QUYỂN 3: NGHIÊN CỨU VỀ LỊCH SỬ- MỘT CÁCH THỨC DIỄN GIẢI

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch đọc sách kinh điển (Trang 30)

3.1 Tai sao Toynbee lựa chọn không phải dân tộc mà là nền văn minh làm “đơn vị tự nó vừa đủ”/”khu vực có thể hiểu được bằng trí tuệ để nghiên cứu lịch sử?

Tác giả muốn “bắt đầu khảo sát bằng cách tìm kiếm một đơn vị tự nó vừa đủ và, do đó, ít nhiều có thể hiểu được bằng trí tuệ nếu tách nó ra khỏi phần còn lại của lịch sử. Lý do ông chọn nền văn minh thay vì chọn dân tộc bởi:

“Các dân tộc là những mảnh của một tổng thể rộng lớn hơn: một nền văn minh.Bởi vì con người thấy cần phải xếp loại thông tin trước khi lý giải nó, nên đơn vị rộng lớn này theo tôi ít có nguy cơ làm biến dạng hiện thực một đơn vị nhỏ hơn.” (13)

Quan điểm này còn thấy ở trang (22): “…các nhà nước dân tộc – nếu tách rời chúng ra thì không thể hiểu được lịch sử”.

Bàn về khu vực nhiên cứu lịch sử, tác giả lấy ví dụ nước Anh, một “vai trò nổi bật trong một thời kỳ dài của lịch sử phương Tây” nhưng “tự nó không phải là một khu vực nghiên cứu lịch sử có thể hiểu được bằng trí tuệ” và có thể “suy ra rằng không nhà nước phương Tây hiện đại nào có thể đáp ứng được yêu cầu đó” (25). “Càng ngược về quá khứ thì sự độc lập và tách biệt càng trở nên kém rõ ràng”. (25)

Vậy lịch sử xứ Anh chỉ có thể hiểu được bằng trí tuệ khi “xem xét nó như lịch sử một xã hội rộng lớn hơn mà vương quốc Anh là một phần trong đó bên cạnh những dân tộc khác.” (27)

Trong phần tiểu kết mục ở trang 29, “khu vực có thể hiểu được trong lich nghiên cứu lịch sử… là những xã hội từng có sức bành trướng trong thời gian và không gian lớn hơn những dân tộc hay những đô thị - nhà nước, hay bất cứ cộng đồng chính trị nào khác.” (29)

Ở trang (33), quan điểm càng thể hiện rõ: “Một nên văn minh là một khu vực có thể hiểu được bằng trí tuệ so với các cộng đồng tạo thành nó – dân tộc, millets, đô thị - nhà nước, đẳng cấp, hay một vài thành tố khác có thể có.”

Cũng trong trang (33), “một đơn vị nghiên cứu rộng hơn có thể dễ hiểu được bằng trí tuệ hơn một đơn vị nhỏ hơn, căn cứ vào việc không một phần nhỏ nhất nầocủ tổng thể thực tế có thể hoàn toàn hiểu được bằng trí tuệ”, dù chỉ “có ý nghĩa tương đối” mà thôi.

3.2 Mục đích và nguyên tắc xây dựng danh mục các nền văn minh của Toynbee?

Trong nghiên cứu của Toynbee, nền văn minh trở thành chủ thể chính và rộng nhất nhưng ông vẫn không bỏ qua công việc khảo sát theo chiều thời gian. Mặc dù vậy, ông cho rằng giới nghiên cứu lịch sử hiện đại đã “đặt lịch sử loài người trong mối

quan hệ với xứ sở và thời đại của người tiến hành việc nghiên cứu”, “cách nhìn này dễ trở thành ảo tưởng dân tộc chủ nghĩa”. Các nền văn minh, theo ông, “vẫn tiếp tục tiến hóa nghĩa là lịch sử của chúng ta chưa kết thúc. Đối với nghiên cứu như của chúng ta, cần phải có một mẫu đầy đủ (spéciment complet) của lịch sử một nền văn minh như bằng chứng vật chất đầu tiên cho một nghiên cứu kiểu này.” (40)

“Mục đích của tôi là khám phá những cách thức và những phương tiện để tổ chức một nghiên cứu rộng lớn về những hoạt động của con người”. (40) Toynbee nhận thấy cần phải vẽ ‘những bản đồ có nhiều con đường’. Vì “những bản đồ có nhiều con đường là những bản đồ duy nhất thích hợp”. (41)

