TRUNG CỔ VÀ PHỤC HƯNG

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch đọc sách kinh điển (Trang 48)

5.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của công trình “Sáng tác của F.Rabelais và nền văn hóa dân gian, trung cổ và phục hưng”.

Ngay từ phần Dẫn Luận, ta có thể thấy: “Những hình tượng của Rabelais dường như có một bản chất “phi chính thống” đặc biệt, mang tính nguyên tắc và không thể tiêu diệt: không một chủ nghĩa giáo điều nào, không một chủ quyền nào, một sự trang nghiêm phiến diện nào có thể chung sống hòa bình được với những hình tượng của Rabelais – những hình tượng thù địch với mọi sự hoàn tất và cố định, mọi sự nghiêm

túc hẹp hòi, mọi sự xếp đặt xong xuôi và quyết đoán trong lĩnh vực tư tưởng và thế giới quan.” (21)

Rabelais ít được nghiên cứu và nhận định đúng đến nỗi ông và những gì ông viết trở nên bí ẩn. “Chỉ có thể giải đáp bí ẩn này bằng cách nghiên cứu thật sâu những nguồn gốc dân gian của Rabelais… các hình tượng của Rabelais hóa ra lại nằm dưới mái nhà thân thuộc của nền văn hóa dân gian từng phát triển suốt không biết bao nhiêu thế kỷ.” (22)

Khi nghiên cứu Rabelasi, tác giả khuyên ta nên: “đòi hỏi chúng ta phải biết từ bỏ nhiều tiêu chuẩn thị hiếu văn chương đã ăn sâu trong chúng ta, phải xem xét lại nhiều khái niệm, và điều quan trọng nhất là đòi hỏi ta phải thâm nhập sâu vào những lĩnh vực sáng tác trào tiếu dân gian còn được nghiên cứu ít và hời hợt.” (22) (pp)

Tiểu thuyết của ông phải trở thành chiếc chìa khóa để mở những kho tàng văn học trào tiếu dân gian khổng lồ còn ít được khảo cứu và hầu như hoàn toàn chưa được thấu hiểu. (23)

đặt vấn đề về nền văn hóa trào tiếu dân gian thời trung cổ và Phục hưng, xác định dung lượng của nó và nhận định sơ bộ tính đặc thù của nó. (23)

…tiếng cười dân gian và các hình thức của nó là lĩnh vực sáng tác dân gian còn ít được nghiên cứu nhất.( 23)

Trong tác phẩm của Rabelais, người ta thường nhận thấy một sự tràn trề vô độ những nhân tố vật chất – xác thịt của cuộc sống: những hình tượng thân xác, các hình ảnh ăn, uống, phóng uế, đời sống tình dục. Hơn thế nữa, hình tượng ấy còn được cường điệu, phóng đại lên quá mức. (48)

Hình tượng của yếu tố vật chất – xác thịt ở Rabelais là di sản của văn hóa trào tiếu dân gian, của kiểu hình tượng đặc thù và nới rộng hơn, của một hệ quan niệm thẩm mỹ về sinh tồn vốn đặc thù cho văn hóa ấy, khác biệt hẳn với hệ quan niệm thẩm mỹ ở các thế kỷ sau… tạm gọi ước lệ hệ quan niệm thẩm mỹ ấy là một thứ ‘chủ nghĩa hiện thực nghịch dị”. (49)

Đối với nhiệm vụ của công trình nghiên cứu này, điều hệ trọng trước tiên là thâu tóm những điểm khác biệt cơ bản giữa hai quy phạm ở thể thuần khiết của chúng. (68) Đó là quy phạm cổ điển và quy phạm nghịch dị (mà Rabelais thể hiện rất rõ).

Từ chương Dẫn Luận, có thể ta thấy nhiều vấn đề khá “mới” trong văn hóa trào tiếu dân gian nhưng tác giả lại cho biết “đối tượng nghiên cứu trực tiếp là sáng tác của Francois Rabelais”. (104)

Bakhtin đặt ra nhiệm vụ “có tính lý thuyết thuần túy – làm sáng tỏ tính thống nhất và ý nghĩa của nó, bản chất tư tưởng chung, hay là bản chất thế giới quan và bản chất thẩm mỹ ở nó. Nhiệm vụ này có thể giải quyết tốt nhất trên một cứ liệu cụ thể, nơi mà văn hóa trào tiếu dân gian được tập hợp, tập trung và được ý thức bằng tư duy nghệ thuật ở giai đoạn phát triển Phục hưng cao nhất của nó – tức là chính trong sáng tác của Rabelais. (104)

Cũng chính trong đoạn cuối Dẫn Luận, học giả này còn khẳng định ông “hoàn toàn không biến nó [văn hóa trào tiếu dân gian] chỉ thành một phương tiện để đạt một mục đích nằm ngoài nó. Ngược lại, chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng chỉ bằng cách đó, tức là chỉ dưới ánh sáng của văn hóa dân gian mới có thể khám phá ra một Rabelais đích thực, mới có thể cho thấy Rabelais trong Rabelais. (104)

Để nghiên cứu, cần phải “trước hết phải hiểu được ngôn ngữ đặc thù của Rabelais, tức là ngôn ngữ của văn hóa trào tiếu dân gian”. (105) (pp)

Cấu trúc công trình đi theo các hình tượng trong tác phẩm của Rabelais: - Ngôn ngữ chợ búa-quảng trường.

