Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh vigna radiata (l) r. wilczek ở hai vụ đông xuân và hè thu tại mỹ khánh, tp long xuyên tỉnh an giang (Trang 37)

Bảng 3.5 Chỉ tiêu nông học, năng suất và năng suất thành phần

Chỉ tiêu theo dõi Số mẫu cần thu

Các chỉ tiêu nông học:

+ Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây ( Trần Thị Ngọc Đồng, 2010)

+ 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi

+ Tổng số nhánh/cây + 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi + Số nhánh mang trái /cây + 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi

+ Chiều dài trái (cm)

+ 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi (thu ngẫu nhiên 10 quả/cây, đo lấy giá trị trung bình (Trần Thị Ngọc Đồng, 2010)). + Mật độ cây/m2 + 1 số liệu/lô x 20 lô = 20 số liệu

Năng suất và năng suất thành phần:

+ Số hạt/trái

+ 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi (lấy số hạt trung bình của 10 trái/cây đã đo chiều dài (Trần Thị Ngọc Đồng, 2010)).

27

+ Tổng số trái/cây

+ 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi

+ Trọng lượng hạt chắc/5 cây/m2 + 1 mẫu/lô x 20 lô = 20 mẫu theo dõi

+ Xác định trọng lượng 100 hạt

(đo độ ẩm và cân trọng lượng 100 hạt, sau đó tính lại trọng lượng 100 hạt ở ẩm độ chuẩn 12%)

+ 1 mẫu/lô x 20 lô = 20 mẫu theo dõi

+ Năng suất lí thuyết (kg)

[(Trọng lượng hạt chắc của 5 cây/m2 x mật độ cây/m2) ]/5x 20 lô = 20 mẫu theo dõi

+ Năng suất thực tế (kg) Toàn bộ năng suất thực tế thu được ở một nghiệm thức tính trên một mét vuông

3.3.6 Phƣơng pháp thu và phân tích mẫu

Các chỉ tiêu về thông số tăng trưởng cây đậu xanh ở thời điểm ra hoa sẽ được theo dõi, đo đếm tại ruộng:

+ Chiều cao cây (cm): đo bằng thước dây, ghi nhận số liệu vào sổ tay ghi chép.

+ Tổng số nhánh của cây + Số nhánh mang trái của cây +Số lượng trái đậu trên một cây + Mật độ cây/m2

Các chỉ tiêu về hạt đậu xanh sẽ được theo dõi và phân tích ở cuối vụ. Mẫu được thu và đem về phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền Giống Nông nghiệp – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ với các thông số sau:

+ Trọng lượng 100 hạt (g):

Phơi mẫu: đậu sau khi thu hoạch, thu tất cả số hạt chắc trên một mét vuông của mỗi nghiệm thức, phơi mẫu dưới ánh nắng mặt trời (tất cả các mẫu được phơi

28

cùng một thời điểm và cùng số giờ phơi). Mẫu sau khi phơi cho vào bọc nilon hàn kín.

Đếm mẫu: đếm ngẫu nhiên mỗi mẫu 100 hạt và làm 3 lặp lai. Mẫu sau khi đếm cho được cho vào bọc nilon hàn kín sau đó đem đi cân và đo độ ẩm.

+ Cân mẫu và đo độ ẩm:

Trọng lượng của 100 hạt được cân bằng cân điện tử với độ chính xác ở hai chữ số thập phân. Cân ba lần lặp lại, lấy kết quả trung bình. Độ ẩm được đo bằng máy chuyên dụng. Mẫu sau khi cân tiến hành đo độ ẩm ngay. Quá trình này được thực hiện tại phòng thí nghiệm Di truyền nông nghiệp bộ môn Di truyền giống Nông nghiệp – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ. Tiến hành ba lặp lại và lấy kết quả trung bình.

3.4 Phƣơng pháp xử lí số liệu

- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán số liệu và vẽ biểu đồ

- Phân tích phương sai để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh trung bình giữa các nghiệm thức bằng phương pháp kiểm định Tukey HSD ở mức ý nghĩa 5%, so sánh hai trung bình trong cùng một nghiệm thức ở hai vụ bằng phương pháp kiểm định T – test ở mức ý nghĩa 5% bằng phần mềm Statgraphics Centurion XV.

