Hiện trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu ứng dung gis trong đánh giá 19 tiêu chí nông thôn mới ở xã hậu mỹ bắc b, huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 35)

4.1.1. Hiện trạng kinh tế

4.1.1.1. Cơ cấu kinh tế và thu nhập

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, tổng giá trị sản xuất của xã Hậu Mỹ Bắc B có chuyển biến theo xu hướng tăng; năm 2010 tổng giá trị sản xuất các khu vực kinh tế của xã đạt 299.722 triệu đồng, đến năm 2011 tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt 319.154 triệu đồng tăng 1,06 lần so với năm 2010 và năm 2012 tổng giá trị sản xuất đạt 351.852 triệu đồng tăng khoảng 1,17 lần so với năm 2010. Cũng trong giai đoạn này khu vực thương mại – dịch vụ và khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng cả về giá trị và tỉ trọng trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất hàng năm. Khu vực nông nghiệp có xu hướng tăng lên về giá trị sản xuất nhưng về tỉ trọng cơ cấu trong tổng giá trị sản xuất qua các năm có xu hướng giảm (Bảng 1). Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn là thế mạnh và là khu vực đóng góp nhiều nhất vào giá trị sản xuất và thu nhập của người dân xã Hậu Mỹ Bắc B.

Bảng 4.1 - Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) và cơ cấu kinh tế các khu vực giai đoạn 2010 - 2012

Khu vực Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Khu vực I: Nông nghiệp(*) 238.982 79,73 248.635 77,90 269.106 76,48 Khu vực II: Công nghiệp –

TTCN(**)

10.740 3,58 11.518 3,61 13.746 3,91

Khu vực III: Thương mại dịch vụ(**)

50.000 16,68 59.000 18,49 69.000 19,61

Tổng cộng 299.722 100 319.154 100 351.852 100

(Nguồn: (*) UBND xã Hậu Mỹ Bắc B, 2011, 2012 & 2012 (**) UBND huyện Cái Bè, 2010, 2011 & 2012)

Nông nghiệp là khu vực chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất, năm 2010 là 79,73%, năm 2011 là 77,90% và năm 2012 là 76,48%Khu vực thương mại dịch vụ đóng góp khoảng 18% tổng giá trị sản xuất mỗi năm; giá trị sản xuất và tỉ trọng khu vực này có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 3,7% trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất hàng năm. Tỷ lệ này cũng phản ánh sự giới hạn của sản xuất khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tại địa phương.

Như phân tích ở trên, nông nghiệp là khu vực kinh tế quan trọng đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của xã mỗi năm, với nhiều loại hình sản xuất khác nhau như: trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Trong đó lĩnh vực trồng trọt có tỷ trọng đóng góp cao nhất dao

20 động 85,75 – 86,28%/ năm, trong đó chủ yếu từ hoạt động sản xuất lúa. Tỷ trọng ngành chăn nuôi dao động 8 – 8,54%/ năm với các vật nuôi chính là heo và gia cầm. Thủy sản đóng góp khoảng –5,18 – 5,80% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng trung bình của xã giai đoạn 2010 – 2012 chỉ đạt 8,3%/năm. Trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình khu vực nông nghiệp của xã đạt 6,06%/ năm; khu vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp có tốc độ tăng trưởng trung bình 9,5%/ năm và khu vực thương mại dịch vụ là 17,47%/ năm.

4.1.1.2. Tỉ lệ hộ nghèo

Theo báo cáo của UBND xã Hậu Mỹ Bắc B, năm 2010 xã có 524 hộ nghèo tỷ lệ 24,13%; số hộ nghèo năm 2011 là 480 hộ, tỷ lệ 22,02%; tỷ lệ này năm 2012 là 18,73% tương đương 410 hộ. Năm 2012 số hộ thoát nghèo 81 hộ, số hộ nghèo phát sinh 11 hộ. Thu nhập bình quân đầu người của xã dù có tăng qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp. Thu nhập bình quân đầu người trong năm 2010 là 8,9 triệu đồng/ người/ năm, năm 2011 đạt 10,2 triệu đồng/ người/ năm và năm 2012 đạt 12,08 triệu đồng/ người/ năm. Thu nhập này đã bao gồm thu nhập từ khu vực I, II và III và thu nhập khác (từ lương hưu và lao động địa phương đi làm thuê ở các địa phương khác mang về), trong đó thu nhập khác gồm:

- Năm 2010: 3,169 tỷ đồng, tương đương thu nhập từ 106 lao động phổ thông, công chức và lương hưu

- Năm 2011: 12,415 tỷ đồng, tương đương thu nhập từ 345 lao động phổ thông, công chức và lương hưu

- Năm 2012: 22,97 tỷ đồng, tương đương thu nhập từ 638 lao động phổ thông, công chức và lương hưu.Thu nhập bình quân trên đầu người của xã còn rất thấp so với chuẩn thu nhập bình quân đầu người cho xã nông mới năm 2012 là 20 triệu đồng/người/ năm. Đây là thách thức của địa phương trong xây dựng nông thôn mới nhằm đạt tiêu chí về thu nhập.

