QUYỂN 4: NHỮNG GỐC RỄ LỊCH SỬ CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH THẦN KÌ

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch đọc sách kinh điển (Trang 38)

4.1 Đơn vị tự sự nhỏ nhất để nghiên cứu truyện cổ tích, theo Propp là gì? Nhận xét về phương pháp nghiên cứu cấu trúc của công trình?

Để tìm ra đơn vị tự sự nhỏ nhất theo quan điểm nghiên cứu truyện cổ tích ở Propp thì ta bắt đầu với những tranh luận, phân tích của ông đối với những quan điểm trước ông ở tác phẩm trước.

Sự phân chia theo tiểu loại là không thuận tiện thì sự phân chia theo đề tài cũng bắt đầu một cách hỗn loạn. (24)

Các truyện cổ tích đều có một đặc điểm riêng biệt là: những bộ phận tạo thành của một truyện cổ tích này có thể chuyển sang một truyện cổ tích khác không phải thay đổi gì hết.(24)

Dưới đây chúng tôi sẽ cố gắng chứng minh rằng sự nghiên cứu dựa trên những bộ phận tạo thành đó là phương pháp nghiên cứu đúng đắn. Như vậy chúng ta thấy rằng vấn đề phân loại truyện cố tích không phải hoàn toàn ổn thỏa cả. Ấy vậy mà sự phân loại lại là một trong những giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của công tác nghiên cứu. (31) Môtip có thể kết hợp vào những đề tài khác nhau. Loại môtip làm thành đề tài. Môtip lớn lên thành đề tài: Các đề tài thay hình đổi dạng: trong các đề tài thì một vài môtip đột nhập hoặc các đề tài trong đó những tình thế khác nhau gắn chặt với nhau… Do đó đối với chúng ta nảy sinh sự cần thiết không phải nghiên cứu theo đề tài mà trước hết theo môtip. (32)

Vêxêlovxki: “hãy tách vấn đề về các môtip ra khỏi vấn đề về các đề tài”. (32)

…danh từ môtip là một đơn vị không thể phân chia được của tự sự. Tiêu chí của môtip đó là tính chất sơ lược của nó về hiện tượng chỉ có một bộ phận; đó là những yếu tố không thể phân chia được nữa của thần thoại muộn và của truyện cổ tích. (32)

Tuy nhiên, trái với Vêxêlovxki, môtip không phải là đơn giản nhất và không thể phân

chia được. Đơn vị cuối cùng như vậy không là một chỉnh thể logic về nghệ thuật. (33) Đồng ý với Vêxêlovxki rằng bộ phận miêu tả là quan trọng hơn toàn thể. (33)

… những hành động của họ không thay đổi hay chức năng của họ không thay đổi… Điều này cho phép ta có thể nghiên cứu truyện cổ tích dựa theo những chức năng của những nhân vật hoạt động. (40)

Các chức năng của những nhân vật hoạt động làm thành những bộ phận tạo thành có thể thay thế các môtip của Vêxêlovxki hay các yếu tố của Bedier. (41)

Mặc dù ‘biện pháp thực hiện chức năng có thể thay đổi: nó là một biến số, Sương giá hành động khác với con yêu tinh. (41)

Đi xa hơn nữa, ta có thể nói rằng số chức năng là hết sức ít, trái lại số nhân vạt là hết sức nhiều. Chính vì vậy cho nên truyện cổ tích thần kỳ có hai tính chất: một mặt, nó sặc sỡ, chói lọi, mặt khác nó nhất dạng một cách kỳ lạ, nó lặp đi lặp lại. (41-42)

Như vậy chức năng của những nhân vật làm thành các bộ phận tạo thành của truyện cổ tích và, trước hết, người ta phải tách nó ra. (42)

Có 2 quy định: thứ nhất không đếm xỉa đến nhân vật thực hiện chức năng đó, thứ hai hành động không có thể quy định ở ngoài vị trí của nó trong quá trình kể chuyện.

Có 4 nhận xét:

- Những yếu tố thường xuyên cố định của truyện cổ tích là chức năng hoạt động của những con người hoạt động độc lập đối với chỗ họ là ai và những chỗ ấy được thực hiện như thế nào.

- Số các chức năng mà các truyện cổ tích thần kỳ biết được là hạn chế. - Thứ tự trước sau của các chức năng bao giờ cũng nhất dạng.