Ở đây chính là hoạt động nghiên cứu so sánh. “Nghiên cứu so sánh nhiều mẫu có nghĩa là nêu lên những điểm giống nhau và những điểm khác nhau theo một cách nhìn, nhằm phát hiện xem có kiểu chuẩn nào để chúng phù hợp với kiểu chuẩn ấy, bất kể những đặc điểm riêng của chúng như thế nào. Nhưng để so sánh một cách chắc chắn nào đó, chúng ta lại phải tin chắc rằng những mẫu được đưa ra so sánh với nhau là có thể so sánh được… Chính ở đó, theo tôi, việc xây dựng một mô hình có thể giúp đỡ chúng ta một cách đúng lúc”. (41)

Ông quyết định “dựng lên một danh mục những nền văn minh bằng cách dựa vào mô hình cổ Hy Lạp – Trung Quốc được nêu ra ở chương 7. Tiêu chuẩn quyết định trong trường hợp này phải là một xã hội phù hợp với mô hình cổ Hy Lạp – Trung Quốc”. (60)

“Khi dựng lên danh mục – mang tính “quy tắc” – của những nền văn minh, việc áp dụng một mô hình như một trắc nghiệm tuyển chọn là không thể hoàn toàn khách quan được và, do đó, không thể không bị tranh cãi.” (41)

Về cơ bản, Toynbee lập danh sách các nền văn minh gồm hai loại: các nền văn minh độc lập và các nền văn minh vệ tinh trong đó các nền văn minh vệ tinh thì bị ảnh hưởng nhiều bởi các nền văn minh độc lập. Bên cạnh đó, còn có yếu tố ‘có họ hàng’ và ‘không có họ hàng với các nền văn minh khác’ đối với những cái tên nằm trong danh mục các nền văn minh của Toynbee.

3.3 Tìm hiểu quan niệm của Toynbee về hiệu quả qua lại của thách thức – và - ứng phó như động lực hình thành, phát triển, nguyên nhân suy tàn và tan rã các nền văn minh.

Các chương 2,3,4,5 cho ta thấy Toynbee quyết định khảo sát tiến trình của một nền văn minh theo bốn thời kỳ: hình thành – phát triển – suy tàn – tan rã. Toynbee đi tìm “một lời giải thích sự sống, mà trong những vấn đề của con người có nghĩa là ý chí tự do… Thế là tôi thử khám phá các giới hạn, trong đó hiệu quả qua lại của “thách thức- và-ứng phó” thật sự mang tính sáng tạo trong thực tiễn.”(67)

“Kết quả của một nguyên nhân là không thể tránh khỏi, không thể khác được và có thể tiên đoán. Nhưng sáng kiến của bên hữu quan này hay bên hữu quan kia khi gặp gỡ không phải là một nguyên nhân: đó là thách thức. Kết quả của nó không phải là một hệ quả: đó là một ứng phó. Thách thức và ứng phó chỉ giống nguyên nhân và kết quả khi là một chuỗi sự kiện. Tính chất của chuỗi này không giống nhau. Khác với kết quả của một nguyên nhân, ứng phó với một thách thức không được quy định trước, không nhất thiết phải giống nhau trong mọi trường hợp, và do đó tự nó là không thể đoán trước”. (83)

Giai đoạn thứ nhất là sự gặp gỡ giữa thần linh và ma quỷ. Gia đoạn thứ hai trong thử thách của nhân vật người là khủng hoảng. Dưới ánh áng của các huyền thoại, thần thoại, truyền thuyết, chúng ta đã có được một ý niệm nào đó về bản chất của những thách thức và đáp ứng. Sự sáng tạo là kết cục của một cuộc quyết đấu.

Có nhiều hiện tượng bấp bênh và đa dạng trong những ứng phó do cùng một sự thúc đẩy tạo ra trong những trường hợp khác nhau, ngay cả khi sự thúc đẩy này là một tương tác của cùng một chủng tộc và cùng một môi trường trong những điều kiện giống nhau. (100)

Cùng một thách thức có thể gây ra ứng phó sáng tạo trong một số trường hợp, còn trong những trường “hợp khác thì không.” (102)

“…một môi trường bạc bẽo không phải là bất lợi cho văn minh, mà thậm chí ngược lại” (104)

“… một nhóm xã hội bị loại trừ khỏi một số khu vực hoạt động nào đó vì bị trừng phạt, thường có xu hướng phản ứng lại thách thức phân biệt đối xử ấy bằng cách tập trung sức mạnh của nó vào những lĩnh vực khác và thể hiện ở đó một năng lực đặc biệt”. (110)

“Những người tham gia các giáo phái đã được thử thách hoặc lựa chọn lại thuộc về hai nền văn minh khác nhau, mà cả hai đều là “những công việc đang được tiến hành.” (110)

