Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học và việc giúp học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu so sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về các con vật cho học sinh tiểu học (Trang 30)

8. Cấu trúc của khóa luận

1.6. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học và việc giúp học sinh tiểu học

hình thành biểu tƣợng

1.6.1.Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Khi vào học lớp 1 các em rất bỡ ngỡ khi chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Ở các lớp cao hơn tâm lí đó dần mất đi, vì trong nhà trƣờng hoạt động học trở thành hoạt động chủ đạo của các em.

Cùng với sự phát triển của tƣ duy, đời sống tình cảm của HS tiểu học cũng dần phong phú hơn.

Chúng ta có thể tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS tiểu học thông qua năng lực tƣ duy và đời sống tình cảm của các em.

1.6.1.1. Năng lực tư duy của học sinh tiểu học.

a, Quá trình phát triển tƣ duy của học sinh tiểu học

Tƣ duy đƣợc hiểu là hoạt động nhận thức và phản ánh nhận thức của con ngƣời về hiện thực khách quan. Quá trình tƣ duy của con ngƣời trải qua

hai giai đoạn. Một là, tƣ duy cảm tính (nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh động thông qua cảm giác và tri giác). Hai là, tƣ duy trừu tƣợng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm, phán đoán, suy luận thông qua phân tích, tổng hợp…)

Tƣ duy của HS tiểu học chuyển dần từ tƣ duy cảm tính sang tƣ duy trừu tƣợng. Trong quá trình học tập, tƣ duy của HS thay đổi rất nhiều. Ở các lớp cuối bậc Tiểu học, khả năng phân tích và tổng hợp của các em dần dần đƣợc phát triển.

Biểu tƣợng là hình thức tƣ duy cao hơn tri giác, đó là cách nhận thức tiếp cận với tƣ duy trừu tƣợng. Việc tri giác hay biểu tƣợng của HS tiểu học có đặc điểm riêng.

b, Khả năng tri giác của học sinh tiểu học

Hoạt động tri giác của HS tiểu học mang tính chất đại thể. Khi tri giác các em thƣờng “thâu tóm” đối tƣợng về cái toàn thể, trong đó các đặc điểm của sự vật đƣợc nhận thức từ hình thức bên ngoài, tình cảm, hứng thú của trẻ thƣờng gắn với nhận thức cảm tính của các em về đối tƣợng. Quá trình tri giác nhƣ vậy chỉ dừng lại ở việc nhận biết chung chung chứ không đi sâu vào bản chất của đối tƣợng.

Ở các lớp đầu Tiểu học (lớp 1, 2, 3), tri giác của các em thƣờng gắn với hành động, với hoạt động trực quan của trẻ. Đối với các em tri giác sự vật có nghĩa là phải trực tiếp nhìn, nghe, ngửi, sờ mó… sự vật đó và những gì phù hợp với nhu cầu, những gì tham gia trực tiếp vào cuộc sống và hoạt động của trẻ, và những gì giáo viên chỉ dẫn cụ thể thì mới đƣợc các em tri giác.

Ở các lớp cuối Tiểu học (lớp 4, 5), HS đã biết tìm ra những đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của sự vật và mối liên hệ giữa chúng. Kết quả tri giác của các em là cơ sở để các em nhận thức hiện thực khách quan bằng biểu tƣợng, khái niệm…

c, Khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học

Để tri giác nhằm nhận thức một số đặc điểm thuộc hình thức bên ngoài của một sự vật, để phân biệt sự vật này với sự vật khác trong hiện thực khách quan, HS tiểu học buộc phải liên tƣởng.

Liên tƣởng là một hoạt động trong đó trẻ từ một đối tƣợng này nghĩ đến một đối tƣợng khác dựa vào sự tƣơng đồng hoặc tƣơng phản giữa các đối tƣợng.

Tƣởng tƣợng là một hoạt động trong đó con ngƣời dựa vào liên tƣởng để có biểu tƣợng và từ biểu tƣợng đã có để nghĩ ra một biểu tƣợng mới.

