Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu đặc tính lý hóa đất của mô hình luân canh lúa màu tại hai xã thới tân thới lai ô môn và vị đông vị thủy hậu giang (Trang 35)

2.2.2.1. Chỉ tiêu vật lý

Thành phần cơ giới:

Theo phương pháp ống hút Robinson (Klute, 1986) được sử dụng để phân tích các cấp hạt khác nhau dựa vào định luật Stoke.

t=18η*h*[g*(ps-pw)*X2]

Trong đó: t: thời gian, (phút)

η: độ nhớt của chất lỏng (nước), (kg.m-1.s-1)

ps: tỷ trọng của đất, (g/cm3)

pw: tỷ trọng của chất lỏng (nước), (g/cm3)

X: cấp hạt đất tương ứng, (mm) h: chiều sâu rơi của hạt đất, (cm) g: gia tốc trọng trường, (m.S-2)

Tỉ lệ cát (2 - 0.05 mm), đất thịt (0.05 - 0.002 mm) và sét (< 0.002 mm) được xác định và tính toán. Phân loại sa cấu đất được thực hiện theo USDA/Soil Taxonomy.

Dung trọng (g/cm3):

Dung trọng thường được tính trên cơ sở khối lượng đất khô (được sấy khô ở 105oC) trên đơn vị thể tích đất ở điều kiện tự nhiên và không bị xáo trộn.

Dung trọng khô được tính bằng công thức:

ρb = Wov – Wr / Vr

Trong đó:

ρb: Dung trọng khô, (g/cm3).

23

Wr: Khối lượng của ring (g).

Vr: Thể tích ban đầu của dụng cụ lấy mẫu (cm3).

Tỷ trọng (g/cm3):

Phân tích dựa vào Pycnometer (bình tỷ trọng) để xác định. Để tính tỷ trọng ta áp dụng công thức:

ρp = Msp/Vw=(Ms – Me)/(Ms- Me) – (Msw – Mw)

Trong đó: ρp: Tỷ trọng của đất

Msp: Khối lượng các hạt đất khô, (g).

Vw: Thể tích nước trong bình pycnometer được thay bởi mẩu đất,

(cm3).

Me: Khối lượng bình pycnometer (sạch và khô) có nắp, (g). Ms: Khối lượng đất khô + bình pycnometer có nắp, (g).

Msw: Khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng + đất, (g).

Mw: Khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng, (g). 2.2.2.2. Chỉ tiêu hoá học

pHH2O: trích bằng nước (1/2,5) và đo bằng pH kế.

pHKCl: trích bằng KCl (1/2,5) và đo bằng pH kế.

EC (mS/cm):Độ dẫn điện dung dịch đất (EC): Trích bằng nước cất, tỷ lệ

1: 2,5 và đo bằng EC kế.

CEC: Mẫu đất được bão hòa và trích 3 lần với dung dịch BaCl2 0,1M. Trong phức hệ hấp thu chỉ có cation Ba2+ vì tất cả các cation đều trao đổi với Ba2+ .Sau đó một lượng MgSO4 0.02M biết trước được thêm vào hệ thống. Tất cả Ba2+ hiện diện trong phức hệ hấp thu được trao đổi với Mg và kết tủa thành

24

dạng khó hòa tan BaSO4. Chuẩn độ Mg còn thừa trong dung dịch với EDTA 0,01N sẽ tính toán được lượng Mg hấp phụ và tính được trị số CEC.

Chất hữu cơ trong đất: Xác định theo phương pháp Walkley-Black. Dựa trên nguyên tắc oxy hóa chất hữu cơ bằng K2Cr2O7 trong môi trường H2SO4

đậm đặc, sau đó chuẩn độ lượng K2Cr2O7 bằng FeSO4 0.05N.

NH4+ (mg/kg): Trích bằng dung dịch KCl 2M tỷ lệ 1:10 sau đó cho hiện

màu với các tác nhân bao gồm: (a) sodium nitroprusside, sodium salicylate, sodium citrate, sodium tatrate, và (b) sodium hydroxide, sodium hypochlorite. Đo trên máy so màu với bước song 650 nm.

NO3- (mg/kg): Trích bằng KCl 2M theo tỷ lệ 1:10, sau đó cho hiện màu

với các tác nhân bao gồm: Vanadium (III) chlorite, Sulfanilamide, N-(1- naphthyl)ethylenediamide dihdrochloride. Đo trên máy so màu với bước sóng 540 nm.

Lân dễ tiêu (mg P2O5/kg): Tiến hành theo phương pháp Bray 2, sử dụng dung môi NH4F 0,03N trong dung dịch HCL 0,025N với tỷ lệ đất/nước: 1:7. Đo trên máy quang phổ ở bước sống 880nm.

Các cation trao đổi (Na, K, Mg và Ca):Trích bằng BaCl2 0,1 M, đo trên máy hấp thu nguyên tử.

Một phần của tài liệu đặc tính lý hóa đất của mô hình luân canh lúa màu tại hai xã thới tân thới lai ô môn và vị đông vị thủy hậu giang (Trang 35)