Những khó khăn, vướng mắc trong công tác bắt ngườ

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẮT NGƯỜI (Trang 35)

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong công tác bắt người, song trong quá trình thực thi nhiệm vụ CQĐT Tỉnh Hưng Yên cũng mắc phải những sai phạm nhất định.

Điển hình là vụ bắt người vi phạm pháp luật của Công an huyện Yên Mĩ đã gây xôn xao dư luận trong suốt một thời gian dài. Vụ việc xảy ra vào sáng ngày

25/10/2012 khi anh Quý đến trụ sở Công an huyện Yên Mĩ theo giấy triệu tập, khi đến trụ sở Công an, ngay lập tức anh Quý bị bắt và giam tại trại giam Công an tỉnh Hưng Yên. Đến 22h cùng ngày Công an huyện Yên Mĩ mới cho người đem thông báo việc bắt tạm giam anh Quý cho mẹ anh Quý là bà Vuốt. Và trước đó ngày 20/6/2005 con trai thứ hai của bà Vuốt là anh Nguyễn Văn Sửu đang lao động taị trại chăn nuôi lợn của gia đình thì bị ba cán bộ Công an huyện mặc thường phục đến chở thẳng lên trụ sở Công an huyện Yên Mĩ, bắt giam trái quy định của pháp luật [36].

Việc làm này của Công an huyện đã làm dư luận vô cùng bức xúc, có thể nhận thấy cả hai trường hợp trên LLTHB đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, bắt người không có lệnh, không có đại diện chính quyền địa phương chứng kiến, không có căn cứ.

Không thể bắt anh Quý theo điều 81 BLTTHS bắt người trong trường hợp khẩn cấp vì theo như vụ việc trên thì anh Quý bị hoàn toàn bất ngờ, bản thân anh Quý, gia đình và những người xung quanh không hề biết anh bị bắt vì lí do gì (Việc Đt bị bắt bất ngờ không hề cho thấy đây là trường hợp bắt sai quy định bắt khẩn cấp quy định tại Đ81). Công an huyện Yên Mĩ không đưa ra được bất kì một căn cứ nào chứng minh việc anh Quý đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; việc phát hiện dấu vết của tội phạm ở người hoặc ở tại chỗ ở của anh Quý cũng không có, hoặc việc chỉ ra người có mặt chính mắt trông thấy anh Quý thực hiện tội phạm đều không thoả mãn. Thế nhưng, Công an huyện Yên Mĩ vấn tiến hành bắt người. Hơn nữa việc bắt lại không hề có kế hoạch bắt cụ thể, không có sự chuẩn bị kĩ càng về phương tiện, lực lượng bắt... Sự vi phạm này là một điều báo động cho LLTHB về năng lực chuyên môn, nghiệp

vụ. Việc để xảy ra những sai phạm đáng tiếc này cần phải được khắc phục và xử lí kiên quyết để lấy lại niềm tin của quần chúng nhân dân vào Cơ quan công quyền. Một vụ vi phạm nữa xảy trong năm 2012 vừa qua trong công tác bắt người của CQĐT Thành phố Hưng Yên đã gây lên làn sóng phẫn nộ trong quần chúng nhân dân cả nước đó là vụ bắt giữ 20 người dân trong cuộc biểu tình đất đai tại khu đô thị Ecopark huyện Văn Giang Tỉnh Hưng Yên xảy ra vào ngày 24/4/2012. Lực lượng cảnh sát đã dùng hơi cay và bắn chỉ thiên để giải tán cuộc biểu tình và tiến hành bắt giữ 20 người dân theo lực lượng cảnh sát thì họ đã có hành vi quá khích chống đối người thi hành công vụ. Trong vụ việc này Lực lượng cảnh sát đã tiến hành bắt cùng một lúc nhiều đối tượng nhưng không chú trọng đến tình hình chính trị tại khu vực, quá trình tiến hành bắt đã sử dụng vũ lực một cách quá mức ngay cả với những ĐT không có khả năng chống cự. Việc bắt người trong trường hợp này không thể áp dụng theo trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp hay bắt người phạm tội quả tang hay bắt bị can,bị cáo để tạm giam. Bởi đối chiếu với những căn cứ bắt trong những trường hợp đó đều không thoả mãn. Khi không có căn cứ rõ ràng cho hành vi vi phạm thì không nên bắt.

Qua những sai phạm trên của CQĐT Tỉnh Hưng Yên cho thấy một thực tế tồn tại trong lực lượng Công an, Cảnh sát còn một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ. Nhiều chiến sĩ Công an, Cảnh sát được tuyển vào nghành chưa qua đào tạo nghiệp vụ, làm việc theo ý chí chủ quan. Dẫn đến hàng loạt những sai phạm đáng tiếc xảy ra trong thời gian qua trên địa bàn Tỉnh.

