8. Cấu trúc của khóa luận
2.2. Kết quả thống kê phân loại việc sử dụng so sánh tu từ trong các văn
bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt tiểu học
Chúng tôi đã tiến hành thống kê 176 tác phẩm sử dụng so sánh tu từ trong SGK Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 do NXB Giáo dục phát hành. Trong đó:
SGK Tiếng Việt 2 (tập một, tập hai) có 29 tác phẩm SGK Tiếng Việt 3 (tập một, tập hai) có 44 tác phẩm SGK Tiếng Việt 4 (tập một, tập hai) có 46 tác phẩm SGK Tiếng Việt 5 (tập một, tập hai) có 57 tác phẩm
Từ 176 tác phẩm đó, chúng tôi thống kê đƣợc 396 trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ.
Dựa vào tiêu chí phân loại đã xác định, kết quả thống kê cụ thể mà chúng tôi đạt đƣợc là:
A là ngƣời: chiếm 98/396 ≈ 24,7%
A là hiện tƣợng tự nhiên: chiếm 75/396 ≈ 18,9% A là đồ vật, sự vật khác: chiếm 63/396 ≈ 15,9% A là con vật: chiếm 58/396 ≈ 14,6%
2.3. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ trong đó A là con vật
2.3.1. A là chim
Tiểu loại này chiếm 12/58 ≈ 20,6% VD:
Tiếng hót long lanh Như cành sương chói
(Con chim chiền chiện - Huy Cận - TV4)
2.3.2. A là cá
Tiểu loại này chiếm 9/58 lần ≈ 15,5% VD:
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - TV4)
2.3.3. A là con gà
Tiểu loại này chiếm 4/58 lần ≈ 6,89% VD:
Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ
(Đàn gà mới nở - Phạm Hổ - TV2)
2.3.4. A là chuồn chuồn
Tiểu loại này chiếm 4/58 ≈ 6,89% VD:
Cái đầu tròn và hai mắt long lanh như thủy tinh.
2.3.5. A là con Tê tê
Tiểu loại này chiếm 4/58 ≈ 6,89% VD:
Bộ vây như một bộ giáp sắt che kín từ đầu xuống đến sát các ngón chân
(Con Tê tê - Vi Hồng, Hồ Thủy Giang - TV4)
2.3.6. A là con cò
Tiểu loại này chiếm 3/58 ≈ 5,17% VD:
Em sống trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh, thấy các anh chị trắng phau phau, đôi cánh dập dờn như múa
(Cò và Cuốc - Nguyễn Đình Quảng - TV2)
2.3.7. A là ngan
Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44 % VD:
Đôi mắt chỉ bằng hột cườm, đen nhánh hạt huyền, lúc nào cũng long lanh đưa đi đưa lại như có nước, làm hoạt động hai con ngươi bóng mỡ.
(Đàn ngan mới nở - Tô Hoài - TV4)
2.3.8. A là mèo
Tiểu loại này chiếm 3/58 ≈ 5,17% VD:
Nhiều lúc tôi đang ngồi học bài, chú ta đến dụi dụi vào tay, muốn tôi vuốt ve bộ lông mượt như nhung
(Con Mèo Hung - Hoàng Đức Hải - TV4)
2.3.9. A là chó
VD:
Đuôi như bánh lái Định hướng cho thuyền
(Con Vện - Nguyễn Hoàng Sơn - TV2)
2.3.10. A là con bê
Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% VD:
Hồ Giáo đứng đã lâu trên đồng cỏ. Đàn bê ăn quanh quẩn ở bên anh. Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo.
(Đàn bê của anh Hồ Giáo - Phƣợng Vũ - TV2)
2.3.11. A là con voi
Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% VD:
Cả bầy hăng máu phóng như bay
(Hội đua voi ở Tây Nguyên - Lê Tấn - TV4)
2.3.12. A là vượn bạc má
Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% VD:
Những con vượn bạc má ôm con gọn gẽ chuyền nhanh như tia chớp
(Kì diệu rừng xanh - Nguyễn Phan Hách - TV5)
2.3.13. A là nhện
Tiểu loại này chiếm 2/58 ≈ 3,44% VD:
Mụ nhện co rúm lại rồi cứ rập đầu xuống đất như cái chày giã gạo
2.3.14. A là con đom đóm
Tiểu loại này chiếm 1/58 lần ≈ 1,72% VD:
Anh Đóm xoay vòng Như sao bừng nở.