29

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát:

Đất ở khu vực bố trí nghiệm là đất chuyên để trồng cây hoa màu, địa hình cao hơn các khu đất xung quanh. Bề mặt tương đối bằng phẳng, đất xốp, khá màu mỡ, có nhiều thành phần rơm rạ và tro trấu. Trước khi tiến hành chia các lô nghiệm thức thì tiến hành vệ sinh, dọn cỏ, xới xáo bề mặt giữ cho bề mặt được bằng phẳng nhằm hạn chế ứ đọng khi tưới nước và giúp thoát nước tốt vào mùa mưa. Vụ Đông Xuân kéo dài từ 01/2013 đến tháng 03/2013 là thời điểm đầu mùa khô, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Bốc thoát hơi nước bề mặt rất cao. Tuy nhiên do được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết nên cây đậu sinh trưởng và phát triển tốt. Tình hình sâu bệnh được kiểm soát tốt do đó không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây đậu. Nhìn chung vụ Đông Xuân gặp nhiều điều kiện thuận lợi cho cây đậu sinh trưởng và phát triển tốt. Bước sang vụ Hè Thu kéo dài từ tháng 04/2013 đến tháng 06/2013 là thời điểm đầu mùa mưa, mưa nhiều, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Xuất hiện một số loại bệnh ở các lô nghiệm thức như: bệnh héo cây con, bệnh khảm, sâu đục trái, bệnh đốm lá,…Bên cạnh đó là sự xuất hiện của cỏ dại đã cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây đậu xanh. Đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và trực tiếp làm suy giảm năng suất ở vụ đậu này.

4.2 Các chỉ tiêu nông học

Đặc tính nông học của cây đậu xanh thay đổi nhiều bởi điều kiện môi trường và kĩ thuật canh tác. Các chỉ tiêu nông học theo dõi bao gồm: chiều cao cây (cm), tổng số nhánh/cây, số nhánh mang trái/cây, chiều dài trái (cm) và mật độ (cây/m2).

4.2.1 Chiều cao cây (cm)

Chiều cao cây liên quan đến đặc tính di truyền của giống, chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố môi trường và kĩ thuật canh tác (Trần Thị Ngọc Đồng,

30

2010). Chiều cao cây không là tiềm năng năng suất nhưng lại có tương quan thuận với năng suất và trọng lượng 1000 hạt (AVRDC, 1992). Cũng theo kết quả nghiên cứu của AVRDC (1998) chiều cao cây tương quan thuận với số cây trên đơn vị diện tích, tương quan nghịch với chiều dài trái.

Trong nghiên cứu này, chiều cao cây đậu xanh được đo ở thời điểm thu hoạch. Ở vụ Đông Xuân, chiều cao cây là tương đương nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05; Hình 4.1). Ở vụ Hè Thu, chiều cao cây ở NT1 (bón theo kinh nghiệm nông dân) là thấp hơn NT2 và NT3 (bón phân xỉ thép) (p<0,05). Tuy nhiên lại tương đương với các nghiệm thức còn lại. Chiều cao cây ở NT2 và NT3 tương đương nhau và tương đương với NT4 (Hình 4.1).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chiều cao cây vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân ở NT2 (p<0,05), thấp hơn ở NT1 (p<0,001) và tương đương nhau ở các nghiệm thức còn lại (Hình 4.1).

Hình 4.1 Chiều cao cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu

(trung bình, n = 20)

a, b thể hiện sự k hác nhau ở mức ý nghĩa 5% (Turk ey HSD test) giữa các nghiệm thức trong cùng một vụ. X, Y thể hiện sự k hác nhau ở mức ý nghĩa 5% (T- test) trong cùng một nghiệm thức giữa hai vụ.

Phân xỉ thép giàu canxi (chiếm 44,3% CaO) nhưng không giúp tăng chiều cao cây đậu xanh bởi vì đạm mới là yếu tố chính của sự tăng trưởng và cho năng suất cao (Trần Thị Ngọc Đồng, 2010). Tuy nhiên, ảnh hưởng của yếu tố đạm là không đáng kể. Vì kết quả phân tích đất cho thấy hàm lượng đạm trong đất là

X Y bY aX a ab ab 0 10 20 30 40 50 60 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 C hi ều c ao c ây ( cm ) Nghiệm thức Vụ ĐX Vụ HT

32

giống nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05) (theo kết quả phân tích hóa đất của Trần Thế Việt, số liệu chưa công bố). Nhìn chung, việc bón bổ sung phân xỉ thép không mang lại ảnh hưởng tích cực nào trong việc thúc đẩy gia tăng chiều cao cây đậu xanh.

