Mô hình trồng nấm linhchi trên bã mía

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố của nấm tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân (Trang 38)

Lâu nay, các nhà máy đường thường đem đốt một phần bã mía sau khi sản xuất đường để cung cấp điện cho nhà máy, hoặc kết hợp với các phụ gia khác để sản xuất ván sàn ép, nhưng chủ yếu lượng lớn bã mía được đổ đi và gây ô nhiễm môi trường, chúng khó phân hủy, nhiều loại nấm mốc ăn đường gây chua, thối, có những bãi chôn sau 3 năm đào lên bã mía vẫn không phân hủy.

nấm Linh Chi trên bã mía, một nguồn nguyên liệu dư thừa ở nhiều địa phương. Nấm Linh Chi trồng trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mùn cưa từ 10 – 15%.

Hình 4.12 Sơ đồ quy trình trồng nấm linh chi trên bã mía

(http://namlinhchitkh.com/tin-tuc/ky-thuat-trong-nam-linh-chi-tren-ba-mia.html)

Bã mía sau chế biến, trồng và thu hoạch nấm trở thành nguồn phân bón hữu cơ chất lượng thay thế phân hóa học để cải tạo đất trồng mía. Qua quá trình nuôi cấy, cây nấm sẽ phân hủy bã mía thành các phân vi sinh nhờ enzyme. Các chất dinh dưỡng nấm tiết ra sẽ góp phần phục hồi độ màu của đất, phục vụ ngành sản xuất đường sạch.

Nấm Linh Chi trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mùn cưa 10 – 15% và đạt 45 kg nấm khô trên 1 tấn bã mía. Một tấn mùn cưa giá 600.000 – 700.000 đông, trong khi đó nguồn bã mía hầu như cho không, dân chỉ mất chi phí vận chuyển.

Bã mía

Phơi khô

Làm ẩm với nước với 2% Ủ đống 4-5 ngày

(có thể bổ sung urê 1 ‰) Vào túi

Túi nguyên liệu

Khử trùng Cấy giống Nuôi ủ 20-25 ngày Túi phôi Trộn giống Vào túi Nuôi ủ 15-20 ngày Túi phôi Mở miệng Tưới nước Quả thể

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Số loài nấm lớn xác định tại TTNNMX huyện Phụng Hiệp là 53 loài (có 15 loài chưa định được danh) thuộc 18 họ, 6 bộ, 2 lớp trong ngành nấm đảm (Basidiomycota). Nấm lớn ở huyện Phụng Hiệp cũng rất đa dạng và phong phú (mặc dù mới chỉ được khảo sát vào mùa mưa mà đã có tới 53 loài).

Xét về sự phân bố nấm lớn thì các sinh cảnh có nhiều loài là sinh cảnh ven đường, trong rừng.

Yếu tố môi trường nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Thể hiện rõ qua thay đổi hình dạng, màu sắc, … của nấm.

Một số loài nấm có giá trị kinh tế, cần được quan tâm như các loài thuộc họ linh chi. Vì nấm linh chi là dược liệu quý dùng để làm thuốc. Điều kiện ở đây người dân có thể trồng nấm linh chi để phát triển kinh tế hộ gia đình.

5.2 KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu ở đây chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài, bổ sung cho danh lục khu hệ nấm Việt Nam, đánh giá tính đa dạng sinh học, đa dạng về sinh thái và giá trị tài nguyên của nấm.

Phổ biến thông tin về một số loài nấm có ích, giúp người dân hiểu được công dụng của nấm. Nhằm tạo điều kiện giúp phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua lợi ích mà nấm đem lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

Dương Thị Huỳnh (2013), “Điều tra thành phần loài nấm lớn tại thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành sinh thái học. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Đặng Thị Quyên (2012), “Khảo sát trình tự its (internal transcribed spacer) của nấm rơm, nấm mèo, nấm dai, nấm linh chi trong tự nhiên có giá trị cao”. Luận văn Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành công nghệ sinh học. Đại học Cần Thơ.