(Anh Đom Đóm - Võ Quảng - TV3)
2.3.15. A là ốc
Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD:
Vỏ nó biêng biếc xanh Không giống như ốc khác
(Nàng tiên ốc - Phan Thị Thanh Nhàn - TV4)
2.3.16. A là con bướm
Tiểu loại chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD:
Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa.
(Phong cảnh đền Hùng - Đoàn Minh Tuấn - TV5)
2.3.17. A là lợn
Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD:
Con lợn béo như một quả sim chín
(Chữ nghĩa trong văn miêu tả - Phạm Hổ - TV5)
2.3.18. A là chị nhà Trò (Dế Mèn)
Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD:
Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn.
2.3.19. A là con rệp
Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD:
Con rệp to kềnh như một chiếc xe tăng
(Chữ nghĩa trong văn miêu tả - Phạm Hổ - TV5)
2.3.20. A là Nai
Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD:
Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy như bay
(Bạn của Nai Nhỏ - theo văn lớp 3 - TV2)
2.3.21. A là con dơi
Tiểu loại này chiếm 1/58 ≈ 1,72% VD:
Thấy những con dơi xòe cánh chao đi chao lại như chiếc lá bay
(Ông Tổ nghề thêu - Ngọc Vũ - TV3)
2.4. Kết quả thống kê phân loại so sánh tu từ dựa vào các tiêu chí bổ sung
2.4.1. Dựa vào mô hình cấu trúc giữa A và B
Với A là các con vật, so sánh tu từ đƣợc tổ chức theo mô hình cấu trúc có từ so sánh chiếm 57/58 ≈ 98,2%. Kết quả chúng tôi thu đƣợc là:
+ Mô hình A nhƣ B chiếm tỉ lệ : 44/57 lần ≈ 77,1% + Mô hình A là B chiếm tỉ lệ : 5/57 lần ≈ 8,77% + Mô hình A bằng B chiếm tỉ lệ : 4/57 lần ≈ 7,01% + Mô hình A không giống B chiếm tỉ lệ : 1/57 lần ≈ 1,75% + Mô hình A giống nhƣ B chiếm tỉ lệ : 1/57 lần ≈ 1,75% + Mô hình A chỉ bằng B chiếm tỉ lệ : 1/57 lần ≈ 1,75% + Mô hình A vừa là B chiếm tỉ lệ : 1/57 lần ≈ 1,75%
2.4.2. Dựa vào từ ngữ (t) được tác giả sử dụng hoặc không sử dụng để giới hạn nội dung giao tiếp bằng so sánh tu từ
Dựa vào tiêu chí trên, với A là các con vật kết quả chúng tôi thu đƣợc là:
So sánh nổi chiếm tỉ lệ : 35/58 lần ≈ 60,3 %. So sánh chìm chiếm tỉ lệ : 23/58 lần ≈ 39,6 %
2.5. Nhận xét sơ bộ về kết quả thống kê phân loại
So sánh tu từ là một biện pháp tu từ đƣợc sử dụng nhiều trong văn bản nghệ thuật dành cho HS tiểu học. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong 176 tác phẩm đƣợc đƣa vào chƣơng trình tiểu học ( từ lớp 2 đến lớp 5) có 396 trƣờng hợp sử dụng so sánh tu từ. Điều đó cho thấy ví trí và tầm quan trọng của biện pháp tu từ này trong văn bản nghệ thuật dành cho HS tiểu học.
