thời gian tới
Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung trong thời gian tới vẫn diễn ra phức tạp, có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và phương thức, thủ đoạn phạm tội, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi gây khó khăn cho việc điều tra, phá án. Do vậy, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người vẫn cần thiết và đóng vai trò quan trọng. Để nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp bắt người chúng tôi đề xuất những giải pháp sau: - Giải pháp về pháp luật quá chú trọng vào TTHS, bài của em đang thừa trang, vậy em phải cắt bớt những phần mà thuần túy của TTHS, chỉ nên giữ lại những phần có liên quan trực tiếp hoặc quan trọng đối với hoạt động bắt trong điều tra. Phần giải pháp này nên để sau phần giải pháp thứ 2
Trước hết cần hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về các trường hợp bắt người.
+ Cần quy định rõ thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam tại khoản 1 điều 80 BLTTHS theo hướng phân định rõ những ai có thẩm quyền bắt bị can để tạm giam và những ai có thẩm quyền bắt bị cáo để tạm giam như sau:
Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND, VKS quân sự các cấp có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố.
Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân, Toà án quân sự các cấp có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam ( trừ trường hợp bị cáo đang bị xét xử tại phiên toà).
Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra lệnh bắt bị cáo để tạm giam tại phiên toà đang xét xử.
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng CQĐT các cấp có quyền ra lệnh bắt bị can để tạm giam trong giai đoạn điều tra.
Bên cạnh đó cần bổ sung vào điều 80 BLTTHS một khoản mới với nội dung: “Bắt
bị can, bị cáo để tạm giam được áp dụng khi có căn cứ quy định tại khoản 1 điều 88 bộ luật này”. Quy định như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc đối chiếu các căn cứ
để thoả mãn điều kiện bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
+ Cần sửa đổi quy định của pháp luật TTHS về trường hợp bắt người chưa thành niên phạm tội quả tang theo hướng: việc bắt quả tang đối với người chưa thành niên phạm tội vẫn áp dụng theo thủ tục chung như người đã thành niên phạm tội tại điều 82 BLTTHS, không cần phân biệt việc bắt quả tang đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hay từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Như vậy mới nâng cao được tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm trong nhân dân và điều này cũng không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của người chưa thành niên. Tuy nhiên, cần chú ý trước khi ra quyết định tạm giữ cần phải xác minh nếu người bị bắt là người chưa thành niên nhưng không thuộc ĐT như điều 303 BLTTHS quy định thì không được áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam mà phải áp dụng thủ tục giám sát đối với họ.
Để đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố, xét xử thì không nên quy định hai loại ĐT người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người mà nên thống nhất chung là người chưa thành niên. Việc áp dụng thời hạn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên cũng phải được quy định tại điều 303 BLTTHS là áp dụng giống quy định tại điều 86, 88 BLTTHS. Cần tiến hành sửa đổi, bổ sung điều 303 BLTTHS theo hướng:
Người chưa thành niên có thể bị bắt khẩn cấp, bắt quả tang nếu có đủ các căn cứ quy định tại điều 80, 81, 82 bộ luật này.
Người chưa thành niên có thể bị bắt, tạm giứ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại điều 86, 88 bộ luật này nhưng chỉ trong trường hợp phạmn tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Việc áp dụng thời hạn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội theo quy định tại điều 86, 88 bộ luật này.
+ Để đảm bảo được tính thống nhất trong việc sử dụng lệnh bắt trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điều 81 BLTTHS thì phải sử dụng thuật ngữ “ Lệnh bắt
người trong trường hợp khẩn cấp”, không sử dụng thuật ngữ “ Lệnh bắt khẩn cấp”
như hướng dẫn tại mẫu số 01/QĐ- BCA ngày 18/11/2004.
+ Đối với quy định về bắt người trong trường hợp khẩn cấp tại điều 81 BLTTHS cần phải có hướng dẫn cụ thể về căn cứ xác định người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng để xác định một người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội đủ căn cứ để bắt khẩn cấp. + Cần sửa đổi quy định tại điểm c khoản 2 điều 81 BLTTHS theo hướng trao thẩm quyền cho công dân Việt Nam có chức vụ cao nhất trên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng để phù hợp với tình hình thực tiễn. + Tiến hành sửa đổi khoản 3 điều 81 BLTTHS theo hướng quy định cho bất cứ hành khách nào trên tàu bay, tàu biển đó khi tàu bay, tàu biển đó đã rời khỏi sân bay, bến cảng đều có thể là người chứng kiến để phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên tàu bay, tàu biển.
+ Bổ sung khoản 2 điều 81 BLTTHS quy định cho chỉ huy trưởng vùng biển, cảnh sát biển có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để phù hợp với tình hình thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển và phù hợp với quy định tại điều 86 BLTTHS.