Trong quá trình triển khai lệnh bắt, lực lượng Công an Tỉnh cũng gặp phải không ít những khó khăn làm cho hiệu quả bắt trong nhiều trường hợp không được như dự kiến. Nhiều cuộc bắt gặp phải sự cản trở, chống đối của người dân địa phương do chưa hiểu được tính chất nguy hiểm của tội phạm, bởi ĐT sống trong vỏ bọc bên ngoài là một người làm ăn lương thiện, tử tế hay việc triển khai bắt một người có tiếng nói trong một cộng đồng dân cư rất khó khăn. Việc vận động người dân tham gia vào quá trình bắt trong những trường hợp này hầu như không đạt hiệu quả.

Với những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm, cùng những thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, tính chất chuyên nghiệp của tội phạm ngày càng cao cũng là một khó khăn lớn cho công tác phát hiện và bắt giữ kẻ phạm tội.

Một khó khăn nữa mà CQĐT Tỉnh Hưng Yên gặp phải trong quá trình thi hành lệnh bắt là hiện tại chưa có sự thống nhất về việc sử dụng lệnh bắt tạm giam dẫn đến mỗi Cơ quan lại sử dụng một mẫu lệnh bắt khác nhau. Sự không thống nhất này khiến nhiều CQĐT lúng khi thi hành lệnh bắt vì không biết phải sử dụng mẫu lệnh bắt nào cho đúng pháp luật. Do vậy, vấn đề này cần được hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới.

Một thực tế nữa xảy ra trong quá trình thi hành lệnh bắt của CQĐT Tỉnh Hưng Yên đó là việc chưa thống nhất được quan điểm về trường hợp bắt khẩn cấp. Hiện vẫn tồn tại hai quan điểm khác nhau về vấn đề này:

Quan điểm thứ nhất cho rằng: Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải chờ sự phê chuẩn của VKS sau đó CQĐT mới được ra quyết định tạm giữ.

Quan điểm thứ hai cho rằng: Việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp không cần phải chờ VKS phê chuẩn lệnh mà sau khi bắt khẩn cấp trong khi chờ VKS phê chuẩn thì CQĐT ra quyết định tạm giữ. Do chưa thống nhất được quan điểm nên trong thực tiễn các CQĐT vẫn thực hiện theo ý chí chủ quan của mình.

Một khó khăn nữa mà CQĐT Tỉnh Hưng Yên gặp phải đó là việc phân định ranh giới giữa vi phạm hành chính với tội phạm hình sự trong trường hợp phạm tội quả tang được quy định tại điều 82 BLTTHS. Việc xác định trách nhiệm hình sự với vi phạm hành chính trong trường hợp này cần phải có thời gian và sự hỗ trợ của các biện pháp nghiệp vụ, qua điều tra, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ, giám định mới có thể đưa ra quyết định chính xác. Do vậy, khi tiến hành bắt quả tang rất dễ xảy ra vi phạm pháp luật.

Khó khăn nữa mà Cơ quan điều tra Tỉnh Hưng Yên gặp phải trong quá trình thi hành lệnh bắt đó là vấn đề về phương tiện, trang thiết bị đảm bảo cho cuộc bắt. Với cơ sở vật chất hiện có tại các CQĐT thì chưa thể đáp ứng cho công cuộc truy bắt kẻ phạm tội đặc biệt đối với các chuyên án lớn có nhiều ĐT phải bắt. Việc sử dụng phương tiện phù hợp cho cuộc bắt là một vấn đề cần chú trọng. Hầu hết hiện nay các phương tiện đảm bảo cho cuộc bắt đều đã cũ, động cơ, phân khối nhỏ khi tham gia vào quá trình đuổi bắt tội phạm nhiều trường hợp đã để ĐT chạy thoát hoặc mất dấu ĐT.

Trên đây là một số những hạn chế, khó khăn, tồn tại và vướng mắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và công cuộc truy bắt tội phạm nói riêng của CQĐT Tỉnh Hưng Yên. Để khắc phục được những khó khăn, tồn tại này

trong thời gian tới cần thiết phải có phương hướng, giải pháp cụ thể để công tác bắt người đạt hiệu quả, chất lượng cao.

Qua việc tìm hiểu thực tiễn công tác bắt người tại CQĐT Tỉnh Hưng Yên cho thấy công tác bắt người ngày càng được chú trọng, hiệu quả và chất lượng bắt được nâng cao rõ rệt. Số người bị bắt đảm bảo đúng pháp luật, có căn cứ, kịp thời ngăn chặn tội phạm đảm bảo chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó từ thực tiễn hoạt động của CQĐT cho thấy vẫn còn những sai phạm cần khắc phục để tránh tình trạng bắt oan người vô tội. Muốn làm được điều này CQĐT cần phải có phương hướng chỉ đạo kịp thời, đề ra các chiến lược, giải pháp cụ thể nhằm giải quyết triệt để các sai phạm, tồn tại và khó khăn đang gặp phải.

Một phần của tài liệu NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẮT NGƯỜI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w