Điều kiện kinh tế có ý nghĩa quyết định chủ đạo việc sử dụng đất. Quan điểm về kinh tế trong việc lựa chọn sử dụng đất của người dân thể hiện qua biểu đồ sau:
(Nguồn: Kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)
Hình 3.4 Quan điểm về kinh tế của người dân
Qua Hình 3.4 cho thấy: người dân quan tâm nhiều nhất chủ yếu là lợi nhuận chiếm 30% như vậy lợi nhuận là yếu tố mang tính quyết định trong việc chọn lựa sử dụng đất người dân. Khi lựa chọn sử dụng đất cho mô hình canh tác người dân chỉ chú trọng đến nguồn tiền lời từ các mô hình vì đây là nguồn tiền trang trãi phân thuốc chi tiêu trong gia đình và là nguồn vốn đầu tư tiếp theo cho mùa vụ sau.
Người dân ít quan tâm đến vốn chiếm 20% qua đó cho thấy nguồn vốn trên địa bàn còn khó khăn. 30% 28% 20% 22% Lợi nhuận Thị trường Vốn Chi phí
Bảng 3.1 Quan điểm về lợi nhuận, thị trường, vốn, chi phí của nông hộ
(Đơn vị tính: %)
Mô hình Quan điểm
Lợi nhuận Thị trường Vốn Chi phí
Cá 33 17 23 27
Lúa 28 34 17 21
Cây ăn trái 31 28 22 19
Màu 29 31 17 23
(Nguồn: kết quả phỏng vấn nông hộ, 2014)
* Mô hình nuôi cá
Người dân quan tâm nhiều nhất là yếu tố lợi nhuận chiếm 33% do nguồn vốn và chi phí cao nhất. Qua phỏng vấn thực tế nguồn vốn của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu còn khó khăn, người dân khi mua vật tư, con giống, thức ăn phải mua gối đầu với các đại lý, công ty. Một số người dân làm ăn lỗ lã do không đủ vốn phải cần cố mảnh đất sản xuất chính của mình cho ngân hàng. Khi vai ngân hàng hàng tháng phải đóng lãi làm cho chi phí đầu tư tăng lên. Người dân được vai vốn với điều kiện phải có liên kết với các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu bảo đảm đầu ra thị trường do vậy người dân ít quan tâm đến thị trường chiếm 17%. Ngoài ra, trên địa bàn người dân được những công ty chi nhánh tại Cần Thơ bao tiêu sản phẩm từ: nguồn con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh và cán bộ chuyên ngành thủy sản tập huấn kỹ thuật chăm sóc và thị trường đầu ra cho bà con nông dân.
* Mô hình trồng lúa
Người dân quan điểm rằng việc tiêu thụ lúa gạo chủ yếu diễn ra thông qua các tiểu thương, đầu mối bán lẻ tiêu thụ nội bộ và giá cả cũng do người mua quyết định. Khi đến đến mùa vụ thì thu hoạch đồng loạt, lượng lúa không tiêu thu hết người dân buộc phải bán cho thương lái với giá rẽ và số còn lại để ăn trong gia đình và làm giống xạ vào mùa sau. Chính vì vậy, người dân quan tâm nhiều đến thị trường chiếm 34%.
Người dân ít quan tâm đến vấn đề vốn chiếm 17%. Qua phỏng vấn thực tế các nông hộ cho thấy nguồn vốn (tài chính) của đa số người dân trên địa bàn còn khó khăn (chiếm 20%), khi mua phân bón thuốc bảo vệ thưc vật phải mua thiếu các đại lý vật tư nông
sản lượng lúa để ăn trong gia đình, nếu có dư thì để bán cho thương lái hoặc các nhà máy xay xát kiếm đồng lời chi tiêu trong gia đình.
* Mô hình trồng cây ăn trái
Người dân quan tâm nhiều đến lợi nhuận chiếm 31% ít quan tâm đến chi phí chiếm 19%. Do đặc điểm sinh trưởng cây ăn trái cho thu hoạch một năm có ít nhất là một đợt trái và khi cây cho trái đợt thứ nhất thì chi phí về sau lại rất ít. Chính vì vậy, kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ là hết sức quan trọng quyết định lớn nhất đến lợi nhuận thu được. Bên cạnh đó, để xử lý ra hoa cho vườn cây ăn trái đạt hiệu quả cao ngoài việc phun hóa chất người dân cần phải kết hợp đồng bộ với bón phân, quản lý nước.
Hiện nay, tình trạng “trúng mùa dội chợ” đang là nỗi lo lắng cho các nhà vườn. Khi trái cây vào mùa thu hoạch rộ, sản lượng cung ứng cho thị trường quá lớn, thường xảy ra tình trạng ứ động, giá cả giảm mạnh. Với lượng trái cây tồn động lớn như vậy người dân bán cho các tiểu thương giá rẻ, tặng bà con hàng sớm, đem ủ làm phân. Bên cạnh đó, sản xuất trái cây của người dân vẫn còn mang tính tự phát, quy mô hộ gia đình, sản lượng cung ứng theo từng thời điểm thấp, không ổn định, chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn. Do vậy, người dân cũng quan tâm nhiều đến thị trường chiếm 28%.
Ngoài ra, người dân ít quan tâm đến vốn do người dân thường thích sử dụng nguồn giống trôi nổi, nguồn gốc không rõ ràng tràn lang trên thị trường, nguồn giống trôi nổi này được bán với giá rẻ phù hợp với nguồn vốn các nông hộ nên người dân chọn mua nhiều ảnh hưởng đến năng xuất và chất lượng sản phẩm khi thu hoạch.
* Mô hình trồng màu
Người dân quan tâm nhiều đến thị trường chiếm 31%. Do rau màu là loại thức ăn phổ biến thường sử dụng trong gia đình, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và phòng trừ một số bệnh. Trong xu thế đô thị hóa phát triển như hiện nay, lượng rau màu làm thực phẩm ở đô thị gia tăng, nhu cầu dùng rau màu sạch là rất lớn. Do đó phát triển rau màu sạch ở tại đại phương sẽ có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Trong thời gian gần đây giá lúa có xu hướng ổn định và tăng cao, cùng với việc thu hoạch hoa màu một cách đồng loạt dẩn đến tình trạng “cung vượt cầu” làm cho giá hoa màu sụt giảm. Bên cạnh đó hoa màu không dự trữ lâu được như lúa cần phải tiêu thụ ngay. Tuy nhiên, do đặc thù của huyện có nhiều sông, rạch và hệ thống giao thông đường bộ còn kém phát triển, các tuyến đường ở huyện và nông thôn rất nhỏ nên hầu hết các phương tiện chuyên chở rau màu còn thô sơ chủ yếu là xe máy, xe ba gác đã ảnh hưởng đến chất lượng rau màu và tỷ lệ tổn thất lớn sau thu hoạch.
Người dân ít quan tâm về vốn họ quan tâm đến chi phí nhiều hơn chiếm 23%. Do cây màu là loại cây thu hoạch ngắn dễ phát sinh sâu, bệnh do đó người dân sử dụng nhiều
phân, thuốc hóa học để cây trồng đạt được năng suất chất lượng cao. Bên cạnh đó những
năm gần đây người dân gặp những khó khăn như giá cả rau màu không ổn định trong khi giá thành vật tư nông nghiệp ngày càng cao cùng sự thất thường của thời tiết (mưa bão) gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất màu làm chi phí đầu tư tăng.