Sai lầm khi vẽ hình

Một phần của tài liệu Dạy học mạch kiến thức hình học lớp 1, 2, 3 (Trang 57)

6. Cấu trúc đề tài

3.3. Sai lầm khi vẽ hình

Việc vẽ hình có tác dụng củng cố kiến thức về nhận dạng hình và cách biểu diễn các hình đã học, bồi dưỡng kĩ xảo sử dụng các công cụ vẽ hình. 3.3.1. Sai lầm khi vẽ hình với dữ kiện cho trước

Học sinh thường mắc sai lầm như sau: Đo và vẽ độ dài đoạn thẳng không đúng yêu cầu (có thể vẽ dài hoặc ngắn hơn với yêu cầu) hoặc vẽ không đúng với đặc điểm của hình trên giấy ô li, hoặc vẽ các điểm mút không đúng với quy định. Cũng có những học sinh không chọn được điểm xuất phát và điểm cắt phân chia được hình để có số lượng hình theo đúng yêu cầu của bài.

Nguyên nhân: Nguyên nhân của những sai lầm trên là do học sinh

không cẩn thận hoặc cẩu thả khi thực hiện các thao tác đó.

Ví dụ: Yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng AB dài 4cm, có những học sinh

vẽ thừa hoặc thiếu 4cm.

Biện pháp khắc phục: Để khắc phục sai lầm trên của học sinh giáo

viên cần định hướng, gợi ý tỉ mỉ hoặc có thể làm mẫu chi tiết cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách sử dụng dụng cụ phù hợp với từng loại hình và trong quá trình dạy giáo viên cần khắc sâu cho học sinh các yếu tố tạo thành hình học tương ứng đồng thời bồi dưỡng cho học sinh phân tích, tổng hợp bằng cách thiết lập mối liên hệ giữa các yếu tố trong những hình và yêu cầu học sinh làm nhiều bài tập.

3.3.2. Sai lầm khi tái tạo hình

Nguyên nhân: Do khả năng tưởng tượng của học sinh Tiểu học nói

chung và học sinh giai đoạn đầu Tiểu học (các lớp 1, 2, 3) còn hạn chế, ít luyện tập vẽ hình.

Biện pháp khắc phục: Để khắc phục sai lầm trên của học sinh giáo

viên cần kết hợp cho học sinh quan sát và thao tác trên đồ vật có hình dạng cần vẽ với việc quan sát các mô hình tương ứng và luyện vẽ hình thật nhiều đồng thời giáo viên cũng hướng dẫn học sinh sử dụng các công cụ vẽ hình, kiểm tra lại các hình đã vẽ. Không chỉ vậy trong quá trình học cần cho học sinh thực hành luyện tập dạng bài toán này nhiều hơn.

3.3.3. Sai lầm khi vẽ hình trong giải toán

Học sinh có thể mắc một số sai lầm như không chia được hình đã cho thành nhiều hình đã biết cách tính đại lượng mà ta quan tâm hoặc các em không vẽ hình, tính diện tích các hình theo hình vẽ cho trước vào bài toán khi giải.

Nguyên nhân: Do ở học sinh năng lực phân tích, tổng hợp, trừu tượng

hóa còn hạn chế, không thấy được mối liên quan giữa các yếu tố tạo nên hình cần vẽ hoặc do các em chưa có kĩ năng dùng dụng cụ đo và sử dụng công cụ để vẽ hình và do các em không biết trình tự thao tác xếp hình

Biện pháp khắc phục: Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích rõ yêu cầu

của bài và nêu lại các đặc điểm của hình mới tạo thành cùng với đó hướng dẫn học sinh cách sử dụng các dụng cụ vẽ hình để vẽ.

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành đề tài “Dạy học mạch kiến thức hình học lớp 1, 2, 3”. Mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện, có thể rút ra được một số kết luận sau:

Nội dung yếu tố hình học trong chương trình toán học ở Tiểu học mới được đưa vào mức độ đơn giản, các biểu tượng hình học chủ yếu được hình thành dưới dạng tổng thể chưa đi sâu vào các yếu tố hình học. Do đó, đối với đối tượng học sinh khá, giỏi giáo viên có thể đưa ra sự liên quan, mối liên hệ giữa các yếu tố hình học với nhau, giới thiệu các biểu tượng ở mức trừu tượng, khái quát hơn.

Việc “Dạy học mạch kiến thức hình học lớp 1, 2, 3” và dạy học các yếu tố hình học không được trình bày thành một chương trình riêng mà trình bày xen kẽ với các mảng kiến thức khác, tuy nội dung không nhiều nhưng luôn được củng cố qua các tiết luyện tập và các bài tập xen kẽ. Do đó, giáo viên cần tìm tòi, nghiên cứu đưa vào tiết dạy các dạng bài tập hình học nhằm củng cố biểu tượng hình học cho học sinh, qua đó rèn luyện tư duy, phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh.

Để học sinh giải được các bài tập mang nội dung hình học thì học sinh cần nắm được biểu tượng hình học, đối với học sinh học Tiểu học đặc biệt là học sinh các lớp 1, 2, 3. Giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập, tự tìm kiếm, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn không làm thay học sinh.

Giáo viên cần linh hoạt trong quá trình tổ chức cho học sinh làm những bài tập hình học để giúp học sinh củng cố biểu tượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Áng (2010), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 1, NXB Giáo dục

Việt Nam.

2. Nguyễn Áng (2010), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 2, NXB Giáo dục

Việt Nam.

3. Nguyễn Áng (2010), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 3, NXB Giáo dục

Việt Nam.

4. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung

(2005), Giáo trình phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB

Đại học Sư phạm – Hà Nội.

5. Bùi Văn Huệ (2001), Giáo trình tâm lí học Tiểu học, NXB Đại học Sư

phạm.

6. Sách giáo khoa Toán 1, 2, 3, NXB Giáo dục – Hà Nội.

7. Phạm Đình Thực (2006), Giảng dạy hình học ở Tiểu học, NXB Giáo dục. 8. Vũ Dương Thụy, Đỗ Trung Hiệu (2002), Các phương pháp giải Toán

Tiểu Học, tập 1, 2, NXB Giáo dục.

9. Vũ Dương Thụy, Nguyễn Ngọc Hải, Đỗ Vân Thụy (2011), 36 đề ôn luyện Toán 3 tập 1, NXB Giáo dục.

10. Vũ Dương Thụy, Nguyễn Ngọc Hải, Đỗ Vân Thụy (2011), 36 đề ôn luyện Toán 3 tập 2, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu Dạy học mạch kiến thức hình học lớp 1, 2, 3 (Trang 57)