- Hình thức và hình tượng hội hè. - Hình tượng cỗ tiệc

- Hình tượng thân thể nghịch dị - Hình tượng hạ tầng vật chất

- Các hình tượng và hiện thực đương thời.

Tất cả các biểu hiện và thể hiện thiên hình vạn trạng của nền văn hóa trào tiếu dân gian ấy, căn cứ vào tính chất của chúng, có thể chia thành ba loại hình thức cơ bản:

- Những hình thức nghi lễ - diễn trò (các hội hè kiểu hội giả trang, các trò diễn trào tiếu công cộng khác nhau, v.v…)

- Những tác phẩm ngôn từ trào tiếu khác nhau (trong đó có các tác phẩm giễu nhại): truyền khẩu và thành văn, bằng tiếng Latinh và các thứ tiếng dân dã. - Những hình thức và thể loại ngôn ngữ suồng sã chợ búa quảng trường (mắng

chửi, nguyền rủa, thề bồi, các lối nói chế nhạo dân gian, v.v…). (24)

Cả ba loại hình thức trên, mặc dù tính chất của chúng rất khác nhau, đều phản ánh một bình diện trào tiếu thống nhất của thế giới và đều liên quan chặt chẽ với nhau, đan kết lẫn nhau một cách đa dạng. (25)

a/ Những ngày hội kiểu giả trang và các trò diễn, lễ thức trào tiếu đi liền với chúng chiếm vị trí lớn trong đời sống con người trung cổ. (25) Có các hình thức: hội giả trang, các trò diễn, diễu hành, ngày hội đặc biệt (ngày hội những thằng ngốc, ngày hội con lừa), tiếng cười phục sinh, lễ hội tôn giáo, trò vui chơi công cộng trong ‘lễ hội nhà thờ’, ngày diễn kịch thánh tích và kịch hề, lễ hội thu hoạch nho, trong các nghi lễ và nghi thức sinh hoạt hàng ngày (lễ tuyên dương người thắng cuộc, lễ chuyển giao quyền lãnh địa, lễ thụ môn hiệp sĩ, v.v…), bầu chọn những bà hoàng và ông hoàng ‘để cười’ trong các cuộc vui…

Tất cả … được tổ chức trên cơ sở tiếng cười và được truyền thống làm cho linh thiêng ấy được phổ biến ở tất cả các nước châu Âu trung cổ, nhưng đặc biệt phong phú và phức tạp ở các nước Rôman, trong đó có Pháp. (26)

Những nghi lễ - diễn trò được tổ chức trên cơ sở tiếng cười ấy… đưa ra một hình ảnh hoàn toàn khác về thế giới, con người và quan hệ giữa những con người – một hình ảnh mang tính phi chính thống, phi giáo hội và phi nhà nước sâu sắc. Chúng tựa hồ xây dựng nên mặt bên kia của tất cả những gì gọi là chính thống, một thế giới thứ hai và cuộc sống thứ hai mà tất cả những con người trung cổ ít nhiều đều tham dự, đều

sống ở trong đó trong những khoảng thời gian nhất định. Đây là trạng thái hai thế giới đặc thù (26)… giúp ta nhìn ra phần nào bức tranh lịch sử phát triển của nền văn hóa châu Âu về sau này.

Hội hè bao giờ cũng liên quan một cách cố tyếu với thời gian. Nằm sâu trong cốt lõi của nó là một hệ thống các quan niệm nhất định và cụ thể về thời gian tự nhiên (vũ trụ), thời gian sinh vật và thời gian lịch sử… Những yếu tố chết đi và sống lại, đổi thay và làm mới bao giờ cũng là chủ đạo trong cảm quan hội hè. Chính những yếu tố ấy dưới những hình thức cụ thể của những lễ hội cụ thể - đã làm nên tính hội hè đặc thù của ngày hội. (32)

Trên phương diện dân gian – quảng trường của những lễ hội – tính hội hè đã trở thành hình thức cuộc sống thứ hai của nhân dân khi họ nhất thời bước vào vương quốc không tưởng của sự đại đồng, tự do, bình đẳng và sung mãn. (33)

Tại hội giả trang mọi người đều bình đẳng… sự giao tiếp phóng khoáng thân mật ấy được cảm thụ sâu sắc và làm thành một bộ phận cốt yếu trong cảm quan thế giới mang tính hội hè chung. (34) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các hình thức hội hè – diễn trò thì có tiếng cười hội giả trang, tiếng cười hội hè… sẽ đề cập đến trong phần sau.

b/ Các tác phẩm ngôn từ trào tiếu (bằng tiếng Latinh và các thứ tiếng dân dã).