Chọn A là đối tƣợng đƣợc phản ánh trong so sánh tu từ làm tiêu chí chính của sự phân loại, chúng tôi nhận thấy A là cây cối đƣợc sử dụng nhiều nhất (25,7%), tiếp đến A là ngƣời (24,7%), A là hiện tƣợng tự nhiên(18,9%), A là đồ vật, sự vật khác (15,9%), A là con vật (14,6%)
Tìm hiểu so sánh tu từ với A là các con vật, chúng tôi nhận thấy có 21 con vật đƣợc các tác giả đƣa vào tác phẩm của mình. Tuy vậy, tỉ lệ của các con vật đó đƣợc tác giả sử dụng với những mức độ khác nhau, trong đó: A là chim chiếm tỉ lệ cao nhất (20,6%), tiếp đến A là cá (15,5%), A là gà (6,89%), A là chuồn chuồn (6,89%),… Các con vật nhƣ dơi, lợn, bƣớm… chiếm tỉ lệ thấp nhất trong các ngữ liệu thuộc đối tƣợng thống kê (mỗi con vật chỉ chiếm 1,72%).
Khảo sát cách thức tổ chức so sánh tu từ, chúng tôi nhận thấy mô hình cấu trúc có từ so sánh chiếm tỉ lệ 98,2%, trong đó mô hình A nhƣ B đƣợc các tác giả sử dụng nhiều nhất (77,1%), tiếp đến là mô hình A là B (8,77%), mô hình A bằng B (7,01%), mô hình A giống nhƣ B (1,75%), mô hình A không
giống B (1,75%), mô hình A chỉ bằng B (1,75%), mô hình A vừa là B (1,75%). Trong ngữ liệu khảo sát trƣờng hợp dùng 1B để biểu thị bằng hình ảnh 1A chiểm tỉ lệ 96,55%, trƣờng hợp dùng nhiều B để lột tả 1A chiếm tỉ lệ 3,44%.
Trong hai loại so sánh tu từ: So sánh nổi đƣợc dùng là chủ yếu chiếm tỉ lệ 60,3%, so sánh chìm chiếm tỉ lệ 39,6%.
Chƣơng 3
SO SÁNH TU TỪ ĐỐI VỚI VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG VỀ CÁC CON VẬT CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Để tìm hiểu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đối việc giúp HS tiểu học nhận thức về các con vật thông qua các biểu tƣợng đƣợc hình thành trong trí óc của các em. Chƣơng này,chúng tôi lựa chọn một số ví dụ tiêu biểu để phân tích. Do số lƣợng các con vật đƣợc tái hiện trong các văn bản nghệ thuật thuộc chƣơng trình SGK Tiếng Việt ở tiểu học rất phong phú, cho nên ở đây, chúng tôi chỉ tập trung xem xét tác dụng của so sánh tu từ với việc hình thành biểu tƣợng về những con vật đƣợc các tác giả quan tâm miêu tả nhiều hơn.
3.1. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con chim
Trong số các con vật đƣợc miêu tả bằng so sánh tu từ trong các văn bản nghệ thuật thuộc SGK Tiếng Việt ở tiểu học đƣợc khảo sát thì chim là con vật chiếm tỉ lệ cao nhất (20,6%). Trong mắt trẻ thơ chim là một con vật nhỏ bé vì các em chỉ đƣợc quan sát chúng trên nền trời cao mà khó có cơ hội quan sát ở một khoảng cách gần, vì vậy hình ảnh về chú chim trong trí nhớ HS còn chƣa sâu sắc và rõ nét. Để chúng gắn bó, gần gũi hơn với các bạn HS nhỏ tuổi, các tác giả bằng so sánh tu từ đã giúp các em có đƣợc biểu tƣợng về đối tƣợng này.
VD1:
Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Cặp mỏ chích bông bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu ghép lại.
(TV3)
Hai câu văn trên trích trong bài “Chim chích bông” của Tô Hoài. Nhắc đến chim chích bông, chắc hẳn các bạn nhỏ thấy cái tên gọi này khá quen thuộc, vì các em đã đƣợc biết đến nó qua câu hát: chim chích bông bé tẹo teo.
