Hiện trạng sử dụng đất nôngnghiệp của huyện Trà Ôn

Một phần của tài liệu đánh giá quan điểm người dân trong việc chọn lựa sử dụng đất ở huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 30)

Trà Ôn là huyện chuyên sản xuất nôngnghiệp. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện thể hiện qua Hình 3.2:

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Hình 3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Trà Ôn năm 2013

Qua Hình 3.2 cho thấy: Diện tích đất trồng lúa cao nhất chiếm 55,21% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Kế đến diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 42,90% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Còn lại là diện tích đất trồng cây hằng năm khác và đất dùng vào đồng cỏ chăn nuôi. Từ đó cho thấy phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện là hình thành các khu chuyên canh trong sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng.

Đất trồng lúa phân bố ở các xã và thị trấn trừ hai xã cù lao phía Tây Nam của huyện. Do địa hình huyện thuộc dạng địa hình đồng bằng do phù sa bồi đắp tạo nên, tương đối bằng phẳng, thấp dần về các xã nằm trong nội đồng, kết hợp với hệ thống kênh rạch dày đặc và có cao trình trung bình đến hơi thấp từ 0,6 - 1,6m thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là trồng lúa ở khu vực nội đồng. Qua đó cho thấy cây lúa có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp và người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào cây lúa chính vì vậy cây lúa chiếm ưu thế hơn các loại cây trồng khác, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh lương thực cho vùng và cung cấp cho xuất khẩu. Đất trồng cây lâu năm phân bố nhiều nhất ở phía Tây Nam của huyện, ven sông Hậu gồm các xã cù lao và nhỏ lẻ ở các xã còn lại. Do địa hình huyện có khuynh hướng cao ở 2 xã ven sông Hậu cao trình từ 1,6 - 2,2 m, bên cạnh đó lượng nước tưới đủ đáp ứng quanh năm và đặc biệt là đất đai ở 2 xã cù lao thuộc nhóm đất phù sa bồi còn non trẻ,

12.039,29 0,19 340,37 9.355,2 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 Đất trồng lúa Đất trồng cỏ dùng chăn nuôi Đất trồng cây hằng năm khác

Đất trồng cây lâu năm Diện tích (ha)

rất thích nghi cao loại hình sản xuất cây ăn trái. Vì vậy, trong tương lai ở các xã này có thể phát triển vùng cây ăn trái chuyên canh kết hợp với tiềm năng du lịch sinh thái.

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2013)

Hình 3.3 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Trà Ôn năm 2013

Nhìn chung diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện chủ yếu trồng lúa (55,21%) và đất trồng cây lâu năm (42,90%). Cho thấy được thế mạnh của huyện là hình thành các vùng chuyên canh trồng lúa và cây ăn trái. Tuy nhiên, chuyên canh không đồng bộ nhỏ lẻ dẫn đến tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, mặt khác do thị trường bấp bênh, đầu ra không đảm bảo, giá cả không ổn định, việc thu hoạch tập trung, ồ ạt nông dân bị thương lái ép giá và phải đối mặt với tình trạng trúng mùa nhưng rớt giá. Bên cạnh đó, để cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, người dân tăng cường sử dụng phân bón, thuốc trừ

hình trồng lúa và cây ăn trái bị ảnh hưởng gây thiệt hại: diện tích gieo trồng bị thu hẹp, đất đồng bằng bị nhiễm mặn, làm giảm năng suất cây trồng, BĐKH gây đảo lộn cơ cấu cây trồng, thời tiết thay đổi thất thường dẫn tới hạn hán và tăng nguy cơ xuất hiện các loài dịch bệnh. Trong khi người dân chuyên canh 2 mô hình lúa và cây ăn trái có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, do vậy khi chuyển đổi sang mô hình khác người dân gặp khó khăn lớn nhất là chậm chuyển đổi.

Một phần của tài liệu đánh giá quan điểm người dân trong việc chọn lựa sử dụng đất ở huyện trà ôn tỉnh vĩnh long (Trang 30)