“Những người tham gian nhóm được thử thách thuộc về một nền văn minh chỉ sống sót trong trạng thái hóa thạch hay như cộng đồng kiều dân trong một nền văn minh khác đang sống.” (112)

“các nền văn minh nảy sinh trong những môi trường đặc biệt khó khăn chứ không phải là đặc biệt dễ dàng”. (114)

Sau quá trình hình thành, Toynbee tiếp tục khảo sát quá trình phát triển. Ông cho rằng “một xã hội tiếp tục phát triển khi sự ứng phó có hiệu quả một thách thức, đến lượt nó, lại tạo ra thách thức mới, chuyển hóa một vận động duy nhất thành một loạt những vận động khác.” (119)

Có những thách thức thái quá dẫn đến những ví dụ về sự ngừng phát triển. Tuy nhiên cũng có những thách thức có tính kích thích và có lợi cho sự phát triển.

Đôi khi cảm hứng sáng tạo mất đi và sự thiếu sáng tạo ấy có thể là tự mãn hoặc lười biếng và con người đã phải trả giá không ít lần trong suốt lịch sử. Sự suy tàn các nền văn minh là một trong những hệ quả đó. Theo quy luật sinh tử của vũ trụ thì chu kỳ hình thành và phát triển rồi dẫn đến suy tàn và huy diệt là tất yếu và không ngừng lặp đi lặp lại. (138)

“nhóm người tỏ ra xuất sắc trong cách ứng phó lại một thách thức lại có xu hướng bị thất bại, thảm hại khi họ cố ứng phó thách thức tiếp theo. Những đế chế một thời, những nền văn minh rực rỡ hào quang và những đế quốc hùng mạnh, rộng lớn lần lượt suy yếu cũng là một ‘hậu vận’ bất khả kháng với nhiều nguyên nhân khác nhau. “Những cảnh suy tàn không phải là không thể tránh được và không thể cứu vãn” (197), do con người mất phương hướng, chạy trốn, đổ nhào vào lối bế tắc. Đó cũng

chính là thất bại khi không thể ứng phó với thách thức tự thân, thách thức bên trong loài người.

Sự tiêu vong và tan rã có mối liên hệ chặt chẽ, nhiền nền văn minh không thể tránh khỏi hai trạng thái đó.

3.4 Phân tích và đánh giá tư tưởng của Toynbee về sự tiếp xúc và giao lưu giữa các nền văn minh hướng tới văn hóa phú của một nhân loại thống nhất trong đa dạng.

Nhân loại luôn hướng tới hòa bình, luôn khao khát một thế giới tự do, thống nhất. Các nhà nước bá chủ dù có phần chuyên chế trong lịch sử nhưng cũng là bài học đang giá trong khi nhân loại vẫn có mong ước ấy. Ngoài ra, những tôn giáo cao cấp cũng có vai trò hệ trọng trong xã hội toàn cầu. Tuy nhiên, sự giao lưu tiếp xúc giữa các nền văn minh cả theo không gian và thời gian mới là tiền đề cho một nhân loại thống nhất.

“Tổng số các cuộc gặp gỡ còn nhiều hơn số lượng các nền văn minh” (theo không gian) (360). Các nền văn minh cùng thời có thể gặp nhau nhiều lần trong lịch sử của chúng (360).

Những nền văn minh đã chết cũng có ảnh hưởng tới những láng giềng xung quanh nó. (361)

Tây phương hóa châu Phi hay phương Đông, châu Á không còn là chuyện tương lai mà là chuyện ‘hôm qua’ và ‘hôm nay’. Những cuộc ‘xâm lược văn hóa’ nếu có thì cũng chỉ có tác động phần nào khiến cho một nền văn hóa bản địa tự thân phong phú thêm và mang lại một ít điểm chung nhân loại vào trong nó mà thôi. “một trật tự xã hội xây dựng trên nền tảng phong tục lâu đời” (385) có thể bị phá vỡ nhưng sự gặp nhau thường phức tạp hơn và không chỉ có như thế.

Tính động của phương Tây có thể gây phiền nhiễu và nghi ngại từ phần còn lại của thế giới mặc dù cả thế giới đang dần tiếp xúc và tiếp thu khá nhiều từ phương Tây. “Trong năm thế kỷ trở lại đây, phương Tây đã tỏ ra có khả năng lay động phần còn lại của thế giởitút bỏ sự đờ đẫn truyền thống của nó”. (400)

Nhưng phương Tây không thể tạo ra sự ổn định và hợp nhất nơi thế giới được. Phải có một cách thức nào đó và một thời gian dài hơn nhưng quá trình thống nhất thế giới tự thân không hề đơn giản nhưng “trong nội bộ sự thống nhất thống trị không thể xóa bỏ mọi hình thức đa dạng, và nền văn hóa của nó nhờ vậy sẽ chỉ càng phong phú hơn mà thôi”.