4.1.1.3. Phổ cập giáo dục

Trong lĩnh vực giáo dục, năm 2012 địa phương hoàn thành tốt các chỉ tiêu huy động trẻ đến trường bao gồm huy động 142 trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt 100%; huy động 100% trẻ vào lớp 1 với tổng số 149 trẻ, số trẻ hoàn thành bậc tiểu học là 145 đạt 100%; duy trì sĩ số học sinh bậc tiểu học là 682 em đạt 100%. Ở bậc trung học cơ sở đạt 99,7% hoàn thành bậc học và duy trì sĩ số đạt 97,7% (UBND xã Hậu Mỹ Bắc B, 2012)

Bảng 4.2 – Tình hình học sinh trong các bậc học xã Hậu Mỹ Bắc B

Các chỉ tiêu Năm

2010 2011 2012

Tỷ lệ huy động vào mẫu giáo (%) 100 100 100

Tỷ lệ huy động vào lớp 1 (%) 100 100 100

Hoàn thành bậc tiểu học (%) 100 100 100

21

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) (%)

85 >80 (*) >80 (*) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: UBND xã Hậu Mỹ Bắc B, 2010, 2011 và 2012); (*): Phòng GD&ĐT huyện Cái Bè)

Đào tạo nghề nông thôn

- Năm 2012 địa phương phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang và công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức 5 lớp huấn luyện kỹ thuật về quy trình “1 phải 5 giảm”, sản xuất lúa chất lượng cao cho 250 lượt nông dân tại 3 ấp.

- Từ năm 2010 đến 2012 địa phương tổ chức đào tạo nghề nông thôn cho tổng số 180 lao động, trong đó số lao động được đào tạo nghề năm 2010 là 60 lao động, năm 2011 là 90 người và 30 người năm 2012 (UBND xã Hậu Mỹ Bắc B, 2010, 2011 và 2012). - Từ năm 2010 đến năm 2012, xã đã giới thiệu và giải quyết việc làm cho hơn 1.087 lao động trong đó xuất khẩu lao động 1 trường hợp năm 2010 (UBND xã Hậu Mỹ Bắc B, 2010, 2011 và 2012).

4.2Tình hình phát triển kinh tế - tổ chức sản xuất 4.2.1. Hiện trạng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp 4.2.1. Hiện trạng kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp

Hiện nay, ngành nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của xã Hậu Mỹ Bắc B chiếm 76,48 % giá trị sản xuất toàn xã (năm 2012). Có sự thay đổi chậm về giá trị sản xuất của các ngành trong toàn bộ cơ cấu của ngành nông nghiệp. Trồng trọt chiếm tỷ lệ đóng góp lớn trong nông nghiệp và đang có xu hướng tăng dần. Tương tự, giá trị và tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng dần qua các năm. Đối với ngành thủy sản, tuy giá trị sản xuất có xu hướng tăng nhẹ nhưng tỷ trọng lại giảm dần qua các năm (Bảng 4.2).

Bảng 4.3 - Giá trị sản xuất từng lĩnh vực trong nông nghiệp 2010 - 2012

Lĩnh vực

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị sản xuất nông nghiệp 238.982 100 248.635 100 269.106 100 Trồng trọt: 206.012 86,20 213.215 85,75 232.172 86,28 - Lúa 155.585 75,52 160.073 75,08 174.018 74,95 - Bắp 77 0,04 114 0,05 174 0,07 - Cây màu 17.050 8,28 17.028 7,99 17.980 7,74

- Cây lâu năm 33.300 16,16 36.000 16,88 40.000 17,23

Chăn nuôi: 19.110 8,00 21.000 8,45 22.984 8,54

22

- Gia cầm 4.180 21,87 4.400 20,95 4.620 20,10

-Thủy sản: 13.860 5,80 14.420 5,80 13.950 5,18

(Nguồn: UBND xã Hậu Mỹ Bắc B, 2010, 2011& 2012)

4.2.1.1. Sản xuất lúa

Trong giai đoạn 2010 – 2012 cây lúa luôn đóng góp tỷ trọng khá lớn, dao động từ 74,95 – 75,52% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Trong khi mức đóng góp của ngành chăn nuôi dao động từ 8,00 – 8,54% và thuỷ sản dao động trong khoảng 5,18 – 5,8% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (Bảng 4.2).

