Giai đoạn hoàn tất đối với công nghệ sản xuất bìa cứng

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy trình công nghệ sản xuất giấy KRAFT (Trang 32)

2. QUY TRÌNH NẤU BỘT SULFAT VAØ SẢN XUẤT GIẤY KRAFT

2.3.10.Giai đoạn hoàn tất đối với công nghệ sản xuất bìa cứng

Hai phương pháp cơ bản để có được một bề mặt hoàn tất của sản phẩm bìa cactông nhiều lớp là tráng keo bằng dao gạt và cán bằng trục mài láng.

2.3.10.1. Tráng keo bằng dao gạt

- Sự làm phẳng và làm vững chắc bề mặt giấy được thực hiện bằng việc sử dụng 2 hay 3 trục ép keo được trang bị với 3 hoặc 4 hộp nước để đưa dung dịch tinh bột (hay dung dịch keo thích hợp khác) lên bề mặt giấy. Điều này làm tăng tính kháng xù lông cho mặt giấy.

- Trong quá trình xử lý này, độ ẩm ban đầu của sản phẩm giấy bìa khoảng 3% và sau xử lý khoảng 6%. Nếu độ ẩm trước xử lý cao hơn, độ khối của sản phẩm sẽ giảm đáng kể. Khả năng bắt ẩm của giấy bìa phụ thuộc vào tốc độ máy và sự gia keo bề mặt và thường được giới hạn trong khoảng 1% cho mỗi dao gạt.

Hình 21: Hệ thống tráng keo bằng dao gạt

2.3.10.2. Trục mài láng

- Để có được bề mặt phẳng và bóng, bìa cactông sẽ được sấy khô một phần rồi được ép trên một trục bóng đường kính lớn.

- Phương pháp này giúp duy trì được độ khối cho giấy bìa và bề mặt có được sẽ đặc biệt thích hợp cho những quá trình tráng phấn sau này.

lượng không quá 450g/m2 vì lúc này hơi ẩm tách ra sẽ phải khuếch tán qua một tập hợp nhiều lớp giấy khá dầy.

2.3.10.3. Liên kết giữa các lớp trong cấu trúc bìa cactông

- Lực liên kết giữa các lớp của bìa cactông là một thông số rất quan trọng, nhất là đối với những loại hộp cactông.

- Lực liên kết là chỉ số liên kết liên quan đến khả năng chống lại sự tách lớp trong cấu trúc bìa nhiều lớp dưới tác dụng của lực kéo áp dụng theo phương thẳng góc với mặt phẳng giấy.

- Liên kết này phụ thuộc vào tương tác cơ học của thành phần mịn và các sợi con có tại bề mặt tiếp giáp giữa các lớp và sự phát triển của liên kết hyđrô giữa các sợi khi tiếp xúc với nhau.

 Để đạt được mức độ liên kết cao nhất, cần phải có một số điều kiện sau:

- Thành phần mịn tại bề mặt tiếp xúc sẽ lấp đầy lỗ trống và làm tăng cường hơn bề mặt tiếp xúc giữa các lớp. Như vậy nếu các lớp có tính hai mặt (tính không đồng nhất giữa mặt trên và mặt dưới của băng giấy) khá lớn, sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi cho liên kết lớp.

- Nước tự do phải được hiện diện tại khe ép để hỗ trợ cho sự di chuyển của thành phần mịn. Nồng độ bột thấp do vậy là một yếu tố thuận lợi.

- Quá trình thủy hóa và chổi hóa sợi cũng làm phát triển liên kết.

Khi các lớp giấy càng mỏng, lực liên kết giữa chúng càng lớn (khi so sánh hai tờ bìa cùng một bề dày). Với các lớp mỏng sự định hướng của sợi tại bề mặt tiếp xúc được xem là tương đương như sự định hướng trong khối sợi và khi các lớp mỏng thì lực liên kết giữa chúng sẽ gần tương đương như lực liên kết trong từng lớp thành phần.

