Một số chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm hình thái nông học và năng suất

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh vigna radiata (l) r. wilczek ở hai vụ đông xuân và hè thu tại mỹ khánh, tp long xuyên tỉnh an giang (Trang 29)

2.6.1 Chiều cao cây

Theo J.M. Jobe và J.M. Poeblman (1972) muốn có năng suất cao, đậu xanh cần có chiều cao tương đối khá. Chiều cao là một thành phần kích thước của cây, để đạt năng suất cao, cây cần đủ kích thước để tạo hoa và nuôi hạt.

Chiều cao cây lúc trổ có tương quan thuận với năng suất theo Lâm Văn Hòa (1984; Nguyễn Bá Phú (1986); Hồ Thành Nhân (1996).

Theo AVRDC (Trung tâm nghiên cứu rau quả Châu Á) (1992) chiều cao cây không là tiềm năng suất nhưng lại có tương quan thuận với năng suất và trọng lượng 1000 hạt.

2.6.2 Số trái trên cây

Đối với đậu xanh số trái trên cây và năng suất có tương quan rất chặt. Qua đó họ có thể dùng số trái trên cây như là một chỉ tiêu chọn lọc để đạt được năng suất cao (AVRDC, 1984).

19

Theo nghiên cứu của AVRDC (1980) (được trích dẫn bởi Trần Xuân Giang, 2012) thì trong mùa hè số trái trên cây tương quan thuận chặt chẽ với năng suất. Ở các vụ khác đều có kết quả biến động nhiều.

Một số nghiên cứu tại trường Đại Học Cần Thơ cũng cho thấy rằng số trái trên cây và năng suất có tương quan thuận với nhau (Lâm Văn Hòa, 1984; Nguyễn Thị Xuân Loan, 1985; Đặng Hứa Thành, 1986; Nguyễn Bá Phú, 1986; Nguyễn Thị Mỹ Phụng, 1990). Tuy nhiên một số thí nghiệm khác lại thấy rằng giữa số trái trên cây và năng suất không có tương quan với nhau (Danh Phương, 1989; Hồ Thành Nhân, 1995).

2.6.3 Chiều dài trái

Đối với đậu xanh chiều dài trái càng dài thì số hạt trên trái càng nhiều (Nguyễn Bá Phú, 1986 và Lâm Văn Hòa, 1984).

Theo kết quả của AVRDC (1998), Huỳnh Hữu Phước (1987) thì chiều dài trái còn tương quan thuận với năng suất.

2.6.4 Trọng lƣợng 1000 hạt

Đối với đậu xanh trọng lượng 1000 hạt được xem là tính trạng khá ổn định qua các vụ (Vũ Tuyên Hoàng, Đào Quang Vinh, 1984).

Theo kết quả thí nghiệm của AVRDC (1992) thì trọng lượng 1000 hạt có sự tác động trực tiếp cao đến năng suất.

Theo Lâm Văn Hòa (1984) thì trọng lượng 1000 hạt không tương quan với năng suất, trọng lượng 1000 hạt cao nhưng số trái trên cây ít thì năng suất cũng thấp (Nguyễn Thị Mỹ Phụng, 1990; Đặng Hứa Thành, 1986; Hồ Thành Nhân, 1995).

2.6.5 Năng suất

Theo Vũ Tuyên Hoàng và Đào Quang Vinh (1984) thì năng suất là sự phối hợp phức tạp của nhiều tính trạng và đặc tính kinh tế, sinh học của câu trồng do đó nó biến động rất nhiều theo điều kiện trồng trọt nhưng giữa năng suất hạt với các tính trạng hình thái các yếu tố cấu thành năng suất có liên hệ tương quan với nhau. Do đó để đạt năng suất cao cần có sự kết hợp hài hòa của nhiều yếu tố.

2.6.6 Sâu bệnh

Dòi đục thân (Ophimyia phaseoli): thường xuất hiện khi cây còn non khoảng 10 – 12 ngày sau khi gieo. Sâu đục trái (Etiella zinckenella): xuất hiện

20

khoảng 30 – 40 ngày sau khi gieo vào thời kì tăng trưởng chậm đến hết thời kỳ tạo trái và hột. Sâu xanh (Spodoptera exigua): xuất hiện suốt chu kỳ sinh trưởng của cây.