Căn cứ tình hình thực hiện các chỉ tiêu Kinh tế- Xã hội, Quốc phòng - An ninh năm 2012, Phương hướng nhiệm vụ năm 2013 xã Hậu Mỹ Bắc B, hoạt động sản xuất lúa của xã phát triển khá mạnh, sản xuất với 03 vụ/ năm, năng suất bình quân mỗi vụ trên 6 tấn/ ha. Cụ thể trong năm 2012 địa phương đã gieo trồng với tổng diện tích 4.240 ha lúa với năng suất bình quân đạt gần 6 tấn/ ha. Tổng sản lượng lúa của địa phương năm 2012 đạt 24.172 tấn. Tình hình sản xuất cụ thể qua các năm được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 4.4 - Kết quả sản xuất lúa từ năm 2010 - 2012

Mùa vụ

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Đông Xuân 1.407,90 9.573,72 1.409,70 9.585,96 1.420 8.236 Xuân Hè 1.373 9.611 1.382,60 9.678,20 1.420 8.236 Hè Thu 1.404,70 8.077,03 1.449,70 8.335,78 1.400 7.700

(Nguồn: UBND xã Hậu Mỹ Bắc B năm 2010, 2011 & 2012)

Trong năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban Nhân dân huyện Cái Bè, xã Hậu Mỹ Bắc B quy hoạch cánh đồng mẫu tại ấp Mỹ Trung với diện tích 400 ha trong đó lúa 350 ha và 50 ha vườn với tổng vốn đầu tư 3,051 tỉ đồng cho việc xây dựng các cống hở và trạm bơm. Địa phương phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang và công ty Bảo vệ thực vật An Giang tổ chức 5 lớp huấn luyện kỹ thuật về quy trình “1 phải 5 giảm”, sản xuất lúa chất lượng cao cho 250 lượt nông dân tại các ấp. Vụ Xuân hè năm 2013 địa phương phối hợp với công ty Bảo vệ thực vật An Giang thực hiện quy trình cánh đồng mẫu lớn bao gồm chuyển giao kỹ thuật, bán trả chậm vật tư và thu mua lúa hàng hoá cho người dân. Đã có 164 hộ tham gia với diện tích 141,8 ha. Việc quy hoạch cánh đồng mẫu lớn là hướng đi đúng đắn mang lại lợi ích cho người dân. Chỉ tính riêng việc bơm tưới khi tham gia cánh đồng mẫu chi phí bơm tưới giảm 40% so với bơm cá thể. Tuy nhiên, việc triển khai sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn còn vướng mắc trong phối hợp với các doanh nghiệp hình thành quy trình sản xuất khép kín từ việc cung ứng đầu vào cho sản xuất đến bao tiêu sản phẩm đầu ra; người dân còn yếu về thông tin kỹ thuật nhất là các tiến bộ kỹ thuật như sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP; sản xuất chưa có kế hoạch và không dự báo được thông tin thị trường.

Sản xuất nông nghiệp tại ấp Mỹ Thuận còn tương đối khó khăn do chưa khép được đê bao, kênh sườn khép kín nên hàng năm bị ảnh hưởng lũ. Diện tích toàn ấp tương đối

23 nhỏ so với 2 ấp còn lại, diện tích lúa tương đối nhỏ chỉ 92 ha. Việc xây dựng đê bao, kênh sườn rất tốn kém và làm mất đất của các hộ dân khu vực làm đê bao nên chưa có sự đồng thuận từ người dân. Hệ thống kênh mương nội đồng rất hạn chế, hiện chỉ có kênh Ngàn nên nước tràn vào không có đường thoát và rửa đất mà đọng lại thành nước tù ảnh hưởng đến chất lượng đất và nguồn nước. Tuy nhiên, theo kết quả thảo luận nhóm của nhóm tư vấn với đại diện người dân ấp Mỹ Thuận bà con nông dân đã tán thành việc nạo vét kênh sườn tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của toàn ấp.

4.2.1.2. Cây màu

Ngoài diện tích lúa 3 vụ, người dân cũng trồng màu trên chân ruộng ở một số diện tích chủ yếu thuốc ấp Mỹ Trung và Hậu Quới. Xu hướng này không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn giúp phát triển bền vững nông nghiệp tại địa phương vì hạn chế được nguồn sâu bệnh và cải tạo đất. Tổng diện tích trồng màu trong năm 2012 đạt 160,2 ha trong đó có 5,2 ha trồng bắp, 155 ha trồng dưa hấu với năng suất đạt 20 tấn/ ha. Diện tích sản xuất cây màu có xu hướng giảm do giá cả thị trường không ổn định. Giá trị sản xuất cây màu giai đoạn 2010 – 2012 dao động 7,74 – 8,28% trong tổng giá trị ngành trồng trọt (Bảng 4).