Lê Bá Dũng (2003), “Nấm lớn Tây Nguyên”. NXB Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội. Lê Quốc Nam (2013), “Ứng dụng GIS trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn

tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Lê Thanh Huyền (2012), “Khảo sát tính đa dạng của nấm lớn tại một số khu rừng quốc gia của Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng”. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 11.

Ngô Anh (2003), “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ khoa học Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

Phạm Hoàng Hộ (1953), “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”. Trung tâm học liệu Bộ giáo dục, Sài Gòn.

Trần Thị Lệ Hằng (2008), “Định loại các loài nấm lớn ở Thành Phố Vinh và Thị Xã Cửa Lò”. Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành thực vật học – Đại Học Vinh.

Trịnh Tam Kiệt (1970), “Những dẫn liệu về khu hệ nấm lớn vùng Đông Băc Tam Đảo”. Báo cáo khoa học - Khoa Sinh vật ĐHTH - Hà Nội làn thứ X, Hà Nội. Trịnh Tam Kiệt (1977), “Đặc điểm khu hệ nấm lớn miền Bắc Việt Nam”. Thông báo

khoa học - Hội nghị khoa học các trường Đại học lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trịnh Tam Kiệt, Phan Huy Dục (1984), "Góp phần nghiên cứu họ nấm mực Coprinaceae Rose ở vùng Hà Nội". Tạp chí Sinh học Tập VI

Trịnh Tam Kiệt (2011), “Nấm lớn ở Việt Nam”, tập 1. Nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ. Hà Nội.Tr 33-34, 48, 50, 56-60, 83-84.

Trịnh Tam Kiệt và Trịnh Thị Tam Bảo (2011), Đa dạng sinh học nấm lớn Việt Nam và giá trị tài nguyên của chúng. Báo cáo Khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ nhất hệ thống bảo toàn thiên nhiên Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội.

Vũ Ngọc Long (2006), “Điều tra đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật”. Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Tây Ninh.

Tài liệu tiếng anh

Chang et al (2011), Mushroom production. Department of Biology and Centre for International Services to Mushroom Biotechnology, the Chinese University of Hong Kong., Australia, pp.3-4.

C. Rea (1922), British Basidiomycetes. London.

David L. Hawksworth (2004), “Fungal diversity and its implications for genetic resource collections”. Studies in Mycology. The Yellow House, Calle Aguila 12, Colonia La Maliciosa, Mataelpino, ES-28492 Madrid, Spain.

Munishi P.K et al (2007), “Preliminary observations on the species composition and distribution of indigenous wild mushrooms in the Lake Victoria basin wetlands, Musoma, Tanzania”. Tanzania Journal of Forestry And Nature Conservation. Overholts L. o (1953), “The Polyporaceae of the United States, Alaska and

Canavada”. New york.

Teng S. C (1996), “Fungi of China”, Mycotaxon Ltd., New York. Zhao J. D. (1989), “The Ganodermataceae in China”. Berlin - Stuttgart.

Website

http://baobinhphuoc.com.vn/Content/vuon-quoc-gia-bu-gia-map-co-56-loai-bi-de- doa-trong-sach-do-the-gioi-12746. Báo điện tử Bình Phước. Vườn quốc gia Bù Gia Mập có 56 loài bị đe dọa trong sách đỏ thế giới. Truy cập ngày 15/10/2014.

http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/2ECC9C1EA4/UBND_tinh_ban_hanh _Quyet_dinh_so_2136_QD_UBND_ngay_29_10_2012_ve_viec_phe_duyet_Q uy_hoach_su_dung_datTrung_tam_Nong_nghiep_Mua_Xuan_tinh_Hau_Giang .aspx. Ngày truy cập 15/10/2014.

http://www.vietnamplus.vn/hau-giang-nhieu-loai-chim-trong-sach-do-ve-sinh- song/224280.vnp. Truy cập ngày 15/10/2014.

http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A5m. Truy cập ngày 15/10/2014.

http://timtailieu.vn/tai-lieu/phan-loai-khoa-hoc-nam-25021/. Truy cập ngày 15/10/2014.