+ Sửa đổi khoản 4 điều 81 BLTTHS theo hướng: trong trường hợp người chỉ huy tàu bay, tàu biển ra lệnh bắt khẩn cấp khi tàu bay, tàu biển đó rời khỏi sân bay, bến cảng thì thông báo cho VKS để xét phê chuẩn mà không phải thông báo bằng văn bản cùng tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp. Đồng thời quy định rõ VKS phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp của người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển rời khỏi sân bay, bến cảng là VKS nơi tàu bay, tàu biển cập bến đỗ đầu tiên (nhỡ cập bến Nước ngoài thì sao???). Quy định như vậy sẽ thuận tiện hơn trong việc ápo dụng pháp luật.
+ Tiến hành sửa đổi khoản 2 điều 82 BLTTHS theo hướng quy định rõ khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt, được sử dụng vũ lực gây thương tích ở mức độ phù hợp trong quá trình chống trả để bắt được ĐT. Người gây thiệt hai không phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại đó, việc gây thiệt hại không bị coi là vi phạm pháp luật. Quy định cụ thể, rõ ràng như vậy sẽ tạo tâm lí yên tâm cho người dân khi tham gia bắt kẻ phạm tội, thu hút được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân trong phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung.
+ Cần thay cụm từ “ nơi gần nhất” tại khoản 1 điều 82 BLTTHS bằng cụm từ “ nơi thuận tiện nhất” để tránh khỏi cách hiểu máy móc của một số người trong thực tiễn hiện nay.
Trên đây là những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện về mặt pháp luật cần sớm có dự thảo sửa đổi, bổ sung BLTTHS cho phù hợp với thực tiễn áp dụng.
- Giải pháp hoàn thiện về lực lượng, phương tiện phục vụ công tác bắt người
(đưa giải pháp này lên trên- không đọc thấy giống KL về TTHS quá.)
Để đảm bảo hiệu quả công tác bắt người ngoài việc hoàn thiện về mặt pháp luật cần phải hoàn thiện, nâng cao chất lượng của lực lượng thi hành lệnh bắt và chú trọng hơn nũa về trang bị, phương tiện phục vụ công tác bắt người.
Hoàn thiện lực lượng bắt cần làm tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất: Nâng cao phẩm chất, năng lực cho lực lượng làm công tác bắt người. Thực tế cho thấy sự yếu kém về pháp luật sẽ xâm phạm đến các quyền và lợi ích cơ bản cảu công dân. Sự non kém về nghiệp vụ sẽ gây hậu quả thiệt hại cho lực lượng tiến hành bắt. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng của đội ngũ làm công tác bắt người và việc đồng bộ hệ thống phương tiện phục vụ cho công tác bắt Bộ Công an đã xác định: việc trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật và các quy định của nghành có liên quan đến công tác bắt người cho cán bộ, chiến sĩ là vấn đề mang tính chất cấp bách nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả của công tác bắt người. Đó là giải pháp kịp thời xuất phát từ thực tế của công tác bắt người. Song để giải pháp này mang tính khả thi ngoài việc tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề cho cán bộ, chiến sĩ cũng cần phải xem xét lại vấn đề tiêu chuẩn hoá cán bộ, chiến sĩ làm công tác này. Thứ hai: Làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ,. chiến sĩ làm công tác bắt người. Lãnh đạo công an các cấp cần thường xuyên quán triệt tư tưởng để cấp dưới của mình hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác bắt người. Đồng thời phải chống tư
tưởng coi nhẹ công việc, làm qua loa, đại khái, hình thức hành chính đơn thuần. Nhà nước cần có chế độ quan tâm, ưu đãi đặc biệt về lương, trợ cấp, thời gian nghỉ…đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác bắt người có đời sống kinh tế ổn định, yên tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ ba: Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong công tác bắt người. Sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nghành công an là yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả cao trong công tác bắt người, do đó cần tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, các cấp, các đơn vị công an, các cơ quan đoàn thể liên quan trong từng địa phương cũng như trong toàn quốc.
Trước hết, bắt người là nhiệm vụ của lực lượng công an nói chung, của cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng công anđiều tra nói riêng. Khi nhận được quyết định bắt người cơ quan tiến hành bắt cần phải triển khai hế hoạch bắt, huy động lực lượng và phương tiện tiến hành truy bắt đối tượng. Các cơ quan khác khi có yêu cầu phối hợp truy bắt đối tượng có trách nhiệm tổ chức, huy động lực lượng, phương tiện để tham gia phối hợp thực hiện theo đúng trách nhiệm được phân công.