4.2.2 Tổng số nhánh trên cây và số chồi mang trái

Tổng số nhánh trên cây không khác nhau giữa các nghiệm thức ở cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu (p>0,05; Hình 4.2). Tuy nhiên trong cùng một nghiệm thức chỉ tiêu này lại có chiều hướng giảm ở vụ Hè Thu so với vụ Đông Xuân ở tất cả các nghiệm thức (p<0,05; Hình 4.2).

Hình 4.2 Tổng số nhánh trên cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu

(trung bình , n = 20)

X, Y thể hiện sự k hác nhau ở mức ý nghĩa 5% (T- test) trong cùng một nghiệm thức giữa hai vụ.

Số chồi mang trái trên cây là một chỉ tiêu khá quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng phân xỉ thép đã không mang lại ảnh hưởng nào đáng kể trong việc làm tăng số lượng chồi mang trái ở NT2 và NT3 (p>0,05; Hình 4.3).

Sự giảm sút chỉ tiêu tổng số nhánh cũng như số chồi mang trái ở vụ Hè Thu so với vụ Đông Xuân là do nhiều nguyên nhân trong đó yếu tố ngoại cảnh đóng vai trò chính. Bởi vì vụ Hè Thu mưa nhiều, ẩm độ cao, nhiệt độ thấp là điều kiện tốt cho bệnh héo cây con, bệnh đốm lá phát triển (Trần Thị Ngọc Đồng, 2010).

X X X X X Y Y Y Y Y 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 T ổn g số nh án h/ cây Nghiệm thức Vụ ĐX Vụ HT

33

Đồng thời theo ghi nhận thực tế cỏ dại xuất hiện nhiều ở vụ Hè Thu. Theo Trần Xuân Giang (2012) thì cỏ dại cạnh tranh ánh sáng và lấy đi một lượng đáng kể chất dinh dưỡng trong đất. Ngoài ra, cỏ còn là nơi trú ẩn của những loại sâu bệnh gây hại cho đậu xanh làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhánh. Thực tế ngoài đồng hoàn toàn phù hợp với nhận định này khi mà ở vụ Hè Thu số lượng cây đậu xanh bị bệnh đốm lá và sâu đục trái là khá nhiều bên cạnh bị ngã đổ do mưa dầm. Bên cạnh đó việc giảm sút tổng số nhánh ở vụ Hè Thu đã kéo theo việc suy giảm số chồi mang trái ở vụ này trong cùng một nghiệm thức.

Hình 4.3 Số chồi mang trái trên cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu

(trung bình, n = 20)

X, Y thể hiện sự k hác nhau ở mức ý nghĩa 5% (T- test) trong cùng một nghiệm thức giữa hai vụ

Kết quả nghiên cứu ở vụ Đông Xuân cũng cho thấy giữa tổng số nhánh và số chồi mang trái có mối tương quan thuận với nhau. Hay nói cách khác số nhánh càng nhiều thì số chồi mang trái càng nhiều (Hình 4.4). Tuy nhiên ở vụ Hè Thu kết quả không ghi nhận được mối tương quan giữa hai yếu tố trên do sự biến động quá lớn ở vụ đậu này.

X X X X X Y Y Y Y Y 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 S ố c hồi m an g tr ái /c ây Nghiệm thức Vụ ĐX Vụ HT

34

Hình 4.4 Mối tương quan giữa tổng số nhánh và số chồi mang trái ở vụ Đông Xuân

(n = 100)

4.2.3 Chiều dài trái

Chiều dài trái (cm) quyết định số hạt trên trái. Trái càng dài hạt càng nhiều. Chiều dài trái là thành phần quan trọng ảnh hưởng đến năng suất (Trần Thị Ngọc Đồng, 2010). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng chiều dài trái là giống nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05) ở cả hai vụ. Đồng thời không có sự biến động nào đáng kể giữa hai vụ khi so sánh trong cùng một nghiệm thức (p>0,05; Hình 4.5).

Chiều dài trái là một tính trạng khá ổn định và phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu đều sử dụng chung một giống đậu xanh Trang Nông nên từ kết quả nghiên cứu của thí nghiệm cho thấy rằng phân xỉ thép chứa nhiều canxi đã không giúp cải thiện chiều dài trái đậu.

Chiều dài trái trung bình ở vụ Đông Xuân dao động trong khoảng 7,8 – 8,9 cm, ở vụ Hè Thu là 8,5 – 9,1 cm, kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận đinh của DAFFRSA (Department of Agriculture, Forestry and Fisheries Repuplic of South Africa)(2010) khi nhận định rằng chiều dài trái đậu dao động từ 7,5 – 10 cm tùy thuộc vào giống.