- Tất cả các truyện cổ tích thần kỳ đều cùng một loại hình về mặt cơ cấu của nó. Phương pháp nghiên cứu:

Đi vào mỗi chức năng, có:

- Sự trình bày ngắn gọn bản chất của nó - Định nghĩa tóm tắt bằng một chữ - Ký hiệu quy ước của nó

Đó là hướng nghiên cứu của V.IA. Propp trong công trước. Ở quyển ‘Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ’, ông đi vào cụ thể những yếu tố bất biến trong truyện cổ tích thần kỳ và chúng không bị mất đi khi người nghiên cứu chuyển chúng từ cốt truyện này sang cốt truyện khác. Các yếu tố bất biến… và các mối tương quan của chúng trong phạm vi bố cục của truyện cổ tích đã tạo thành cấu trúc của truyện cổ tích thần kỳ.(758) đó là chức năng của các nhân vật (có số lượng chung là 31 chức năng)(761)

Đối với phương pháp sử dụng tư liệu, Propp cẩn trọng chọn lựa mảng tư liệu mà theo ông là khá đầy đủ là các truyện của Nga, tuy nhiên ông nói rằng thỉnh thoảng cũng có sử dụng tư liệu bên ngoài cho đầy đủ hơn.

Ngoài ra, ông chia tư liệu nghiên cứu của mình thành hai loại: một loại “cần phải được giải thích” (đối với Propp đó là truyện cổ tích thần kỳ mà người nghiên cứu phải hết sức tường tận) và loại hai là “dùng để giải thích”. (824)

Bên ngoài khuôn khổ của một công trình nghiên cứu bao giờ cũng phải có một loại nữa gọi là “tư liệu kiểm tra” – tự liệu này có thể sẽ được đưa vào sử dụng sau này và có khả năng làm sáng tỏ, làm cụ thể hóa quy luật đã được phát minh trước đó…(825)

4.2 Khái niệm “truyện cổ tích thần kỳ”?

Ý nghĩa của tiền đề nghiên cứu? Những tiền đề là cơ sở cho việc nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ với tư cách là một chỉnh thế?

Như vậy, tiền đề đầu tiên nói rằng: giữa những truyện cổ tích có một phạm trù đặc biệt của truyện cổ tích thường được gọi là thần kỳ. Những truyện cổ tích này có thể được phân biệt với các truyện khác và được nghiên cứu độc lập. (185)

Mặc dù truyện cổ tích thần kỳ tạo thành một phần của folklore nhưng nó không phải là cái phần có thể tách rời khỏi cái chỉnh thể ấy… Là một bộ phận, nhưng các bộ phận ấy tạo nên một cái gì đó hoàn chỉnh và ở đây nó là một chỉnh thể (186)

- Không thể nghiên cứu bất kỳ một cốt truyện nào của truyện cổ tích thần kỳ một cách tách biệt, riêng rẽ, và thứ hai, không thể nghiên cứu một môtip nào của truyện cổ tích thần kỳ mà không đặt nó vào mối quan hệ với chỉnh thể. (186)

Truyện cổ tích thần kỳ với chúng tôi là một cái gì đó hoàn chỉnh, tất cả các cốt truyện của nó liên quan với nhau và quy định lẫn nhau. (187)

Truyện cổ tích như là một hiện tượng có tính chất kiến trúc thượng tầng.(188)

Tiền đề mà chúng tôi nói đến là tiền đề chung để nghiên cứu những hiện tượng lịch sử: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quy định các quá trình xã hội, chính trị và tinh thần của đời sống nói chung”. (188)

(Chỉ cần làm quen sơ qua với truyện cổ tích cũng đủ cơ sở để nói rằng chủ nghĩa tư bản không quy định nên truyện cổ tích…Chúng không phải là sản phẩm cho chủ nghĩa tư bản. Chúng già hơn chủ nghĩa tư bản và cả chủ nghĩa phong kiến.(189)

… truyện cổ tích không tương đương với hình thức sản xuất mà chúng tôi tồn tại trong đó. (189)

… sự xuất hiện của truyện cổ tích không gắn liền với cơ sở sản xuất như người ta vẫn quan niệm vậy - Tiền đề thứ hai là: cần phải so sánh truyện cổ tích với thực tế lịch sử của quá khứ và phải tìm cội rễ của truyện cổ tích trong quá khứ lịch sử. (190)

Nếu như truyện cổ tích được coi như là sản phẩm của một phương thức sản xuất nào đó thì cũng cần phải xem xét truyện cổ tích phản ánh những hình thức sản xuất cụ thể nào. (190)

6/ Truyện cổ tích và nghi lễ: Từ lâu người ta đã nhận định rằng giữa truyện cổ tích có và việc cúng bái và tôn giáo có một mối liên hệ nào đó. (192)

7/ Liên hệ trực tiếp giữa truyện cổ tích và phong tục. 8/ Chiêm nghiệm phong tục bằng truyện cổ tích. 9/ Sự đảo nghịch của phong tục.