…chúng thấm đẫm cảm quan hội hè và sử dụng rộng rãi ngôn ngữ của các hình thức và biểu tượng của hội giả trang. (39)

… văn học trào tiếu trung cổ đã phát triển trong suốt hàng ngàn năm, thậm chí lâu hơn nữa, bởi nó được sinh ra ngay từ thời cổ đại, khi đạo Kitô bắt đầu truyền bá… Văn học nửa nhại và nhại thuần túy bằng tiếng Latinh được phổ biến rất rộng rãi… tiếng cười ở đây thẩm thấu vào những lĩnh vực cao siêu nhất của tư duy và thờ phượng tôn giáo. (40)

Văn học trào tiếu bằng tiếng Latinh đã tạo nên những áng văn giễu nhại đối với hầu hết mọi thành tố thờ tụng giáo hội và giáo lý tín ngưỡng… gọi là “văn nhại thánh thần”… Còn có chúc thư nhại, bia văn nhại, nghị định nhại của cộng đồng giáo hội

v.v… Toàn bộ nền văn chương đó được truyền thống che chở và ở mức độ nào đó được giáo hội dung nạp. (41)

Các hình thức khác có thể kể đến là: bút chiến và đối thoại nhại, những ký sự nhại v.v… (42) đỉnh cao là thời Phục hưng bằng “Lời ca tụng sự ngu dốt” của Erasmus và “Những bức thư của lũ người ngu tối”. (42)

Văn học trào tiếu bằng các thứ tiếng dân dã thời trung cổ cũng không kém phần phong phú mà còn đa dạng hơn nữa. (42) Có cầu nguyện nhại, thuyết giáo nhại, bài hát giáng sinh, các truyền thuyết nhại… Phổ biến nhất là tác phẩm nhại và hí phỏng thế tục, phác nên bình diện trào tiếu của chế độ phong kiến và chủ nghĩa anh hùng phong kiến. (42)

Điều đáng chú ý là “tất cả những thể loại và tác phẩm văn học trào tiếu ấy đều gắn bó với quảng trường hội giả trang và, tất nhiên, so với văn học trào tiếu bằng tiếng Latinh chúng sử dụng rộng rãi hơn nhiều các hình thức và biểu tượng của hội giả trang.

c/ Ngôn ngữ suồng sã quảng trường thời trung cổ và Phục hưng.

Đó là sự giao tiếp tự do phóng khoáng nơi quảng trường, thân mật đến mức suồng sã, không thừa nhận bất cứ một khoảng cách nào giữa người với người. (44) Và kiểu giao tiếp mới bao giờ cũng đẻ ra những hình thức sinh hoạt ngôn từ mới: các thể loại ngữ ngôn mới, dịch chuyển nghĩa hoặc hủy bỏ một số hình thức cũ v.v…

Cái quan trọng nhất là: tính toàn dân, tính hội hè, ý nghĩa không tưởng, chiều sâu thế giới quan. (45)

- Những lời mắng chửi, những từ nguyền rủa và cả những câu chửi đôi khi khá dài và phức tạp. (45) Mắng chửi, nguyền rủa mang tính nhị chức năng: chúng vừa hạ thấp và khai tử, lại vừa tái sinh và đổi mới… Mắng chửi đã góp phần tạo nên không khí phóng khoáng của hội giả trang và tạo nên bình diện thứ hai, bình diện trào tiếu của thế giới.(46)

- Thề độc hay thề nguyền: trong bầu không khí hội giả trang, chúng hấp thụ yếu tố trào tiếu và có được tính hai nghĩa. (46)

- Các kiểu nói tục…

Trong thời đại của Rabelais, những câu mắng chửi, nguyền rủa trong khu vực ngôn ngữ dân gian vẫn còn giữ được trọn vẹn ý nghĩa và trước hết giữ được cái cực tái sinh chính diện của chúng. (65)

Theo Bakhtin thì các hiện tượng trên chưa được nghiên cứu đúng hướng, chưa được khám phá tận cùng bản chất của chúng, người ta hiện đại chúng và đánh giá chúng bằng thước đo không phải của chúng… (47-48)

