Lân có vai trò quan trọng trông đời sống, cây trồng và động vật không thể phát triển được nếu thiếu lân. Hàm lượng lân trong cây và trong đất thường thấp hơn Đạm và Kali (Võ Thị Thanh Ren, 2004).
Kết quả trình bày hình 3.7 cho thấy, hàm lượng lân tổng số trong đất tại mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp cao và có ý nghĩa thống kê so với mô hình lúa-lúa.
L ân tổ ng s ố b a 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0
Lúa-lúa Khoai lang - lúa - bắp nếp
Mô hình %P2O5
Hình 3.6 Hàm lượng lân tổng số trên mô hình canh tác lúa-màu-màu và lúa-lúa
Các chữ cái giống nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Theo Đỗ Thị Thanh Ren (2004), lân tổng số trong đất gồm lân vô cơ và lân hữu cơ. Trong đó, lân hữu cơ có gốc R ở các dạng inositol hexa và pentakisphotphate chiếm hơn 50% của lân tổng số. Trong đó, canh tác trên nền đât
Luận văn Đại học Ngành Khoa học đất
CBHD: Ts.Châu Minh Khôi SVTH: Nguyễn Hữu Hân
21
lúa làm đất luôn ở trạng thái khử, tập quán canh tác không bổ sung thêm chất hữu cơ và bị cố định bởi các ion Fe3+
, Al3+. Do vậy, lượng lân trong đất tại mô hình canh tác 2 lúa thấp.
Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở mô hình khoai lang-lúa-bắp nếp và lân dễ tiêu ở mô hình lúa-lúa có sự khác biệt thống kê. Trong đó, lượng lân dễ tiêu tại mô hình Khoai lang- lúa-bắp nếp (24,41 mgP/kg) cao hơn mô hình 2 lúa (9 mgP/kg). (Hình 3.8 ) Lâ n hữu d ụn g b a 0 6 12 18 24 30
Lúa-lúa Khoai lang - lúa - bắp nếp
Mô hình mgP/kg
Hình 3.7 Hàm lượng lân hữu dụng trên mô hình canh tác lúa-màu-màu và lúa-lúa
Các chữ cái giống nhau không khác biệt ở mức ý nghĩa 5%
Nguyên nhân hàm lượng lân hữu dụng trong đất thấp là do trong điều kiện ngập nước thường xuyên gây ảnh hưởng bất lợi cho các vi sinh vật khoáng hóa trong đất làm cho chất hữu cơ trong đất bị phân hủy chậm. Theo Alexander, 1961, cho rằng quá trình khoáng hóa lân hữu cơ sẽ tạo ra lân hữu dụng, một phần sẽ được cây hấp phụ, phần còn lại chuyển sang dạng lân vô cơ khó tan và bị bất động do vi sinh vật sử dụng, còn đối với mô hình lúa-màu-màu môi trường đất có sự khô ngập giúp đất có độ thoáng khí và giảm thế khử trong đất, đặc biệt, việc bổ sung thêm phân hữu cơ giúp cho vi sinh vật khoáng hóa lân có điều kiện phát triển và sinh trưởng tốt làm cho hàm lượng lân hữu dụng trong mô hình lúa-màu-màu cao hơn so với mô hình lúa-lúa.