Dung trọng

Một phần của tài liệu đặc tính lý hóa đất của mô hình luân canh lúa màu tại hai xã thới tân thới lai ô môn và vị đông vị thủy hậu giang (Trang 39)

Dung trọng của đất là một đặc tính quan trọng để đánh giá độ phì vật lý như tình trạng nén dẽ, độ xốp chiều sâu tầng đất mà rễ có thể phát triển, … và hóa học đất như ước lượng hàm lượng tương đối chất hữu cơ, điều kiện đất có được thoáng khí hay không. Giá trị dung trọng cao hay thấp phụ thuộc vào cấu trúc đất, hàm lượng vật liệu chất hữu cơ, rễ cây trồng và sa cấu (Trần Bá Linh, 2004).

27

Hình 3.1: Đồ thị dung trọng giữa các tầng tại các vị trí nghiên cứu

Kết quả dung trọng tại 2 vị trí khảo sát (Hình 3.1) cho thấy giá trị dung trọng giữa các tầng đất tăng dần theo độ sâu.

Đối với vị trí Thới Tân: Giá trị dung trọng tại 3 tầng 0-25 cm, 25-70 cm và 70-110 cm lần lược là 0,91, 1,28 và 1.14 g/cm3. Với giá trị dung trọng trên cho thấy đất ở Thới Tân có chiều hướng đất bị nén ở tầng bên dưới, chưa thoáng khí tốt, nếu dung trọng này tăng thêm sẽ gây khó khăn trong việc làm đất cũng như sự phát triển của rễ cây trồng.

Đối với vị trí Vị Đông: Giá trị dung trọng tại tầng 0-30 cm, 30-50 cm, 50- 110 cm và 110-150 cm lần lược là 0,7 g/cm3, 0,85 g/cm3, 0,89 g/cm3 và 0,76 g/cm3. Giá trị dung trọng này được đánh giá thấp do trong quá trình canh tác người dân thường xuyên cải tạo đất của mình, sử dụng phân hữu cơ làm cho đất ít bị nén dẽ, giảm dung trọng. Điều này phù hợp với nhận định của Brady (1996), việc canh tác lúa – màu đã làm cho dung trọng của đất không tăng lên đáng kể.

Lý do dung trọng tăng theo độ sâu chủ yếu là: xuống càng sâu, hàm lượng mùn càng giảm hay do quá trình tích tụ các khoảng hổng và các mau quản ở các tầng dưới được tích động do những chất bị rữa trôi từ các tầng trên xuống làm

0 20 40 60 80 100 120 140 160 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 Đ s â u ( cm ) Dung trọng (g/cm3) Thới Tân Vị Đông

28

cho đất càng chặt. Mặt khác, hệ thống rể cây trồng cạn chỉ phát triển ở độ sâu không quá 30 cm, do đó người dân chỉ chú trọng cày xới ở tầng mặt mà không cày xới sâu xuống bên dưới dẫn đến tầng đất bên dưới có khuynh hướng bị nén dẽ cao. Đồng thời trong quá trình làm đất đã làm tăng độ xốp của đất nên dung trọng tại tầng mặt luôn thấp hơn so với tầng đế cày.

Theo Lê văn khoa (2002) dung trọng lớn hơn 1,35 g/cm3 thì sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng. Nhìn chung dung trọng của đất tại 2 vùng nghiên cứu không có vấn đề. Tuy nhiên cần có biện pháp cải tạo đất thường xuyên, hợp lý về các mặt như cày xới tăng độ xốp, bón phân hữu cơ để tăng hoạt động của vi sinh vật đất, tăng độ thoáng khí, tăng khả năng phát triển của rễ cây trồng.

Đối với đất lúa nước việc hình thành tầng đế cày sẽ có lợi cho việc canh tác, sẽ hạn chế sự mất nước do trực di, rửa trôi chất dinh dưỡng. Đây là đặc tính rất quan trọng đối với đất sản xuất nông nghiệp dựa vào nước trời. Ở một số nơi người dân còn chủ động tạo ra tầng đế cày đối với việc sản suất lúa nước. Tuy nhiên tầng đế cày cũng sẽ hạn chế sự phát triển sâu hơn của rễ.

Một phần của tài liệu đặc tính lý hóa đất của mô hình luân canh lúa màu tại hai xã thới tân thới lai ô môn và vị đông vị thủy hậu giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)