4.2.1.3. Cây lâu năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích trồng cây lâu năm chiếm 18,56% tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương 323,44 ha. Diện tích này chủ yếu nằm dọc các tuyến kênh trong tuyến dân cư và phần lớn là vườn tạp nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị ngành trồng cây lâu năm chủ yếu là cây ăn trái chỉ chiếm khoảng 16,5% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Bảng 4). Các loại cây trồng chủ yếu gồm xoài, dừa, mít, chuối. Trong năm 2012, địa phương vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, chăm sóc vườn cây đã trồng đồn thời thay thế bằng những loại cây cho năng suất chất lượng cao như xoài, dừa, mít, chuối, chanh. Diện tích cải tạo vườn cây trong năm 2012 đạt 25,5 ha. Năng suất vườn cây đạt 12,5 tấn/ ha đưa sản lượng vườn cây của toàn xã năm 2012 đạt 4.000 tấn. Nằm trong hoạt động cải tạo vườn tạp chuyển sang trồng cây đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, địa phương đang thử nghiệm mô hình trồng dừa xen chuối với diện tích 5 ha tại ấp Hậu Quới. Thử nghiệm thực hiện cuối năm 2012, hiện tại vườn cây đang phát triển tốt và tiếp tục được theo dõi, đánh giá tính khả thi và phù hợp. Đối với ấp Mỹ Thuận, việc phát triển cây ăn trái gặp nhiều khó khăn do khu vực này chưa có hệ thống kênh sườn và quản lý nước tốt nên mùa lũ thường bị ngập sâu và nắng hạn vào mùa khô.

Ngoài diện tích vườn quanh nhà, người dân còn tận dụng diện tích ngoài đê trồng cây lấy gỗ. Theo số liệu thống kê năm 2012 toàn xã có 120 ha đất trồng cây lấy gỗ với tổng số cây được trồng là 87.000 cây.

4.2.1.4. Chăn nuôi

Hoạt động chăn nuôi tại địa phương mang tính nhỏ lẻ ở cấp độ hộ gia đình, chưa có mô hình trang trại quy mô lớn. Chỉ có 1 hộ chăn nuôi heo quy mô khoảng 100 con trong tổng số 1.196 hộ nuôi heo và 1 hộ nuôi gà với quy mô khoảng 12.000 con. Hai hộ này đều được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn về môi trường.

24 Nhìn chung hoạt động sản xuất chăn nuôi của địa phương chưa phát triển mạnh, nên giá trị đóng góp của lĩnh vưc chăn nuôi vào tổng giá trị sản xuất nông nghiệp chưa còn thấp khoảng 8%/ năm.

Theo số liệu thống kê năm 2010 tổng đàn heo của xã là 4.250 con, bò 40 con và 55.000 con gia cầm (gà, vịt). Diện tích nuôi thuỷ sản là 92 ha, chủ yếu là tận dụng ao mương trong vườn nhà, sản xuất tự cung tự cấp là chính.

Tổng đàn heo của xã năm 2012 đạt 4.500 con heo, bò 28 con và 55.000 con gia cầm, giữ nguyên 92 ha mặt nước nuôi thủy sản (cá). Sản lượng và giá trị ngành chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.5 - Kết quả sản xuất chăn nuôi, thủy sản qua các năm 2010 – 2012 Đối tượng

nuôi

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu đồng) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu đồng) Sản lượng (tấn) Giá trị (triệu đồng) Gia súc 340 14.930 490 16.600 524 18.364 Gia cầm 110 4.180 110 4.400 110 4.620 Thủy sản 495 13.860 515 14.420 465 13.950

(Nguồn: UBND Xã Hậu Mỹ Bắc B năm, 2010, 2011 & 2012)

Việc sản xuất nhỏ lẻ cùng với những biến động của giá cả thị trường và diễn biến phức tạp của dịch bệnh là những trở lực cho sự phát triển ngành chăn nuôi tại địa phương nhất là chăn nuôi heo. Thêm vào đó, các hộ chăn nuôi heo chưa áp dụng việc xử lý

Một phần của tài liệu ứng dung gis trong đánh giá 19 tiêu chí nông thôn mới ở xã hậu mỹ bắc b, huyện cái bè, tỉnh tiền giang (Trang 35)