Nghiên cứu khả năng tƣởng tƣợng của HS tiểu học, các nhà tâm lí học chia tƣởng tƣợng thành hai loại: Tƣởng tƣợng sáng tạo và tƣởng tƣợng tái tạo. Đối với học sinh tiểu học các em lớp 1, 2 thƣờng tƣởng tƣợng tái tạo nhiều. Các em HS lớp 4, 5 đã thực hiện tƣởng tƣợng sáng tạo.

1.6.1.2. Tình cảm, cảm xúc của học sinh tiểu học

Tình cảm, cảm xúc rất quan trọng trong đời sống tâm lí của con ngƣời. Với HS tiểu học, tình cảm, cảm xúc có mối quan hệ rất mật thiết với quá trình tƣ duy của các em. Nhờ tƣ duy phát triển, HS tiểu học nâng cao hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan, nhờ vậy tình cảm yêu, ghét của các em không còn tính ngẫu nhiên.

Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS tiểu học thích khám phá những sự vật, hiện tƣợng cụ thể, sinh động. Các em rất ngạc nhiên, xúc động khi đƣợc thầy cô hoặc bạn bè chỉ dẫn để tìm ra những đặc điểm mới của đối tƣợng. Các em yêu thích cái đẹp, cái ngộ nghĩnh. Chính tình cảm, cảm xúc đã tác động không nhỏ vào việc giúp HS tiểu học liên tƣởng, tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng mới đẹp hơn, khái quát hơn những biểu tƣợng đã có.

1.6.2.Hình thành biểu tƣợng cho HS tiểu học

Ở trƣờng Tiểu học, để giúp HS phát triển tƣ duy, trong đó có việc giúp các em hình thành biểu tƣợng, không có con đƣờng nào thuận lợi và hiệu quả hơn bằng chính các môn học, các bài học.

Trong các môn học của HS tiểu học, môn Tiếng Việt, cách sử dụng so sánh tu từ ở các tác phẩm văn, thơ Tiếng Việt đóng vai trò rất quan trọng đối việc phát triển tƣ duy cho các em. Chính so sánh tu từ - một biện pháp tu từ đƣợc xây dựng theo quan hệ liên tƣởng khi đƣợc tác giả văn chƣơng sử dụng để xây dựng hình tƣợng nghệ thuật trong tác phẩm có tác dụng giúp HS nhận thức bằng hình ảnh về đối tƣợng đƣợc phản ánh. Điều đó có nghĩa là chính so sánh tu từ có tiềm tàng chức năng hƣớng đến HS, giúp HS hình thành biểu tƣợng về đối tƣợng đƣợc phản ánh trong tác phẩm. Trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ thể, nhờ tài năng của nhà thơ, nhà văn khi vận dụng so sánh tu từ để phản ánh đối tƣợng đúng với sở thích của HS, điều đó giúp HS thực hiện tƣởng tƣợng sáng tạo để có những biểu tƣợng mới.

Nhƣ vậy, để giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng, chúng ta phải dựa vào môn học Tiếng Việt, dựa vào chức năng của so sánh tu từ trong những văn bản thơ, văn Tiếng Việt thuộc chƣơng trình SGK Tiểu học. Quá trình hình thành biểu tƣợng của HS tiểu học sẽ đƣợc tiến hành nhanh chóng, thuận lợi nếu các em đƣợc các thầy cô hƣớng dẫn tận tình, khoa học khi tổ chức dạy học theo tinh thần đổi mới ở cấp học này.

* Tiểu kết

Nhƣ vậy ở chƣơng 1, khi xác định cơ sở lí luận cho đề tài khóa luận, chúng tôi đã lựa chọn một số lí thuyết thuộc đại cƣơng ngôn ngữ, phong cách học và tâm lí học. Những lí luận có tính chất liên ngành đó chắc chắn sẽ là những cở sở tin cậy để chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của mình.

Chƣơng 2

MIÊU TẢ KẾT QUẢ THỐNG KÊ PHÂN LOẠI VIỆC SỬ DỤNG BIỆN PHÁP SO SÁNH TU TỪ TRONG CÁC VĂN BẢN NGHỆ THUẬT

THUỘC SGK TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC

Một phần của tài liệu so sánh tu từ với việc hình thành biểu tượng về các con vật cho học sinh tiểu học (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)