5.2.2 Các đặc điểm của tiếng cười hội giả trang.

Nhân tố trào tiếu tổ chức nên mọi nghi thức hội giả trang đã giải phóng chúng một cách tuyệt đối khỏi bất cứ chủ nghĩa giáo điều tôn giáo – nhà thờ nào, khỏi mọi thần bí và tín ngưỡng, chúng cũng hoàn toàn không mang tính chất ma thuật và khấn nguyện (chúng không cưỡng bức và không cầu xin cái gì cả). (28)

… hạt nhân cơ bản của văn hóa hội giả trang đó tuyệt nhiên không phải là một hình thức nghệ thuật sân khấu – diễn trò thuần túy và nói chung không nằm trong lĩnh vực nghệ thuật. Nó nằm ở ranh giới giữa nghệ thuật và bản thân cuộc sống. Thực chất, đó là bản thân cuộc sống, nhưng được tổ chức một cách đặc biệt như một trò chơi. (29) Quả thật như thế, hội giả trang không phân biệt diễn viên với khán giả, không biết đến đường biên sâu khấu ngay từ hình thức phôi thai... Người ta không xem hội giả trang, người ta sống ở trong nó, và mọi người đều sống, bởi vì về ý niệm, hội giả trang là của toàn dân… Trong thời gian hội giả trang, chỉ có thể sống theo những quy luật của nó, tức là theo quy luật tự do hội hè. Hội giả trang mang tính vũ trụ, đó là một trạng thái đặc biệt của cả thế giới, là sự tái sinh và đổi mới của nó mà mọi người đều tham dự. Hội giả trang về ý nghĩa và bản chất là như thế, cái bản chất mà mọi người tham dự đều cảm thấy sống động. (29)

… trong hội giả trang bản thân cuộc sống diễn trò, còn trò diễn thì nhất thời trở thành bản thân cuộc sống. Bản chất đặc thù, cái kiểu tồn tại đặc biệt của hội giả trang là ở chỗ đó. (31) Hội giả trang – đó là cuộc sống thứ hai của nhân gian được tổ chức trên cơ sở tiếng cười. Đó là cuộc sống hội hè của nhân dân. (31)

Một mặt ‘những hình thức ấy bề ngoài luôn gắn bó với những lễ hội nhà thờ” (31), mặt khác hội hè “bao giờ cũng có thành tố trào tiếu” (31).

- Về bản chất phức tạp của tiếng cười hội giả trang:

Trước hết, đó là tiếng cười hội hè. Nghĩa là đó không phải là sự phản ứng cá nhân đối với một hiện tượng “nực cười” cá biệt (riêng lẻ) nào đó. Tiếng cười hội giả trang, thứ nhất, mang tính toàn dân (tính toàn dân, như chúng tôi đã nói, chính là thuộc về bản chất của hội giả trang), ở đây mọi người đều cười, đó là “tiếng cười giữa nhân gian”; thứ hai, nó mang tính phổ quát, nó nhằm vào mọi thứ và mọi người (trong đó có cả người tham gia hội giả trang), cả thế giới đều nực cười, đều được tri giác và khai thác ở bình diện trào tiếu của nó, ở tính tương đối đầy vui nhộn của nó; thứ ba và cuối cùng, tiếng cười ấy mang tính chất hai chiều: nó vừa vui nhộn, hoan hỉ, vừa nhạo báng, chế giễu, nó vừa phủ định vừa khẳng định, vừa khai tử vừa tái sinh. Tiếng cười của hội giả trang là như thế. (37)

Một đặc điểm quan trọng của tiếng cười hội hè dân gian: tiếng cười ấy nhằm vào bản thân những người cười… Đây là một trong những nét khác biệt cơ bản của tiếng cười hội hè dân gian so với tiếng cười trào phúng thuần túy của thời đại mới. (37-38) Tiếng cười dân gian hai chiều thể hiện quan điểm của chỉnh thể thế giới luôn luôn biến đổi, mà con người cười cũng là một bộ phận trong đó. (38)

Trong tiếng cười này, - dưới một hình thức được nhận thức lại về căn bản – vẫn còn hãy sống động tiếng cười nhạo báng thần linh ở các lễ thức trào tiếu cổ xưa nhất. Mọi yếu tố phụng thờ hạn hẹp ở đây đã bị tiêu tan, chỉ còn lại cái toàn nhân loại, cái phổ biến và cái không tưởng. (38)

Và đại diện vĩ đại nhất hoàn thiện tiếng cười hội hè dân gian ấy trong văn học thế giới là Rabelais. (38)

5.3.1 Hình tượng hội hè dân gian

Các hành động biểu tượng, hướng tới một mục đích cao hơn – hướng tới “nhà vua”.Bình diện này chính là hệ thống các hình tượng hội hè dân gian, thường được trình diễn sinh động nhất vào các dịp hội giả trang. (316)

Trong hệ thống hình tượng này, ông vua là thằng hề.(317) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch đọc sách kinh điển (Trang 48)