Chuẩn bị đất và gieo hạt

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh vigna radiata (l) r. wilczek ở hai vụ đông xuân và hè thu tại mỹ khánh, tp long xuyên tỉnh an giang (Trang 28)

Việc chuẩn bị đất tùy thuộc vào thành phần của đất mà có các yêu cầu khác nhau, vì vậy cây đậu xanh ngoài rễ cọc còn có rất nhiều rễ chùm, có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Đất nhiều cát: không cần cày xới, chỉ cần diệt cỏ, sau đó có thể tiến hành gieo hạt ngay.

Đất thịt: đất cần được cuốc hoặc xới theo hàng trước khi gieo hạt. Cần diệt sạch cỏ giữa các hàng xới (nếu có).

Đất sét nặng: cày cho đất tơi xốp nhưng không quá nhuyễn làm đất dễ bị đóng váng khi tưới.

Việc chuẩn bị đất gồm hai công đoạn cơ bản : cày vỡ đất và làm lại đất trước khi gieo.

Lượng hạt giống cần khoảng 3 - 4 kg/1000m2

. Hạt cần độ nảy mầm trên 85%, đồng nhất về màu sắc, độ ẩm không quá 10%, không sâu bệnh. Nên sử dụng giống của các công ti cung cấp hạt giống uy tín. Đối với các giống mới trên nền đất tốt, mật độ 25 - 30 cây/m2. Đối với giống địa phương hay giống mới trên nền đất ít thâm canh mật độ dày hơn, khoảng 30 - 35 cây/m2

. Hạt được gieo trên luống hay trên mặt ruộng. Nên gieo hạt theo lối rạch hàng sâu khoảng 5cm hoặc dùng chày tỉa có khía cạnh để gieo hốc. Phương pháp sạ ít tốn công, nhưng cho

18

năng suất kém vì khó chăm sóc. Hạt sau khi gieo có thể phủ rơm để giúp đất giữ ẩm, ít bị cỏ dại, bớt hiện tượng xì phèn nên cây đậu mọc tốt hơn. Đậu gieo theo hàng với khoảng cách hàng cái 40 - 50cm, hàng con cách nhau 15 - 20cm, mỗi hốc để 2 cây (mật độ 20 - 30 cây/m2 là tốt nhất). Trồng quá dày làm cây dễ bị sâu bệnh và đỗ ngã.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất cây đậu xanh vigna radiata (l) r. wilczek ở hai vụ đông xuân và hè thu tại mỹ khánh, tp long xuyên tỉnh an giang (Trang 28)