TIẾNG ANH KIỂU CHÂ UÁ

Một phần của tài liệu Tài liệu 50 việc cần làm ở tuổi 20 ppt (Trang 32 - 33)

Bắt đầu từ bây giờ, chúng ta nên học tiếng Anh kiểu châu Á, điều này có hiệu quả sử

dụng trong thực tế vô cùng quan trọng.

Chúng ta học tiếng Anh ở trường, điều học trước tiên là “ngôi thứ ba số ít + thời hiện tại thì thêm S. “Ngôi thứ ba số ít + thêm S” là qui tắc ngữ pháp cơ bản nhất, nhưng lại không thích dụng với tiếng Anh kiểu châu Á.

Chúng ta đều biết câu “Cô ta có hai quyển sách” phải dịch sang tiếng Anh là “She has two books”. Nếu dịch là “She have” hoặc “two book” đều bị coi là lỗi sơđẳng.

Nhưng tiếng Anh kiểu châu Á không bị hạn chế như vậy. “Cô ta có hai quyển sách” có thể nói “She have two book”. Đã có chữ “two” biểu thị số nhiều, không lẽ còn sợ

hiểu lầm thành số ít nữa sao? Điều quan trọng là thể hiện đúng ý. Đó là bước thứ nhất. Khi muốn diễn đạt ý “Cô ta có hai quyển sách”, thì trong óc cứ nghĩ, không biết nên dùng “has” hay là “have”, “two books” hay là “two book”. Nghĩ chán chê vẫn chưa nói ra được, ấy là người Nhật.

Ởđây chúng ta bàn không phải đến vấn đề ngữ pháp. Kỳ thực chữ “book” chỉ là ví dụđơn giản.

Nếu nói đến “đứa con”, muốn nói “Cô ta có hai đứa con”, thì phải nhớ dạng số nhiều của “child” là “children”, chứ không thể đơn giản thêm chữ S. Nếu chỉđể biểu ý, thì chúng ta không cần nhớđến chữ “children”.

Cứ nói “She has two child”, người ta cũng vẫn hiểu được như thường. Sau có nghĩ

tiếp cũng không muộn.

Câu “Hôm qua tôi đã đi xem phim” phải dịch sang tiếng Anh như thế nào? Người Nhật trước hết sẽ nghĩ “I went to the movie yesterday”; không biết có cần thêm chữ

“the”, chữ “go” phải biến thành “went” hay không. Cứ thế nghĩ mãi không nói ra

được. Nếu là tiếng mẹđẻ thì không có chuyện đó.

Nhưng có người không cần sự trói buộc của ngữ pháp. “Yesterday, I go to movie”. Bởi vì nói “yesterday” thì nhất định phải là sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Trước “movie” không thêm “the” cũng chẳng chết ai, ngược lại diễn đạt được cái ý đi xem phim.

Người muốn chơi bóng chày hoặc bóng đá mà trước tiên xem sách hướng dẫn luật chơi trước thì không xong. Mỗi người muốn nắm vững một ngoại ngữ, nhưng trong quá trình học lại hay bắt đầu từ “mẹo luật ngữ pháp”.

Đó tuyệt đối không phải là một phương pháp hay.

Tại Los Angeles, người nào cũng nói tiếng Anh lưu loát, ta là người Nhật mỗi lần mở

miệng cảm thấy ngọng nghịu cũng là lẽ thường.

Nhưng ở Xinh-ga-po, Hồng-Công hoặc Macau, thì không có chuyện đó. Mọi người

đều như nhau, cứ nói tiếng Anh đại đi, sợ gì ai?!

Ở Nhật Bản, nếu bạn nghe người nước ngoài nói tiếng Nhật sai, bạn không đời nào bảo họ “Ông nói tiếng Nhật sai rồi”, hoặc “Ông học tiếng Nhật ởđâu mà nói sai quá thế?” Nhìn người nước ngoài sử dụng đôi đũa ăn cơm rất lóng ngóng, bạn vẫn sẽ khen “Anh giỏi quá!” Người Nhật dùng dao nĩa ăn thì cũng vậy. Bạn đã không trách người nước ngoài nói tiếng Nhật sai, thì họ cũng sẽ không cười khi bạn nói sai tiếng Anh. Loài người giao lưu với nhau không phải chỉ bằng ngữ pháp đơn thuần.

Đừng đau đầu nhức óc với các khái niệm trừu tượng của ngữ pháp tiếng nước ngoài làm gì.

Một phần của tài liệu Tài liệu 50 việc cần làm ở tuổi 20 ppt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)