Hiệu quả kinh tế của các mô hình lúa-màu-màu và lúa-lúa

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của áp dụng mô hình luân canh lúa màu trên nền đất chuyên lúa đến một số đặc tính hóa học đất tại xã lương nghĩa, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 36)

Nhìn chung, canh tác theo mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2 lúa. So sánh tổng chi phí, lợi nhuận bình quân của hai mô hình canh tác lúa-lúa và khoai lang-lúa-bắp nếp được tiến hành qua bảng 3.3.

Luận văn Đại học Ngành Khoa học đất

CBHD: Ts.Châu Minh Khôi SVTH: Nguyễn Hữu Hân

22

Bảng 3.4 Tổng chi phí, lợi nhuận của các mô hình lúa-màu-màu và mô hình lúa-lúa

(Đơn vị tính: ngàn đồng/ha)

Hiệu quả kinh tế

Mô hình lúa-lúa Mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp Lúa Hè thu Lúa Đông Xuân Trung bình Khoai lang Hè thu Lúa Đông Xuân Bắp nếp Xuân hè Trung bình Tổng chi phí 10.299 9.299 9.799 28.515 9.299 12.225 16.679 Năng suất (tấn/ha) 5,3 5,7 5,5 23,32 6,3 12,9 14,17 Thu nhập 23.700 28.500 26.100 104.940 31.667 64.500 67.035 Lợi nhuận 13.401 19.201 16.301 76.425 22.368 52.725 50.356 Hiệu quả đồng vốn (B/c) 1,3 2,06 1,68 1,89 2,13 3,89 2,63

Qua bảng trên, ta thấy hiệu quả kinh tế từ mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp cao hơn rất nhiều so với mô hình lúa-lúa. Tuy chi phí sản xuất trong mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp cao gấp đôi mô hình lúa-lúa. Nhưng lợi nhuận mà mô hình đem lại thì rất lớn 50.356.000 đồng/ha/năm nhiều gấp 3 lần lợi nhuận của mô hình lúa-lúa (16.301.000 đồng/ha/năm).

Về hiệu quả đồng vốn, rõ ràng đồng vốn trong mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp cao hơn hẵn mô hình lúa-lúa. Hiệu quả đồng vốn vụ Hè Thu trong mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp là 1,89 khi so sánh với mô hình hai vụ lúa thì hiệu quả đồng vốn này cao hơn hẳn mô hình lúa-lúa vào vụ Hè Thu 1,30. Trong khi so sánh hiệu quả đồng vốn vụ Hè thu với vụ lúa Đông xuân (3,89) và vụ bắp nếp Xuân hè (2,63) thì hiệu quả đồng vốn vụ hè thu lại thấp nhất. Điều này chứng minh, sản xuất theo mô hình luân canh có hiệu quả đồng vốn tốt nhất.

Vì vậy, canh tác theo mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho vùng. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quan tâm về vị trí và điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện khác mà áp dụng mô hình một cánh linh hoạt. Điển hình, nếu đất canh tác thoát nước kém nên khuyến cáo người nông dân trồng lúa và ngược lại đất canh tác ở vùng đất cao, thoát nước tốt khi trời mưa, thì áp dụng mô hình là thích hợp nhất.

Luận văn Đại học Ngành Khoa học đất

CBHD: Ts.Châu Minh Khôi SVTH: Nguyễn Hữu Hân

23

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 KẾT LUẬN

Thí nghiệm “Ảnh hưởng của luân canh lúa-màu-màu, chất hữu cơ, vôi đến hiệu quả kinh tế và các đặc tính đất tại xã Lương Nghĩa, Long Mỹ, Hậu Giang” đã thu được các kết quả sau

Luân canh lúa màu, kết hợp bón phân hữu cơ và vôi bước đầu có nhiều cải thiện tích cực đến các đặc tính hóa học đất.

Khả năng lưu tồn chất hữu cơ, đạm, và lân trong đất trong mô hình luân canh lúa-màu-màu cao hơn mô hình chuyên canh cây lúa.

Việc luân canh với cây trồng cạn không chỉ làm tăng năng suất lúa mà còn làm tăng hiệu quả kinh tế cho nông hộ.

Một phần của tài liệu đánh giá ảnh hưởng của áp dụng mô hình luân canh lúa màu trên nền đất chuyên lúa đến một số đặc tính hóa học đất tại xã lương nghĩa, huyện long mỹ, tỉnh hậu giang (Trang 36)