Bệnh khảm (cực vi khuẩn SMV): xuất hiện khoảng 30 – 70 ngày sau khi gieo có thể nó xuất hiện từ giai đoạn tăng trưởng chậm đến cuối giai đoạn tạo trái và hột. Bệnh đốm lá (Cercospora canescens) và bệnh rỉ (Uromyces appendicuslatus): xuất hiện khoảng 50 – 60 ngày sau khi gieo vào giai đoạn phát triển của trái và hột.

21

CHƢƠNG 3

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2013

- Thí nghiệm được bố trí và thực hiện tại đất của nông hộ Bà Đào Thị Nốt, xã Mỹ Khánh, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

3.2 Phƣơng tiện và vật liệu nghiên cứu

- Đối tượng áp dụng: đậu xanh Vigna Radiata (L.) R. Wilczek, sử dụng giống của Công ty giống cây trồng - Công ty TNHH TM Trang Nông.

- Loại phân bón áp dụng cho các nghiệm thức: phân bón vô cơ dạng đơn bao gồm phân đạm (Urê), phân kali (KCl), phân DAP, phân super lân (P2O5), vôi (CaCO3), và phân xỉ thép. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất trồng đậu

- Cuốc, giá: dùng để làm đất. Dao, búa, kéo, cọc cắm, dây chỉ, thước dây: dùng để chia lô nghiệm thức. Bọc ni lông: để đựng mẫu, các bảng nghiệm thức, máy ảnh, viết, bút lông, cân đông hồ, sổ tay ghi chép…

- Cân đo trọng lượng của 100 hạt: model QT – 200, Adam Equipment, do Úc sản xuất. Máy đo độ ẩm: sử dụng máy đo độ ẩm chuyên dụng “Grain Moisture Tester Riceter f series” do Đài Loan sản xuất.

3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1 Bố trí thí nghiệm

Sau khi thu mẫu đất đầu vụ, làm sạch cỏ, tạo mặt bằng tốt cho việc bố trí thí nghiệm, tiến hành chia lô và cắm bảng nghiệm thức. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Diện tích cần thiết cho khu vực bố trí thí nghiệm: 30 m2/lô x 4 lần lặp lại x 5 công thức phân bón = 600 m2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở Hình 3.1

Mỗi một nghiệm thức chọn ra 5 cây ngẫu nhiên ở một khung ngẫu nhiên có diện tích 1m2 để tiến hành theo dõi các thông số tăng trưởng của đậu xanh ở thời điểm ra hoa và yếu tố cấu thành năng suất ở thời điểm thu hoạch đậu.

22 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí các nghiệm thức LL 4 LL 3 Đƣ ờn g v ào ới c NT 1 1 NT 3 NT 4 NT 2 NT 5 NT 2 NT 4 NT 5 NT 1 NT 3 Kênh dẫn nƣớc LL 1 LL 2 Đƣ ờn g v ào ới c NT 4 NT 5 NT 1 NT 2 NT 3 NT 1 NT 2 NT 4 NT 3 NT 5 Lặp lại 1 Lặp lại 1

23

3.3.2 Công thức phân bón cho 5 nghiệm thức

Phân vô cơ dạng đơn bao gồm: phân đạm (Urê), phân kali (K2O), phân super lân (P2O5), phân DAP (Diammonium phosphate (18% N + 46% P2O5); Urê: CO(NH2)2 (46%N); KCl (60% K2O)là loại phân bón chính và vôi (CaCO3).

Phân xỉ thép: dùng để bón bổ sung.

Bảng 3.1 Công thức phân bón áp dụng cho 5 nghiệm thức ở hai vụ đậu Nghiệm thức Công thức phân bón

Nghiệm thức 1 FE Nghiệm thức 2 RD + F Nghiệm thức 3 RD + 2F Nghiệm thức 4 RD Nghiệm thức 5 RD + CaCO3 Ghi chú:

FE: bón phân theo k inh nghiệm của người nông dân

RD: Qui trình kĩ thuật bón phân vô cơ dạng phân đơn (áp dụng theo khuyến cáo của Trung tâm NCNN Hưng Lộc).

