 14 120 15,0 bc 24,4 bc 36,0 b 15 147 19,4 ab 26,2 bc 31,2 c Mức ý nghĩa * * * CV(%) 15,6 18,4 13,7

Ghi chú: Trong cùng một cột, các số liệu mang cùng mẫu tự theo sau thì không khác biệt nhau ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan. Số liệu được chuyển sang √ (x + 0,5) và arcsin√x khi phân tích thống kê. *:Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Qua thí nghiệm đánh giá khả năng đối kháng của 15 chủng xạ khuẩn đối với

sự phát triển khuẩn ty nấm Colletotrichum sp. T.VL1 ta thấy một số chủng xạ khuẩn

có BKVK nhỏ nhưng HSĐK lại cao như chủng 21RM và 61. Những chủng xạ khuẩn vừa có BKVK lớn vừa lại có HSĐK cao là chủng 11RM và 58RM, đây là hai

chủng xạ khuẩn có triển vọng đối kháng nấm Colletotrichum sp. T.VL1 được chọn

cho các thí nghiệm tiếp theo.

Tương tự theo kết quả của Tô Huỳnh Như (2012) cũng ghi nhận được chủng

xạ khuẩn 58RM có hiệu quả đối kháng cao với nấm Colletotrichum sp. ST2 gây

bệnh thán thư trên giống ớt sừng.

Theo Phạm Văn Kim (2006), vi sinh vật tác động ngăn chặn mầm bệnh bằng nhiều cơ chế khác nhau: cơ chế kháng sinh là sự ức chế mầm bệnh thông qua tiết kháng sinh ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh; cơ chế tiêu sinh là vi sinh vật tiết ra các enzyme phân hủy vách tế bào mầm bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng và nơi cư trú; cơ chế cạnh tranh là hạn chế sự phát triển của mầm bệnh thông

26

có khả năng tiết ra kháng sinh và tiết enzyme phân hủy vách tế bào tác nhân gây bệnh (trích Shimizu và ctv., 2009).

Theo nghiên cứu của Alexopoulos (1941), 45 chủng xạ khuẩn trong tổng số

80 chủng xạ khuẩn được khảo sát đã ức chế sự phát triển của Colletotrichum gloeosporoides thông qua cơ chế tiết kháng sinh. Bên cạnh đó, chủng Streptomyces sp. A1022 cho hiệu quả cao trong phòng trị bệnh thán thư do C. gloeosporoides trên

ớt (Lee và ctv., 2012).

Chủng xạ khuẩn S. violaceusniger YCED-9 sản xuất 3 hợp chất kháng sinh

có hoạt tính kháng nấm AFA, nigericin, geldanamycin. Ngoài ra chúng còn tiết các enzyme thủy phân như: chitinase và β-1,3-glucanase (Trejo-Estrada và ctv., 1998). Theo Brinda và Don (1997), chintinase ngoại bào được chiết xuất từ dòng xạ khuẩn

Streptomyces lydicus WYEC108 là một tác nhân phòng trừ sinh học có phổ kháng

nấm rộng, đặc trưng và đã được nghiên cứu rộng rãi.

Hình 3.1: Hiệu quả ức chế của bốn chủng xạ khuẩn 11RM, 89, 120, 58RM đối với nấm

Colletotrichum sp. T.VL1 trong điều kiện phòng thí nghiệm ở thời điểm 7 NSKC.

11RM

27

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của xạ khuẩn và thuốc hóa học trong phòng trị bệnh thán thư trên hành lá do colletotrichum sp. ở điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)