Nhƣng đó chỉ là cảm giác thoáng qua chứ hình ảnh chích bông chƣa thể đọng lại trong trí nhớ các em. Từ đó, bằng phép so sánh tu từ, tác giả đã giúp HS tiểu học có đƣợc biểu tƣợng về một loài chim nhỏ bé nhƣng vô cùng xinh xắn này. Chỉ với hai câu văn hết sức ngắn gọn, cùng với việc lựa chọn mô hình cấu trúc A bằng B, Tô Hoài đã lột tả đƣợc vẻ đẹp về hình dáng của chim chích bông bằng những hình ảnh ấn tƣợng và quen thuộc nhƣ chiếc tăm, mảnh vỏ chấu. Cũng từ những hình ảnh này chú chích bông xa lạ bỗng trở nên quen thuộc, gần gũi với HS.
Mặt khác, cách ví von đó còn gieo vào lòng các em tình cảm yêu thƣơng, gắn bó với loài chim này. Một loài chim nhỏ bé, dễ thƣơng và là ngƣời bạn hết sức gần gũi không chỉ với các bác nông dân mà còn cả với các bạn HS nhỏ tuổi.
Khác với Tô Hoài, tác giả Huy Cận giúp các em có đƣợc biểu tƣợng về chim chiền chiện thông qua nhận thức bằng thính giác. Không phải là mắt nhìn để thấy đƣợc vẻ đẹp về hình dáng, mà là dùng tai nghe cảm nhận tiếng hót của chim.
VD2:
Tiếng hót long lanh Như cành sương chói
(Con chim chiền chiền -TV4) Ở đây, Huy Cận đã sử dụng từ ngữ (t) “long lanh” để biểu thị nét tƣơng đồng giữa A “tiếng hót” và B “cành sƣơng chói” . Cách đối chiếu này giúp các em có đƣợc cảm nhận rõ nét về tiếng hót của chim cũng trong, cũng sáng sống động nhƣ cành sƣơng. Nhờ vậy biểu tƣợng về chim chiền chiện đƣợc hình thành trong trí nhớ của các em. Đó là một loài chim có tiếng hót trong trẻo, rất đáng yêu.
3.2. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con cá
Trong thế giới của các con vật có muôn loài khác nhau, nhƣng chúng ta không thể không nhắc đến cá. Mặc dù cá là con vật không phải quá xa lạ với trẻ thơ. Nhƣng biết đến nó chỉ là số ít, còn đa số các bạn HS nhỏ tuổi hình ảnh về con cá chỉ là thoáng qua, các em chƣa thể tự hình dung, chƣa có đƣợc biểu tƣợng về cá. Xuất phát từ thực tế đó, dƣới ngòi bút tài tình của mình các nghệ sĩ ngôn từ luôn nỗ lực dùng cả tâm huyết để viết nên những bài văn bài thơ hay với những câu văn câu thơ giàu hình ảnh nói về cá. Để giúp các em có đƣợc biểu tƣợng về con vật này, so sánh tu từ chính là phƣơng tiện giúp các tác giả làm nên thành công đó.
VD3:
Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy.
(Tôm Càng và Cá Con - TV2) Nếu nhƣ các tác giả khi sử dụng biện pháp so sánh tu từ thƣờng lựa chọn mô hình cấu trúc: “A nhƣ B”, “A bằng B” thì Trƣơng Mĩ Đức và Tú Nguyệt lại lựa chọn mô hình cấu trúc “A vừa là B” để diễn tả sự vận động linh hoạt, nhanh nhẹn của cá. Ở đây, tác giả đã dùng hai hình ảnh so sánh “mái chèo”, “bánh lái” để đối chiếu với A “đuôi” của con cá. Cách dùng 2B để lột tả 1A(đuôi) của Trƣơng Mĩ Đức và Tú Nguyệt đã giúp HS liên tƣởng những sự vật tƣơng đồng để hình thành biểu tƣợng về con cá. Nếu nhƣ “mái chèo”, “bánh lái” giúp chiếc thuyền di chuyển trên sông một cách dễ dàng, linh hoạt và đúng hƣớng thì chiếc đuôi - một bộ phận quan trọng của cá sẽ giúp nó đƣợc bơi lội tung tăng trong nƣớc, trong thế giới của mình. Không cần phải nói nhiều, chỉ bằng một câu văn ngắn, tác giả đã giúp cho các em học sinh lớp 2 có đƣợc biểu tƣợng về cá một cách đầy đủ và trọn vẹn. Hình ảnh cá con sinh động và nhanh nhẹn với đặc điểm độc đáo của cái đuôi có nhiều chức năng sẽ đọng mãi trong kí ức của trẻ thơ.