F: lượng phân xỉ thép bổ sung thêm (áp dụng theo hướng dẫn của Dự án Sumitomo) Nghiệm thức 4 chỉ bón phân vô cơ là nghiệm thức đối chứng.

Nghiệm thức 2, 3 bón phân vô cơ k ết hợp bón bổ sung phân xỉ thép.

Nghiệm thức 5 bón phân vô cơ k ết hợp bổ sung thêm vôi (CaCO3).

3.3.3 Liều lƣợng phân bón cho 5 nghiệm thức

Giai đoạn bón lót:

Tính toán lượng phân cần bón:

Nghiệm thức 1: người nông dân tự tính toán lượng phân dựa trên kinh nghiệm của mình.

Nghiệm thức 2, 3, 4, 5: tính toán liều lượng theo đúng với qui trình kĩ thuật của trung tâm NCNN Hưng Lộc và hướng dẫn của Dự án Sumitomo.

Tiến hành bón lót:

Lặp lại 1 Lặp lại 1

24

Bón lót ở tất cả các nghiệm thức.

Bảng 3.2 Liều lượng phân bón lót cho 5 nghiệm thức

DAP: Diammonium phosphate (18% N + 46% P2O5); Urê: CO(NH2)2 (46%N); KCl (60% K2O)

Giai đoạn bón thúc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính toán lượng phân cần bón:

Nghiệm thức 1: người nông dân tự tính toán liều lượng cho phù hợp dựa trên kinh nghiệm của bản thân.

Nghiệm thức 2, 3, 4, 5: tính toán liều lượng theo đúng với qui trình kĩ thuật của trung tâm NCNN Hưng Lộc tiến hành cân chính xác theo lượng đã tính toán. Sử dụng cân điện tử với độ chính xác ba chữ số thập phân tại phòng thí nghiệm Độc học – Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên

Tiến hành bón thúc:

Giai đoạn bón thúc sẽ chia làm 2 lần bón. Các nghiệm thức 2, 3, 4, 5 bón thúc cùng một thời điểm. Riêng nghiệm thức 1 do bón phân theo kinh nghiệm của người nông dân nên thời điểm tiến hành bón thúc sẽ không giống với thời điểm bón thúc ở các nghiệm thức còn lại (có thể sớm hơn hoặc muộn hơn) tùy thuộc vào kinh nghiệm và nhận định của người nông dân.

Nghiệm thức Liều lƣợng phân bón (kg/ha)

DAP Urê KCl Super lân CaCO3 Phân xỉ thép NT1 83,3 83,3

NT2 277 6300

NT3 277 12600

NT4 277

25

Bảng 3.3 Liều lượng phân bón thúc cho 5 nghiệm thức

Hàm lượng dinh dưỡng (kg/ha) của từng loại phân bón áp dụng cho 5

nghiệm thức trong một vụ đậu được trình bày ở Bảng 3.4

Bảng 3.4 Hàm lượng dinh dưỡng của phân bón áp dụng cho 5 nghiệm thức

Nghiệm thức Hàm lƣợng dinh dƣỡng (kg/ha)

N P2O5 K2O Xỉ thép CaCO3 1 160 115 0 2 30 50 50 6300 3 30 50 50 12600 4 30 50 50 5 30 50 50 500

3.3.4 Thời điểm bón phân và cách bón phân cho 5 nghiệm thức

Bón lót:

Nghiệm thức Liều lƣợng phân bón (kg/ha)

Lần I Lần II

DAP Urê KCl DAP Urê KCl

1 166,7 166,7 166,7 166,7

2 32,5 41,5 32,5 41,5

3 32,5 41,5 32,5 41,5

4 32,5 41,5 32,5 41,5

26

Làm đất xong, 3 ngày trước khi tỉa đậu tiến hành bón lót. Đối với các nghiệm thức bón lót tiến hành bón trực tiếp trên đất. Sau đó tưới một lượng nước vừa đủ để giữ ẩm và giúp phân ngấm vào đất. Đối với nghiệm thức 1 bón DAP và Urê tiến hành hòa vào nước tưới lên đất.