Có một trường hợp chiêm nghiệm đặc biệt diễn ra khi phong tục một đằng, còn truyện thì một nẻo. Trường hợp đó chúng ta gọi là sự đảo nghịch. (195)

… phải đưa ra một tiền đề nữa: cần so sánh truyện cổ tích với phong tục, tập quán để xác định xem các môtip nào thì mô phỏng các phong tục tập quán nào và mức độ tương đương giữa chúng. (196-197)

10/Truyện cổ tích và truyện thần thoại.

Chúng ta coi truyện thần thoại như là một trong những nguồn gốc phát sinh truyện cổ tích. (199)

Các huyền thoại thường là chìa khóa để hiểu truyện cổ tích.(200)

Xuất hiện tiền đề là cần phải so sánh truyện cổ tích không chỉ với các thần thoại của người nguyên thủy mà cả với các thần thoại của các nhà nước văn hóa cổ đại. Đây là bổ sung cuối cùng cho khái niệm “quá khứ lịch sử” đưa ra để so sánh nghiên cứu truyện cổ tích. Và như vậy dễ nhận thấy là cái mà chúng quan tâm trong quá khứ ddos không phải

là những sự kiện riêng rẽ, cái thường được hiểu là lịch sử, mà là cái gọi là trường phái lịch sử. (204)

11/ Truyện cổ tích và tư duy nguyên thủy.

Tư duy nguyên thủy không biết đến các trừu tượng. Tư duy nguyên thủy được thể hiện qua các hành động, qua các hình thức tổ chức xã hội, qua văn học dân gian và ngôn ngữ. Cũng có trường hợp khi mà một môtip truyện cổ tích không thể giải thích nổi nhờ bất kỳ một tiền đề nào trong các tiền đề nói trên. Ví dụ, ở một số môtip có cách hiểu khác chúng ta về không gian và thời gian. Từ đây rút ra kết luận là tư duy nguyên thủy cần được đưa vào để nghiên cứu cội rễ của truyện cổ tích. Vậy là lại thêm một tiền đề nữa và vấn đề càng thêm phức tạp.(205)

12/ Nguồn gốc và lịch sử.

… cái mà chúng ta nghiên cứu không phải là các hiện tượng xơ cứng, mà là các quá trình, tức là có một sự vận động nhất định. Mọi hiện tượng liên quan đến truyện cổ tích sẽ được chúng ta xem xét như là một quá trình. (206)

13/ Phương pháp và tư liệu

Những nghiên cứu sơ bộ về các nền văn hóa và các dân tộc nhiều tới mức đã đến lúc phải xử lý chúng, cho dù không thể xử lý hết được… Ngay từ đầu tôi đã giữ quan điểm là có thể tiến hành nghiên cứu cho dù tư liệu chưa được nhào luyện kỹ. Đây cũng là một tiền đề của cuốn sách.(208)

Cơ sở quan điểm của tôi là tính lặp lại là tính quy luật của tư liệu văn học dân gian. Cái được nghiên cứu ở dây là các yếu tố lặp lại của truyện thần kỳ. (208)

Toàn bộ tư liệu chia ra thành hai loại, loại cần được giải thích và loại giúp giải thích. Một quy luật sẽ được làm sáng tỏ dần và không nhất thiết chỉ nhờ một tư liệu nào đó. Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu văn hóa dân gian phải xử lý một đống khổng lồ các tư liệu, và nếu quy luật anh ta rút ra là đúng thì nó phải xác đáng cho nhiều tư liệu chứ không chỉ cho cái tư liệu mà anh ta xử lý. (208)

14/ Truyện cổ tích và những gì được tạo thành sau nó.

Gần gũi với nó về mặt đề tài và môtip còn có anh hùng ca, truyền thuyết… sử thi…Vì vậy đôi khi sử thi hay anh hùng ca lại là người bổ sung tư liệu chi tiết. (209)

15/ Các viễn cảnh.