Giống nhƣ cách thể hiện của Trƣơng Mĩ Đức và Tú Nguyệt, Tô Hoài trong bài “Cá rô lội nƣớc” cũng sử dụng biện pháp so sánh tu từ giúp các bạn HS lớp 3 có đƣợc biểu tƣợng về con cá một cách hoàn chỉnh hơn.
VD4:
Suốt mùa đông ẩn náu trong bùn ao, bây giờ chúng chui ra, khoan khoái đớp bóng nước, mưa mới ấm áp, rồi dựng vây lưng ra như ta trương cờ, rạch ngược qua mặt bùn khô, nhanh như cóc nhảy.
(TV3)
Qua hình ảnh so sánh tu từ trong mô hình cấu trúc: “A nhƣ B”, Tô Hoài gợi cho các em liên tƣởng để nhận thức đƣợc những đặc điểm của một loài cá nữa có tên gọi là cá rô. Chúng có vây lƣng rất cứng, sắc nhọn và di chuyển trong nƣớc, bùn ao rất nhanh, nhanh nhƣ cóc nhảy. Nhờ vậy, biểu tƣợng về cá trong trí nhớ các em ngày càng hoàn chỉnh hơn, ấn tƣợng và sâu sắc hơn.
Trong “Đoàn thuyền đánh cá”, qua hình ảnh so sánh: VD5:
Cá thu Biển Đông như đoàn thoi
(TV4)
Huy Cận đã giúp cho các em HS lớp 4 mở mang tầm hiểu biết, có đƣợc một biểu tƣợng mới hơn về một loài cá biển. Đó là cá thu. Qua bài giảng của cô giáo các em đƣợc biết hình ảnh “đoàn thoi” là hình ảnh so sánh rất sáng tạo đem đến cho ngƣời đọc bao liên tƣởng thú vị. Mặt khác, Huy Cận lấy B “đoàn thoi” để đối chiếu với A “cá thu” nhằm giúp cho các em nhận biết ở vùng biển Việt Nam có rất nhiều cá thu, loài cá này bơi lội nhanh, liên tục. Nhƣ vậy chỉ thông qua phép so sánh tu từ khi đọc bài thơ, các em đã có biểu tƣợng về loài cá thu ở biển Đông.
3.3. So sánh tu từ trong việc giúp HS tiểu học hình thành biểu tƣợng về con gà
Gà là một trong những con vật đƣợc nhiều bạn nhỏ rất yêu thích và chú ý đến. Nhƣng không phải tất cả các em đều có điều kiện tiếp cận với con vật
này, nhất là với những chú gà mới nở. Để khắc phục hạn chế đó, các nhà văn nhà thơ đã sử dụng so sánh tu từ làm phƣơng tiện giúp học sinh mở mang nhận thức về con vật này.
VD6:
Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn
Trên sân trên cỏ
(TV3)
Khổ thơ trên đƣợc trích trong bài thơ “Đàn gà mới nở” của tác giả Phạm Hổ. Ở hai câu thơ đầu, Phạm Hổ không sử dụng từ ngữ so sánh trong phép so sánh của mình, nhƣng ông đã tái hiện thành công hình ảnh những chú gà con ngộ nghĩnh, đáng yêu qua cụm “những hòn tơ nhỏ”. Dùng cụm từ đó Phạm Hổ thực hiện đƣợc nhiều dụng ý. Trƣớc hết cụm từ này có tác dụng biểu thị số nhiều - đàn gà. Thứ hai, cụm từ “hòn tơ nhỏ” có khả năng gợi liên