Phối hợp các nhóm thuốc trong điều trị

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị hen phế quản tại khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện bạch mai (Trang 47)

1 .2.2.2 Các glucocorticoid

3.3.6. Phối hợp các nhóm thuốc trong điều trị

Kết quả nghiên cứu sự phối hợp các nhóm thuốc trong điều trị HPQ được trình bày trong bảng 3.19.

Bảng 3.19: Phối hợp các nhóm thuốc trong điều trị hen phế quản. trạng bệnh P h ố i ^ v hợp thuốc X. Nặng Vừa ---r p A ¥ Á Tông sô Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ % Số ca Tỷ lệ % Giãn phê quản 0 0 2 0.9 2 0.9 Giãn phê quản +

phụ trợ 0 0 4 1.8 4 1.8 GC + giãn phê quản 5 2.2 12 5.5 17 7.7 GC+ giãn phê quản + phụ trợ 68 30.8 130 58.8 198 89.6 4 r nr"! A A Tông so 73 33.0 148 67.0 221 100

Nhận xét: kết quả bảng 3.19 cho thấy có 97.3% số bệnh nhân được điều trị theo phác đồ có sự kết hợp giữa thuốc giãn phế quản và GC. Trong đó có 89.6 % bệnh nhân được điều trị theo phác đồ có sự phối hợp giữa 3 nhóm thuốc: nhóm giãn phế quản + các GC + nhóm thuốc phụ trợ và 7.7% số bệnh nhân điều trị theo phác đồ chỉ có sự phối hợp giữa các thuốc giãn phế quản với GC. Kết quả bảng trên cũng cho thấy tất cả các bệnh nhân hen nặng đều được điều trị theo phác đồ có sự phối hợp giữa thuốc giãn phế quản và GC. Lý giải cho tỷ lệ phối hợp cao giữa GC và thuốc giãn phế quản là do: trong HPQ viêm đường thở là cơ chế bệnh sinh chủ yếu cho nên muốn điều trị hen được tốt thì ngoài việc làm cho bệnh nhân dễ thở bằng các thuốc giãn phế quản ta còn phải dùng các thuốc chống viêm. Tuy nhiên lại có tỷ lệ thấp các bệnh nhân dùng theo phác đồ mà chỉ có sự phối hợp hai nhóm thuốc này. Các bệnh nhân kể cả mức độ vừa lẫn mức độ nặng thường được chỉ định dùng thêm

là do: trong cơn hen niêm mạc phế quản bệnh nhân bị tổn thương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn đường hô hấp và làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì vậy các thuốc kháng sinh sẽ được thêm vào phác đồ điều trị để phòng bội nhiễm xảy ra hoặc điều trị các nhiễm khuẩn mắc kèm. Đối với các thuốc long đờm khi thêm vào phác đồ điều trị sẽ giúp cho bệnh nhân dễ khạc đờm hơn và do đó làm tăng độ thông thoáng đường thở.

Có 1.8% bệnh nhân được điều trị theo phác đồ chỉ có nhóm giãn phế quản và nhóm phụ trợ. Có 0.9% bệnh nhân được điều trị theo phác đồ dùng đơn độc một nhóm thuốc giãn phế quản. Kết quả này cho thấy mặc dù biểu hiện lâm sàng điển hình của bệnh hen là con khó thở tuy nhiên rất ít trường hợp bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc giãn phế quản đơn thuần mà thường có sự phối hợp thuốc giãn phế quản với các nhóm thuốc khác.

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐẺ XUẤT

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị hen phế quản tại khoa dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện bạch mai (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)