Các hạn chế pháp lý

Một phần của tài liệu chính sách cổ tức công ty cổ phần niêm yết trong thực tế dưới tác động của thuế (Trang 43)

Tại Điều 93 Luật doanh nghiệp 2005 cũng đã quy định:

“Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ đông khi công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn”.

Trên thực tế tại Việt Nam thì các công ty niêm yết thường chia cổ tức ra làm 2 đợt chi trả: 1 lần tạm ứng vào giữa năm, và 1 lần khi kết thúc năm tài chính, họp Đại hội cổ đông thông qua. Chính điều này có thể làm phát sinh trường hợp 1 công ty tạm ứng cổ tức giữa năm do dự báo cuối năm lời, nhưng đến cuối năm lại lỗ. Như vậy, nhìn chung lại cho 1 năm thì công ty bị lỗ mà vẫn chia cổ tức. Điều này vi phạm nguyên tắc không được làm suy yếu vốn và cả quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành.

Ta có thể xem trường hợp sau của Bibica. Theo kế hoạch chia cổ tức, năm 2003 Bibica dự kiến mức cổ tức 12-13% cho cổ đông và Công ty đã tạm ứng trước cho cổ đông 5%. Việc tạm ứng cổ tức đã dựa trên mục tiêu ''khả quan'' và được chứng minh bởi có số lãi 4,1 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm 2002. Sau một thời gian khất lần báo cáo tài chính cả năm 2002, cuối cùng Công ty này đã ''bất ngờ'' công bố lỗ 5,4 tỷ đồng. Khoản tạm ứng cổ tức 5% trở thành lỗi vi phạm của Bibica.

Không chỉ mình Bibica, trong số các công ty niêm yết, việc trả cổ tức của Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu (BTC) cũng đã vi phạm Luật Doanh nghiệp. Năm 2002, BTC chỉ lãi 388,8 triệu đồng trong khi chia cổ tức lên đến 1,62 tỷ (bằng khoảng 12% vốn điều lệ). Trong khi đó lợi nhuận giữ lại qua các năm của BTC âm hơn 133 triệu đồng. Có lẽ các Doanh nghiệp đều biết việc chia cổ tức là không đúng nhưng ''cố tình'' vi phạm? Điều đáng nói là thực tế hiện nay vẫn còn ''lỗ hổng'' của luật, chưa xác định ai sẽ xử lý các vi phạm này, xử lý như thế nào.

Ngoài Luật doanh nghiệp ra thì một văn bản dưới luật là Thông tư số 19/2003/TTBTC ngày 20/03/2003 và Thông tư 18/2007/TT-BTC ngày 13/03/2007 cũng có những qui định trong việc chi trả cổ tức của các công ty cổ phần có thể được lấy từ hai nguồn: lợi nhuận ròng giữ lại lũy kế và nguồn thặng dư vốn. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, nguồn thặng dư vốn chỉ được dùng để chi trả dưới hình thức cổ phiếu, còn đối với nguồn lợi nhuận ròng giữ lại lũy kế thì việc chia cổ

tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu là tùy thuộc vào quyết định và chính sách đầu tư của doanh nghiệp.

Như vậy, mặc dù một mức cổ tức cao luôn là điều mong đợi của các cổ đông và cũng là mong đợi của công ty (vì mức cổ tức cao thường được coi là một trong những dấu hiệu của việc doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, đang “ăn nên làm ra” và chứng tỏ Hội đồng quản lý có

năng lực), nhưng việc trả cổ tức hay không, tỷ lệ chi trả bao nhiêu thì ngoài vai trò quyết định của Đại hội đồng cổ đông còn bị hạn chế và điều chỉnh bởi các quy định pháp lý hiện hành.

Một phần của tài liệu chính sách cổ tức công ty cổ phần niêm yết trong thực tế dưới tác động của thuế (Trang 43)