Quan điểm của ngườidân về yếu tố xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá quan điểm người dân trong việc chọn lựa sử dụng đất ở huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 35)

Ngoài nhóm yếu tố kinh tế yếu tố xã hội cũng ảnh hưởng đến việc chọn lựa sử dụng đất Hình 3.5:

(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

Hình 3.5 Quan điểm về xã hội của người dân

Vấn đề tập huấn kỹ thuật và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là xu thế của các nhà sản xuất trong quá trình hội nhập kinh tế. Kết quả thực tế qua phỏng vấn việc tập huấn làm năng suất được nâng cao cũng như chất lượng sản phẩm cũng được cải tiến. Chính vì vậy, người dân quan tâm nhiều đến tập huấn kỹ thuật chiếm 29%.

Người dân ít quan tâm đến tập quán sản xuất chiếm 21%, do việc tập huấn kỹ thuật đã tác động đến nhận thức của người dân làm thay đổi quan điểm coi trọng tập quán sản xuất thông qua những buổi tọa đàm khuyến nông, hội thảo về kỹ thuật trong sản xuất

27% 29% 23% 21% Chính sách nhà nước Tập huấn kỹ thuật Lao động nông thôn Tập quán sản xuất

Bảng 3.2 Quan điểm về chính sách nhà nước, tập huấn kỹ thuật, lao động nông thôn, tập quán sản xuất của nông hộ

(Đơn vị tính: %) Mô hình Quan điểm Chính sách nhà nước Tập huấn kỹ thuật Lao động nông thôn Tập quán sản xuất Cá 37 27 18 18 Lúa 23 32 21 24

Cây ăn trái 33 30 19 18

Màu 27 23 31 19

(Nguồn: kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)

* Mô hình nuôi cá

Mô hình nuôi cá là mô hình lý tưởng cho lợi nhuận rất cao nhưng nguồn vốn đầu tư rất lớn mặt khác nguồn vốn trên địa bàn còn khó khăn. Để người dân có đủ vốn phục vụ cho sản xuất, nhà nước có chính sách khoanh nợ cũ cho vai vốn mới cho bà con nông dân, đồng thời cho vai với lãi suất thấp, tăng thời gian đáo hạn. Do vậy ngườidân quan tâm nhiều đến chính sách nhà nước chiếm 37% đặc biệt là chính sách về vốn.

Cùng với xu thế hội nhập, phát triển kinh tế thị trường như hiện nay để mô hình nuôi cá đạt năng suất và chất lượng cao đòi hỏi người dân phải thường xuyên tham gia vào những buổi tập huấn kỹ thuật để tăng thêm kinh nghiệm hiện tại, kết hợp với ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Bên cạnh đó, cần thay đổi những tập quán lỗi thời, lạc hậu như: nuôi theo kiểu quảng canh, mật độ nuôi thưa, ít sử dụng thuốc, hóa chất, sử dụng thức ăn tự chế, lệ thuộc hoàn toàn vào con giống thu gom từ tự nhiên, thụ động lợi dụng nguồn thức ăn có sẵn trong ao hồ, sau một thời gian nuôi, thì tiến hành thu hoạch. Với những tập quán như vậy, làm năng suất và sản lượng kém, cá không đủ chuẩn kích thước hàng hóa, phân thành nhiều cở loại khác nhau. Chưa khai thác hết được tiềm năng mô hình nuôi cá và chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chính vì vậy người dân quan tâm nhiều đến tập huấn kỹ thuật chiếm 27% và ít quan tâm đến tập quán sản xuất chiếm 18%.

* Mô hình trồng lúa

Với nền nông nghiệp phát triển như hiện nay để sản xuất lúa thu lợi nhuận cao, ít tốn chi phí, thì người dân phải chủ động tham gia tham gia vào các buổi hội thảo, khuyến nông các lớp tập huấn kỹ thuật ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất như: chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm; các tiến bộ kỹ thuật này

giúp nông dân nâng cao kiến thức và phát triển kỹ năng sản xuất lúa theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững hơn tập quán canh tác truyền thống. Do tập huấn kỹ thuật làm tăng năng suất chất lượng lúa gạo, qua phỏng vấn thực tế có có 19/25 hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật, những hộ không đi do có việc riêng hoặc tự trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Qua đó cho thấy được người dân quan tâm nhiều đến tập huấn kỹ thuật chiếm 32%.