Muốn đạt hiệu quả cao trong công tác bắt người không chỉ đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ phải có tinh thần, ý chí tiến công tội phạm mà còn phải được kết hợp với việc trang bị phương tiện hiện đại, đầy đủ, đồng bộ cho lực lượng bắt. Do đó cần phải nầng cao, hoàn thiện về phương tiện phục vụ công tác bắt người. Hiện nay phương tiện phục vụ công tác bắt người còn thiếu và không đồng bộ, đa phần đã cũ, qua sử dụng trong một thời gian dài không đáp ứng được yêu cầu của công tác bắt người. Do đó cần trang bị đầy đủ bình xịt, roi điện, khoá số 8…có chế độ nâng cấp
phương tiện, định kì bảo dưỡng chế độ chi phí bảo quản hợp lí. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, nghành công an phải có sự quan tâm thích đáng làm chủ những tiến bộ khoa học phục vụ cho công tác bắt người. Cần tiến hành đầu tư, xây dựng hệ thống máy vi tính để quản lí hồ sơ, tang trữ lưu trữ cung cấp nhanh nhất những thông tin về người bị bắt.
- Xử lí kiên quyết các trường hợp vi phạm pháp luật trong việc áp dụng biện pháp bắt người. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lí nghiêm cán bộ, chiến sĩ có
hành vi vi phạm pháp luật, đối với cán bộ chiến sĩ không đủ phẩm chất, năng lực phải thanh lọc kịp thời. Đối với cán bộ, chiến sĩ công an có hành vi đánh đập, nhục hình người bị bắt dưới bất kì hình thức nào, động cơ mục đích gì thì khi bị phát hiện đều phải đưa ra khỏi lực lượng công an, sau đó tuỳ theo mức độ đưa ra truy tố theo đúng pháp luật hiện hành, đồng thời phải xem xét xử lí kỉ luật thủ trưởng phụ trách trực tiếp, đồng thời quy định rõ trách nhiệm cụ thể thuộc về chủ thể nào
trong quá trình thực thi nhiệm vụ bắt người có hành vi vi phạm. Bởi việc bắt người được chia làm nhiều giai đoạn với nhiều chủ thể tham gia khác nhau, trong đó có người đề xuất việc bắt, người kí lệnh bắt, người phê chuẩn việc bắt và người trực tiếp thi hành lệnh bắt. Do vậy, trách nhiệm ở đây liên quan đến mọi ĐT trong cả quá trình bắt, vì thế cần xác định trách nhiệm liên đới giữa các chủ thể này để xử lí vi phạm. Có như vậy mới nâng cao được ý thức trách nhiệm của người có thẩm quyền, đảm bảo tính có căn cứ của các quyết định và đảm bảo các quyền tự do dân chủ của công dân. Cần thiết phải ban hành văn bản giải tích, hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật TTHS về vấn đề này. Cần quy định chặt chẽ và có những chế tài nghiêm khắc trong việc xử lí trách nhiệm đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật TTHS về bắt người. Ngoài việc bị xử lí theo quy định của pháp luật cần quy định thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị bắt, tạm giam trái pháp luật.
- Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc áp dụng biện pháp bắt người. Hiệu quả áp
dụng biện pháp bắt người phụ thuộc rất lớn vào sự chỉ đạo, kiển tra, hướng dẫn của các cơ quan chức năng đặc biệt là CQĐT. Đồng thời công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc đảm bảo tính đúng đắn và hợp pháp của biện pháp bắt người trong quá trình áp dụng . Do vậy công tác chỉ đạo, kiểm tra của lãnh đạo các cấp cũng như tăng cường công tác kiểm sát của VKS đối với việc áp dụng biện pháp bắt người sẽ làm cho hoạt động áp dụng pháp luật đạt hiệu quả cao, thống nhất được đường lối, chủ trương của pháp luật TTHS, đảm bảo cho việc áp dụng có căn cứ, đúng ĐT. Tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội đối với người tiến hành tố tụng, cần quy định rõ chức năng , nhiệm vụ kiển tra, giám sát của Chánh án Toà án, Viện trưởng VKS đối với Kiểm sát viên, Thẩm phán đươc giao quyền ra các quyết định tố tụng, đồng thời cũng phải đặt họ dưới sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ để kịp thời phát hiện những sai phạm và các xu hướng lạm quyền trong quá trình thực thi công vụ.
- Một số giải pháp khác.
Ngoài việc chú trọng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bắt người và nâng cao chất lượng đội ngũ tiến hành bắt, đồng bộ phương tiện, trang bị cho cuộc bắt cũng cần làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác bắt người. Động viên khen thưởng kịp thời những công dân có thành tích trong công tác bắt người. Việc chỉ ra những nguyên nhân của các tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật trong công tác bắt ngừơi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công tác