Giai đoạn ép

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy trình công nghệ sản xuất giấy KRAFT (Trang 26)

2. QUY TRÌNH NẤU BỘT SULFAT VAØ SẢN XUẤT GIẤY KRAFT

2.3.5. Giai đoạn ép

Hình 15: Giai đoạn ép giấy trên máy xeo 2.3.5.1. Mục đích

Mục đích cơ bản của quá trình ép trên máy xeo là tách nước và làm tăng độ bền cho băng giấy ướt. Ngoài ra, còn có những mục đích khác như tăng độ nhẵn, giảm độ khối hay tăng độ chặt:

- Việc tăng độ bền cho băng giấy ướt bảo đảm được sự vận hành của buồng sấy.

- Tăng độ vững chắc cho băng giấy là một yếu tố rất quan trọng, sau ép sự tiếp xúc giữa các sợi sẽ được gia tăng và như vậy liên kết sợi sẽ được phát triển trong quá trình sấy.

2.3.5.2. Diễn tiến quá trình trong khe ép

Băng giấy được đi vào khe ép giữa hai trục, nó được đỡ trong quá trình ép nhờ một chăn ép.

 Có thể xem quá trình ép gồm bốn giai đoạn:

- Giai đoạn 1: bắt đầu quá trình nén của băng giấy và chăn. Không khí được đẩy ra khỏi băng giấy và chăn, không có sự phát triển của áp suất thủy lực và do vậy không có động lực cho sự thoát nước.

- Giai đoạn 2: băng giấy bão hòa và áp suất thủy lực bên trong cấu trúc băng giấy làm cho nước di chuyển từ giấy sang chăn. Giai đoạn này tiếp tục cho đến giữa khe ép, khi mà áp suất tổng gần như đạt cực đại.

- Giai đoạn 3: khe ép tiếp tục nới rộng cho đến khi lực ép thủy lực trong băng giấy bằng không, tương ứng với độ khô cực đại của băng giấy.

- Giai đoạn 4: cả băng giấy và chăn đều được “nới rộng” ra và băng giấy trở nên không bão hòa. Mặc dầu lúc này có hình thành một “áp suất âm” (tạo chân không) trong cả hai cấu trúc, một số yếu tố làm cho nước quay ngược từ chăn về băng giấy. Sự hấp phụ nước này là một hạn chế cơ bản của quá trình ép và tách nước.

2.3.5.3. Hai yếu tố giới hạn quá trình ép

- Một liên quan tới tốc độ tách nước (gọi là giới hạn về dòng chảy).

hạn về lực nén).

Như vậy nếu muốn băng giấy tách nước càng dễ, áp lực mà ta có thể tác động lên lớp đệm sợi sẽ càng cao.

Nếu như tác động một áp lực khá dư trong trường hợp có giới hạn về dòng chảy, băng giấy sẽ bị đè nát hay trầm trọng hơn, băng giấy có thể bị rách.

2.3.5.4. Một số kiểu ép

- Ép phẳng.

- Ép chân không.

- Ép với trục khắc rãnh.

- Ép có lưới.

Với loại bìa cactông nhiều lớp, đặc biệt là loại định lượng cao, quá trình ép cần được thực hiện từ từ, êm dịu để tránh hiện tượng nén giấy (ép nát) hay tạo túi khí giữa các lớp giấy. Đồng thời cũng bảo vệ được độ khối và lực liên kết giữa các lớp giấy.

Yêu cầu cơ bản là tác động của ứng suất kéo trên băng giấy cần được giảm thiểu và mỗi khe ép có thiết kế đặc biệt tương ứng với lượng nước được tách ra ở mỗi khe ép.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quy trình công nghệ sản xuất giấy KRAFT (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w