Có người hỏi tôi: “Thưa tiên sinh Akihiro, tiên sinh cái gì cũng biết. Phải làm như thế
nào mới có thể bằng được tiên sinh?”
Những gì tôi biết thự ra rất có hạn. Tôi chr tinh thông một vài môn hoặc những gì liên quan đến điện ảnh.
Mỗi người trò chuyện với tôi đều có sở trường của họ. Có người nói về mỹ thuật. Có người nói về âm nhạc cổ diển. Có người giỏi về văn học.
Sau mỗi buổi trò chuyện, tôi đều đau khổ nhận thức cái sự tài sơ học thiển của mình. Nhưng lại không thể học tất cả mọi thứ.
Nếu nói đến việc tích luỹ kiến thức, thì thanh niên không thể sánh với trung niên hoặc người già. Sống lâu tất phải tích luỹđược nhiều hơn.
Vậy thì phải phân phối như thế nào đây giữa cái gọi là “việc không thể không làm”, với “làm công việc mình thích?” Thời trung, tiểu học, thực hành mọi việc gọi là để
giáo dục toàn diện, đa tài. Cách học ấy chỉ thích hợp trước hai mươi tuổi. Sau khi đi vào xã hội, phương pháp giáo dục ấy không còn ý nghĩa gì nữa. Mọi cái đều biết, nhưng không thể tinh thông mọi cái. Con mèo ba chân không thể chạy khắp thiên hạ. Nếu muốn trở thành người đa tài, thì sẽ bị trói buộc vào những “việc không thể không làm”, do đó cái “công việc mình thích làm” sẽ phải gác sang một bên.
Hai phí bao nhiêu tâm trí, sức lực cho “việc không thể không làm” thì thật không
đáng.
Hãy dồn tinh lực “làm công việc mình thích”; nếu không thì tài chẳng có, chứ đừng nói đến chuyện đa tài.
Về một ý nghĩa nhất định mà nói, thực ra không hề có cái gọi là “việc không thể
không làm”.
Nói cách khác, mục đích cuối cùng là để “làm công việc mình thích”.
Đừng ép mình làm công việc mình không thích. Nếu công việc mình thích bày ra trước mắt, thì còn do dự gì nữa?