Truyện cổ tích được hình thành như thế nào với tư cách một thể loại trần thuật. Câu hỏi này sẽ tự xuất hiện với vấn đề. Cho nên cùng với câu hỏi từ đâu mà có các mô tiêp riêng lẻ với tư cách là các bộ phận của đề tài, chúng ta cần trả lời câu hỏi: từ đâu mà người ta bắt đầu kể chuyện và từ đâu mà có ngày nay. (210)

Giữa chúng trong giai đoạn hiện nay của khoa học, việc quan trọng nhất là nghiên cứu mối liên hệ của các hiện tượng chứ chưa phải là xử lý riêng rẽ mỗi hiện tượng đó. (211) Cơ sở nghiên cứu của cuốn sách này là truyện cổ tích thần kỳ Nga, đặc biệt là các truyện của miền Bắc nước Nga. Cuốn sách cũng xem xét mọi loại hình chủ yếu của truyện cổ tích thần kỳ… Ở đâu mà tài liệu tiếng Nga không đủ thì chúng tôi sử dụng tài liệu nước ngoài.(211)

Tóm lại, cuốn sách này chỉ là một công trình về văn học dân gian lịch sử - so sánh trên cơ sở tài liệu tiếng Nga với tư cách là cơ sở xuất phát. (211)

Truyện cổ tích như một tổng thể

1/ Sự thống nhất của thể loại truyện cổ tích thần kỳ.

Tất cả những bộ phận cấu thành là giống nhau ở những cốt truyện khác nhau. Chúng được sắp xếp theo trình tự nối tiếp nhau và tạo thành tổng thể trọn vẹn. (739)

Nhóm môtip khởi kiến + nhóm môtip chưa đựng những ý niệm về cái chết (tử thần): ghép hai nhóm này lại thì ta đã có được hầu hết những truyện cổ tích chính yếu đã được lưu hành.

Sự thống nhất về mặt cấu trúc của truyện cổ tích ẩn chứa ngay trong hiện thực lịch sử của quá khứ, chứ không phải trong những đặc điểm nào đó trong đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật. (741)

4.3 Tìm hiểu và đánh giá tư tưởng cốt lõi của công trình: “Truyện cổ tích đã nảy sinh từ đời sống xã hội & các quy chế của nó mà một trong những quy chế đó là nghi lễ nhập môn”?

- Truyện cổ tích gắn với nghi lễ nhập môn như thế nào?

- Hai nhóm motif chứa tất cả mọi thành phần cấu trúc cơ bản của truyện cổ tích thần kỳ là gì và quan hệ giữa chúng như thế nào?

... ta thấy rằng rất nhiều môtip truyện cổ tích gắn liền với những định chế xã hội, và trong đó nghi lễ hiến tế chiếm vị trí vô cùng đặc biệt. Tiếp theo, chúng ta thấy rằng, đóng vai trò rất quan trọng là những ý niệm của người xưa về thế giới bên kia, về những chuyến viễn du đến một miền xa lạ. Hai nhóm này tạo ra một số lượng đồ sộ các môtip cổ tích. (739)

… nhóm truyện liên quan đến nghi lễ trưởng thành… nhóm môtip khởi kiến này chính là cơ sở cổ xưa nhất của truyện cổ tích. Tất cả những môtip này khi đưa về tổng thể, có thể cho ta muôn vàn truyện cổ tích, đủ hình đủ vẻ.(740)

Sự hình thành cốt truyện tiếp theo, dựa trên tất cả những gì đã nói, chúng ta phải cho rằng, rường cột này, khi đã được tạo ra, nó mang theo hiện thực mới, muộn hơn, có một vài đơn lẻ nữa hoặc phức tạp nữa.(742)

Có thể nói mối liên hệ ở đây chính là: từ A  B  các nhánh khác. Trong đó A là môtip khởi kiến, B là môtip về thế giới bên kia/cái chết.

- Tính trùng hợp kết cấu truyện thần thoại với truyện cổ tích với trật tự các sự kiện xảy ra khi dâng lễ, buộc ta suy nghĩ rằng tổ tiên ta đã kể những gì xảy ra với chàng trai trẻ, nhưng không phải kể về chính anh ta, mà kể về tổ tông trước đó, về người sáng lập ra dòng họ và tục lễ, được sinh ra một cách kỳ diệu, từng đến thế giới của gấu rừng, cho sói v.v... (743-744)

Mỗi nghi lễ như vậy và mỗi điệu nhảy đều kèm theo không những các bước lễ nghi mà còn bằng các câu chuyện về nguồn gốc đưa ra nghi lễ đó.(745)

Có hai mặt quan trọng trong sự thể hiện này. Trước hết như đã rõ – đó là những chuyện kể tồn tại cùng với quy trình hành lễ và đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của nó. Thứ hai, chúng ta đang đứng ở cội nguồn kéo dài đến hôm nay, chính là sự nghiêm cấm kể lại câu chuyện.(745)

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch đọc sách kinh điển (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w