3. 5 Phân tích và đánh giá tư tưởng của Toynbee về sự phục hưng, hồi sinh của nền văn minh quá khứ trong nền văn minh hiện đại

Sự phục hưng các thể chế, tư tưởng và nghệ thuật chính là chủ đề chính của chương 10. Phục hưng giai đoạn hậu trung cổ, trong lịch sử Tây phương diễn ra mạnh mẽ đặc biệt ở văn học và nghệ thuật tạo hình. Đó chính là sự gợi lại ‘một bóng ma đã chết’ (406).

Toynbee cho rằng thuật ngữ phục hưng chưa được dùng và hiểu đúng ý nghĩa của nó. Thời kỳ phục hưng ở Italia chỉ là sự khai quật nấm mồ văn minh Hy Lạp chứ không đầy đủ ý nghĩa của khái niệm này.

Phải kể đến cả sự phục hồi thể chế chính trị mang phong cách La Mã xưa trong phương Tây sau này. Sự phục hưng ở triết học, thể chế chính trị lại rất khác so với sự phục hưng văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật tạo hình. Nó bao gồm cả giai đoạn đóng giả làm một nền nghệ thuật cổ điển. Người ta muốn tạo ra nét riêng, muốn thoát khỏi quá khứ nhưng lại bị ám ảnh bởi chính quá khứ.

“Tuy vậy, bóng ma ấy bất lực khi ngăn cản một nền văn hóa mới và độc đáo phát triển từ trong cái bóng của nó”. (420) Và cuối cùng thì ‘trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, dường như tài năng phương Tây cuối cùng đã tìm thấy một lối thoát. Nhưng nó đã lấy lại được bản sắc của mình một cách từ từ và khó khăn, và không phải không có tổn thất.” (424)

3. 6 Suy nghĩ của anh chị về phương hướng vận dung Toynbee trong nghiên cứu văn hóa học

Toàn bộ tác phẩm A study of history của Arnold Toynbee được sắp xếp hết sức khoa học cho dù cách thức ông tổ chức và lý giải vẫn còn mang tính chất ‘hệ thống hóa’, siêu hình. Cấu trúc tác phẩm được tổ chức hợp lý và dễ tiếp cận. Những chương đầu

là giới thiệu mục đích, phân loại, phương pháp và cách tổ chức. Những chương sau tập trung vào các chủ thể - nền văn minh – theo tiến trình ‘thời gian’: hình thành, phát triển, suy tàn, tan rã. Các chương 6,7,8 là phân tích các trường hợp đặc biệt. Chương 9, 10 là khảo sát mối quan hệ các chủ thể theo thời gian lẫn không gian. Chương cuối cùng đặt ra một câu hỏi quan trọng.

A study of history là công trình vừa xem xét ‘chủ thể’ theo ‘thời gian’, ‘không gian’, ‘mối quan hệ’ đồng thời cũng vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, ngoài ra còn khảo sát một vài trường hợp riêng biệt. Tóm lại, tác phẩm của Toynbee đã tận dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau chứ không hề cứng nhắc theo một ‘nguyên tắc’, ‘nguyên lý’ hay ‘hệ thống’ nhất định từ đầu đến cuối. Đó là tư duy linh hoạt trong nghiên cứu khoa học đáng để chúng ta học hỏi và có thể vận dụng hữu ích vào công tác nghiên cứu. Hơn nữa, việc lên danh sách cụ thể các nền văn minh là một việc làm chi tiết, cẩn trọng và tương đối khoa học, nó còn cho thấy Toynbee tôn trọng và khách quan đối với đề tài nghiên cứu.

Tự thân đối tượng, chủ đề của đề tài nghiên cứu là rất rộng và phức tạp. Chính vì vậy, việc nghiên cứu không thể tiến hành bằng phương thức đơn giản là thiết lập một hệ thống hay một trục ‘thời gian’ hoặc ‘không gian’ nhất định rồi cứ thế mà đi, cách làm đơn giản như vậy quá chủ quan và mang nặng màu sắc siêu hình không thực tế. Cách thức hợp lý và thực tiễn theo tôi rút ra từ tác phẩm của Arnold Toynbee, như đã nói ở trên, chính là thận trọng và khách quan, nhìn theo nhiều chiều, trong nhiều mối quan hệ khác nhau chứ không có ‘chủ thể gốc’, ‘trục gốc’ như hướng đi một số sử sách đã

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch đọc sách kinh điển (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w