Nhìn chung, bón việc bổ sung phân xỉ thép đã không mang lại ảnh hưởng tích cực nào trong việc thúc đẩy gia tăng chiều dài trái đậu.

y = 0,7765x + 1,9584 R² = 0,6529 0 5 10 15 20 25 0 5 10 15 20 T ổn g số nh án h

35

Hình 4.5 Chiều dài trái của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu

(trung bình, n = 20)

4.2.4 Mật độ cây

Chỉ tiêu mật độ cây (cây/m2) là ổn định nhất trong tất cả các chỉ tiêu nông học. Chỉ tiêu này có ảnh hưởng đến trực tiếp đến chiều cao cây, số nhánh…Kết quả thí nghiệm cho thấy mật độ cây là như nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05) ở cả hai vụ.

Hình 4.6 Mật độ cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu

(trung bình, n = 4)

Bên cạnh đó kết quả thí nghiệm cũng ghi nhận rằng không có sự khác nhau nào giữa hai vụ khi so sánh trong cùng một nghiệm thức (p>0,05; Hình 4.6). Chỉ

7 7.5 8 8.5 9 9.5 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 C hi ều d ài t rái ( cm ) Nghiệm thức Vụ ĐX Vụ HT 0 5 10 15 20 25 30 35 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 M ật đ (c ây /m 2) Nghiệm thức Vụ ĐX Vụ HT

36

tiêu mật độ cây không có biến động nào đáng kể là do việc tỉa đậu theo hàng và có tỉa thưa, mỗi hố chỉ chừa lại hai hoặc ba cây (theo tập quán canh tác của chủ hộ).

4.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 4.3.1 Tổng số trái trên cây 4.3.1 Tổng số trái trên cây

Tổng số trái trên cây là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới năng suất đậu xanh, chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố môi trường và biện pháp canh tác. Số trái trên cây và năng suất tương quan rất chặt, là tiêu chuẩn chọn lọc để đạt năng suất cao (AVRDC, 1984).

Tổng số trái trên cây là giống nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05) ở cả hai vụ (Hình 4.7). Tuy nhiên, khi so sánh chỉ tiêu này trong cùng một nghiệm thức giữa hai vụ với nhau thì kết quả nghiên cứu lại cho thấy rằng có sự khác nhau. Tổng số trái trên cây của NT1, NT2 và NT3 có xu hướng tăng ở vụ Hè Thu

(p<0,05) trong khi NT4 và NT5 thì giảm (p<0,05)(Hình 4.7).

Hình 4.7 Tổng số trái trên cây của các nghiệm thức giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu

(trung bình , n = 20)

X, Y thể hiện sự k hác nhau ở mức ý nghĩa 5% (T- test) trong cùng một nghiệm thức giữa hai vụ.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy phân xỉ thép đã không mang lại hiệu quả tích cực nào trong việc làm tăng số trái đậu trên cây. Hay nói khác đi, số trái trên cây giữa nghiệm thức đối chứng (NT4) với nghiệm thức bón bổ sung phân xỉ thép (NT2 và NT3) là tương tự như nhau.

X X X Y Y Y Y Y X X 0 5 10 15 20 25 NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 S ố t i/c ây Nghiệm thức Vụ ĐX Vụ HT

37

4.3.2 Số hạt trên trái

Ở vụ Đông Xuân, NT1 có số hạt trên trái cao hơn NT2 và NT4 (p<0,01),

tuy nhiên lại tương đồng với các nghiệm thức còn lại (Hình 4.8). So sánh giữa nghiệm thức đối chứng (NT4) với nghiệm thức bón bổ sung phân xỉ thép (NT2 và NT3) đều cho kết quả số hạt trên trái là giống nhau (p>0,05; Hình 4.8).

So với vụ Đông Xuân thì ở vụ Hè Thu số hạt trên trái có xu hướng tăng ở

NT2 (p<0,01; Hình 4.8) các nghiệm thức còn lại gần như ổn định. Nhìn một cách

tổng quát, hầu như số hạt trên trái giữa hai vụ không có biến động nào đáng kể và được giữ ổn định. Chỉ có một trường hợp cá biệt xảy ra ở NT2. Số hạt trên trái thì phụ thuộc vào chiều dài trái. Như đã trình bày ở phần trước thì chiều dài trái tương đồng nhau giữa hai vụ nên kéo theo số hạt trên trái cũng không có biến động nào đáng kể. Từ những kết quả trên cho thấy phân xỉ thép hầu như không

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh vigna radiata (l) r. wilczek ở hai vụ đông xuân và hè thu tại mỹ khánh, tp long xuyên tỉnh an giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)