Bón thúc:

Lần 1: tiến hành bón thúc đồng thời các nghiệm thức tất cả các nghiệm thức khi cây có 2 – 3 lá thật. Cách bón: phân hòa vào nước và tưới vào gốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lần 2: tiến hành bón thúc lần 2 ở các nghiệm thức 2, 3, 4, 5 khi cây bắt đầu ra hoa. Riêng nghiệm thức 1 tùy thuộc vào kinh nghiệm của người nông dân mà thời gian bón sẽ khác với các nghiệm thức còn lại. Cách bón: phân hòa vào nước và tưới vào gốc.

3.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi

Bảng 3.5 Chỉ tiêu nông học, năng suất và năng suất thành phần

Chỉ tiêu theo dõi Số mẫu cần thu

Các chỉ tiêu nông học:

+ Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây ( Trần Thị Ngọc Đồng, 2010)

+ 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi

+ Tổng số nhánh/cây + 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi + Số nhánh mang trái /cây + 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi

+ Chiều dài trái (cm)

+ 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi (thu ngẫu nhiên 10 quả/cây, đo lấy giá trị trung bình (Trần Thị Ngọc Đồng, 2010)). + Mật độ cây/m2 + 1 số liệu/lô x 20 lô = 20 số liệu

Năng suất và năng suất thành phần:

+ Số hạt/trái

+ 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi (lấy số hạt trung bình của 10 trái/cây đã đo chiều dài (Trần Thị Ngọc Đồng, 2010)).

27

+ Tổng số trái/cây

+ 5 cây/lô x 20 lô = 100 mẫu theo dõi

+ Trọng lượng hạt chắc/5 cây/m2 + 1 mẫu/lô x 20 lô = 20 mẫu theo dõi

+ Xác định trọng lượng 100 hạt

(đo độ ẩm và cân trọng lượng 100 hạt, sau đó tính lại trọng lượng 100 hạt ở ẩm độ chuẩn 12%)

+ 1 mẫu/lô x 20 lô = 20 mẫu theo dõi

+ Năng suất lí thuyết (kg)

[(Trọng lượng hạt chắc của 5 cây/m2 x mật độ cây/m2) ]/5x 20 lô = 20 mẫu theo dõi

+ Năng suất thực tế (kg) Toàn bộ năng suất thực tế thu được ở một nghiệm thức tính trên một mét vuông

3.3.6 Phƣơng pháp thu và phân tích mẫu

Các chỉ tiêu về thông số tăng trưởng cây đậu xanh ở thời điểm ra hoa sẽ được theo dõi, đo đếm tại ruộng:

+ Chiều cao cây (cm): đo bằng thước dây, ghi nhận số liệu vào sổ tay ghi chép.

+ Tổng số nhánh của cây + Số nhánh mang trái của cây +Số lượng trái đậu trên một cây + Mật độ cây/m2

Các chỉ tiêu về hạt đậu xanh sẽ được theo dõi và phân tích ở cuối vụ. Mẫu được thu và đem về phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền Giống Nông nghiệp – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ với các thông số sau:

+ Trọng lượng 100 hạt (g):

Phơi mẫu: đậu sau khi thu hoạch, thu tất cả số hạt chắc trên một mét vuông của mỗi nghiệm thức, phơi mẫu dưới ánh nắng mặt trời (tất cả các mẫu được phơi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28

cùng một thời điểm và cùng số giờ phơi). Mẫu sau khi phơi cho vào bọc nilon hàn kín.

Đếm mẫu: đếm ngẫu nhiên mỗi mẫu 100 hạt và làm 3 lặp lai. Mẫu sau khi đếm cho được cho vào bọc nilon hàn kín sau đó đem đi cân và đo độ ẩm.