So với các mô hình còn lại mô hình trồng lúa quan tâm đến tập quán sản xuất nhiều nhất chiếm 24% và ít quan tâm đến chính sách nhà nước nhất chiếm 23%. Do đây là mô hình truyền thống, người dân có tập quán sản xuất lâu đời, người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất và sinh kế chủ yếu vào nghề trồng lúa. Khi quyết định lựa chọn mô hình canh tác người dân bị chi phối bởi sự lựa chọn của những hộ lân cận trong vùng, đồng thời khi người dân nhận thấy họ có thể canh tác mô hình có lợi nhuận cao lúc đó người dân mạnh dạn quyết định canh tác mô hình đó ngay cả khi không có sự quy hoạch của chính quyền địa phương.

Người dân quan tâm nhiều đến chính sách nhà nước và ít quan tâm đến lao động nông thôn. Do nhà nước có chính sách khoanh vùng quy hoạch trồng lúa bảo vệ quỹ đất nông nghiệp của huyện, đảm bảo an ninh lương thực cho vùng và có chính sách chia nhỏ ruộng đất để giải quyết tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cho lao động nông thôn. * Mô hình trồng cây ăn trái

Người dân quan tâm nhiều đến chính sách nhà nước chiếm 33%. Do cây ăn trái là loại cây trồng nhiều ở vùng cù lao, ven sông, rạch ít chịu ngập, lụt trong thời gian dài do đó cần đầu tư đê bao kiên cố do mực nước sông mỗi năm mỗi tăng cần phải gia cố mỗi năm một lần. Qua kết quả phỏng vấn nông hộ cho chính quyền địa phương có sự quan tâm, có những chính sách trong việc quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng (đê bao) tạo điều kiện giúp bà con an tâm sản xuất.

Bên cạnh đó, người dân lo lắng về giá cả thị trường cây ăn trái không ổn định. Chính quyền địa phương thường xuyên hổ trợ thông tin về giá cả thị trường đồng thời kết hợp các đơn vị liên quan tiến tới thực hiện bao tiêu sản phẩm cho nông dân, bảo đảm ổn định tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Bảo đảm ổn định trong tiêu thụ sản phẩm của nông dân, đại diện là tổ hợp tác hoặc hợp tác xã. Ngoài ra nông dân sản xuất phải đảm

Người dân quan tâm nhiều đến lao động nông thôn chiếm 31%. Do trong quá trình làm đất, xạ giống, thu hoạch cần 7 - 8 lao động. Qua kết quả phỏng vấn những hộ trồng màu làm “dằn công” thường là những người có bà con hàng xóm với nhau để giảm bớt thời gian rảnh rỗi.Ngoài ra, trong mùa thu hoạch rộ còn thuê mướn thêm một số lao động ở ngoài vùng tạo điều kiện cho họ có thêm được việc làm, kiếm thêm thu nhập trang trãi trong gia đình, giải quyết được tình trạng nhàn rỗi thiếu việc làm.

Người dân quan tâm đến chính sách nhà nước chiếm 27%.Trong thời gian gần đây người dân không an tâm vì giá hoa mùa gần đây bắp bênh, không ổn định trong khi đó giá lúa thì ổn định. Hiện nay, do giá lúa có xu hướng tăng cao nên các hộ trồng màu có xu thế chuyển sang canh tác lúa. Trước những khó khăn trên nhà nước có chính sách hộ trợ giống cho những hộ canh tác lúa sang trồng màu. Với chính sách này bà con rất phấn khởi và an tâm sản xuất.

Một phần của tài liệu đánh giá quan điểm người dân trong việc chọn lựa sử dụng đất ở huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)