Khi áp suất ép giữa trục bụng và trục ép tăng thì lực liên kết giữa các lớp cũng tăng. Tuy nhiên, áp suất này chịu giới hạn nghiêm ngặt của lượng nước hiện diện. Chỉ tại hai hoặc ba khe ép sau cùng thì mới có thể giữ được một tải trọng đủ lớn vì sự phân bố tải trọng khe ép rộng hơn. Việc thành lập liên kết giữa các lớp thường dễ dàng hơn việc duy trì được nó.

2.3.10.4. Tính chất bìa cactông

- Chỉ tiêu đánh giá chủ yếu của bìa cactông chính là bề dày. Do vậy người sản xuất sẽ có lợi khi sử dụng những loại bột cho độ khối cao (tỉ trọng thấp) để làm giảm trọng lượng băng giấy và giảm giá thành.

- Thường loại bột giấy thu hồi mà thành phần chính là giấy báo được sử dụng chủ yếu làm những lớp phía trong của bìa cactông.

- Trong quá trình tạo hình, điều mong muốn là có được nhiều sợi mà trục của chúng song song với mặt phẳng băng giấy và được định hướng một cách ngẫu nhiên. Nếu điều kiện này được đáp ứng, tờ giấy sẽ rất vững chắc và độ bền lực ở mọi hướng là như nhau.

- Tuy nhiên, khi sản phẩm giấy cần có độ khối, thì cần phải có một thành phần sợi được định hướng theo phương vuông góc với mặt phẳng giấy.

- Tính chất quan trọng nhất đối với phần lớn các loại bìa cactông là độ cứng (hay còn được hiểu là độ kháng bẻ cong). Những lớp ở mặt ngoài (lớp trên và lớp dưới) là lớp đóng góp cho độ cứng nhiều nhất, còn các lớp phía trong

sẽ đóng góp cho độ khối.

2.3.10.5. Các loại bìa cactông

a. Cactông sóng

- Loại này để làm thùng chứa vận chuyển hàng hóa. Cấu trúc của loại này là sự luân phiên của hai hay nhiều lớp phẳng và giấy sóng được dán lại với nhau trên máy tạo sóng.

- Mặt ngoài cùng là lớp mặt, được làm từ bột sulfat gỗ mềm không tẩy trắng (hoặc đôi khi có tẩy).

- Bột giấy sử dụng làm lớp sóng có hiệu suất cao hơn lớp mặt và nó được nghiền ít hơn, cung cấp độ khối và độ cứng cho sản phẩm, thường là bột cơ và bột bán hóa của gỗ cứng, khoảng 15% bột gỗ mềm. Bột làm lớp mặt được nghiền nhiều hơn để có được độ chịu lực và độ nhẵn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b. Giấy bìa nhiều lớp

- Loại này được sử dụng làm bao gói.

- Độ khối của bột cơ trong những lớp ruột làm cho bìa có được độ cứng.

- Bột cơ do vậy là thành phần quan trọng trong sản xuất giấy bìa nhiều lớp. Tùy theo chức năng mà thành phần bột giấy của các lớp khác nhau có sự khác biệt, như lớp mặt do phải thường qua quá trình in nhiều màu nên được làm từ bột hóa tẩy trắng, hoặc có khi còn được tráng phấn. Lớp mặt phía trong được làm từ hỗn hợp của bột bán hóa và bột cơ.

- Khi sử dụng làm bao gói thực phẩm, bột giấy phải không được chứa tạp chất có khả năng thấm hay dẫn truyền làm thực phẩm có mùi vị lạ.

TAØI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Ngọc Bích, “Kỹ thuật xenlulô và giấy”, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, 2003.

[2] Đống Thị Anh Đào, “Kỹ thuật bao bì thực phẩm”, NXB Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, 2005.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy trình công nghệ sản xuất giấy KRAFT (Trang 32)