+ Cân mẫu và đo độ ẩm:

Trọng lượng của 100 hạt được cân bằng cân điện tử với độ chính xác ở hai chữ số thập phân. Cân ba lần lặp lại, lấy kết quả trung bình. Độ ẩm được đo bằng máy chuyên dụng. Mẫu sau khi cân tiến hành đo độ ẩm ngay. Quá trình này được thực hiện tại phòng thí nghiệm Di truyền nông nghiệp bộ môn Di truyền giống Nông nghiệp – Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - Trường Đại học Cần Thơ. Tiến hành ba lặp lại và lấy kết quả trung bình.

3.4 Phƣơng pháp xử lí số liệu

- Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán số liệu và vẽ biểu đồ

- Phân tích phương sai để tìm sự khác biệt giữa các nghiệm thức, so sánh trung bình giữa các nghiệm thức bằng phương pháp kiểm định Tukey HSD ở mức ý nghĩa 5%, so sánh hai trung bình trong cùng một nghiệm thức ở hai vụ bằng phương pháp kiểm định T – test ở mức ý nghĩa 5% bằng phần mềm Statgraphics Centurion XV.

29

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ - THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát:

Đất ở khu vực bố trí nghiệm là đất chuyên để trồng cây hoa màu, địa hình cao hơn các khu đất xung quanh. Bề mặt tương đối bằng phẳng, đất xốp, khá màu mỡ, có nhiều thành phần rơm rạ và tro trấu. Trước khi tiến hành chia các lô nghiệm thức thì tiến hành vệ sinh, dọn cỏ, xới xáo bề mặt giữ cho bề mặt được bằng phẳng nhằm hạn chế ứ đọng khi tưới nước và giúp thoát nước tốt vào mùa mưa. Vụ Đông Xuân kéo dài từ 01/2013 đến tháng 03/2013 là thời điểm đầu mùa khô, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Bốc thoát hơi nước bề mặt rất cao. Tuy nhiên do được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết nên cây đậu sinh trưởng và phát triển tốt. Tình hình sâu bệnh được kiểm soát tốt do đó không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của cây đậu. Nhìn chung vụ Đông Xuân gặp nhiều điều kiện thuận lợi cho cây đậu sinh trưởng và phát triển tốt. Bước sang vụ Hè Thu kéo dài từ tháng 04/2013 đến tháng 06/2013 là thời điểm đầu mùa mưa, mưa nhiều, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Xuất hiện một số loại bệnh ở các lô nghiệm thức như: bệnh héo cây con, bệnh khảm, sâu đục trái, bệnh đốm lá,…Bên cạnh đó là sự xuất hiện của cỏ dại đã cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cây đậu xanh. Đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và trực tiếp làm suy giảm năng suất ở vụ đậu này.

4.2 Các chỉ tiêu nông học

Đặc tính nông học của cây đậu xanh thay đổi nhiều bởi điều kiện môi trường và kĩ thuật canh tác. Các chỉ tiêu nông học theo dõi bao gồm: chiều cao cây (cm), tổng số nhánh/cây, số nhánh mang trái/cây, chiều dài trái (cm) và mật độ (cây/m2).

4.2.1 Chiều cao cây (cm)

Chiều cao cây liên quan đến đặc tính di truyền của giống, chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố môi trường và kĩ thuật canh tác (Trần Thị Ngọc Đồng,

30

2010). Chiều cao cây không là tiềm năng năng suất nhưng lại có tương quan thuận với năng suất và trọng lượng 1000 hạt (AVRDC, 1992). Cũng theo kết quả nghiên cứu của AVRDC (1998) chiều cao cây tương quan thuận với số cây trên đơn vị diện tích, tương quan nghịch với chiều dài trái.

Trong nghiên cứu này, chiều cao cây đậu xanh được đo ở thời điểm thu hoạch. Ở vụ Đông Xuân, chiều cao cây là tương đương nhau giữa các nghiệm thức (p>0,05; Hình 4.1). Ở vụ Hè Thu, chiều cao cây ở NT1 (bón theo kinh

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh vigna radiata (l) r. wilczek ở hai vụ đông xuân và hè thu tại mỹ khánh, tp long xuyên tỉnh an giang (Trang 29)