http://www.giaoducsuckhoe.soctrang.gov.vn/index.php/y-h-c-thu-ng-th-c/777-phan- bi-t-n-m-lanh-n-m-d-c. Truy cập ngày 15/10/2014.

https://voer.edu.vn/c/nganh-phu-nam-dam-basidiomycotina-lop- basidiomycetes/ff44b76e/8aaead1a. Truy cập ngày 20/11/2014.

http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-ky-thuat-trong-va-sau-thu-hoach-nam-linh-chi- 52629/. Truy cập ngày 25/11/2014.

http://namlinhchitkh.com/tin-tuc/ky-thuat-trong-nam-linh-chi-tren-ba-mia.html. Truy cập ngày 26/11/2014.

PHỤ LỤC

Phụ lục A: Mô tả đặc điểm nấm ở TTNNMX

STT Kí hiệu Tên khoa học Tên thường Mô tả

1 A001 Pycnoporus cinnabarinus

(Jacq. : Fr.) Karst. Nấm lie da cam

Màu sắc: da cam Chiều rộng: 2,3 cm

Hình dạng: quạt; mặt mũ nhẵn, không có lông, có vòng đồng tâm mờ do màu sắc của mũ đậm nhạt khác nhau, mũ màu đỏ sáng,đỏ da cam nhạt dần khi già hay khi sấy khô

Thịt nấm màu đỏ, đỏ da cam; nhạt màu hơn mặt mũ, có những vòng vân mờ, chất lie-da (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cuống: không có Bào tử

Hình dạng: elip dài đến hình trụ hơi cong và thót dần một đầu.Kích thước 2-2,5 x 4,5-5 µm

Màu sắc: không màu Sợi nấm

- Sợi cứng và sợi bện có đường kính sợi 2-6,5 µm Công dụng:Nấm dược liệu

2 A002 Schizophyllum commune Fries Obs. Myc.

Nấm chân chim, nấm phiến chi, nấm

ve

Màu sắc: xám. Khi khô màu trắng xám, có sắc thái tím với những vòng đồng tâm không rõ ràng. Khi khô cong lại thành dạng vảy.

Chiều rộng: 2,3 cm

Hình dạng: hến dẹp xẻ thùy với phiến chẻ ở mặt dưới

Mặt mũ phủ lông thô. Mép mũ lượn sóng ít hay nhiều phủ lông xẻ thùy ít hay nhiều, hơi cuộn vào trong. Phần gốc đính mũ vào giá thể thường thót lại.

Thịt nấm màu trắng xám, mỏng, là chất da; khi khô rắn; phục hồi dạng cũ khi gặp điều kiện ẩm ướt, không mùi, vị diệu khi nấu ăn.

Phiến nấm màu hồng xám đến tím, mép phiến chẻ đôi và uốn cong lại (phía cong bất thụ, phủ lông). Phiến nấm xếp phóng xạ từ gốc đính quả thể

Cuống: không cuống

Đảm hình chùy, trong suốt. 15-17 x 5-6,5 µm. Bào tử

Hình dạng: hình trụ, trong suốt 3,5-5(6) x 1-2 µm Sợi nấm: có hai dạng

+ sợi có vách ngăn, không có khóa 3,5-7,5 µm chiều dày. + sợi cứng 3-10,5 µm đường kính.

Nấm gây mục trắng, thường làm hại gỗ giác Công dụng: ăn được khi còn non, dược liệu

3 A003 Màu: trắng

Đường kính: 1,5 cm

4 A004

Ganoderma applanatum

(Pers.) Pat.

Nấm linh chi nhiều năm

Quả thể nhiều năm, lie-gỗ. Mũ

Hình dạng: quạt

Màu sắc: mặt trên màu trắng xám, nâu xám hay nâu gỉ sắt, không bóng, có nhiều vòng đồng tâm, đôi khi bao phủ bới các bào tử màu gỉ sắt; mép mỏng hoặc tù

Chiều rộng: 3,6 cm Cuống: không có

Hệ sợi mô trimitic; sợi nguyên thủy màu hơi nâu, vách mỏng, đường kính 3-6 µm; sợi cứng màu nâu, vách dày tới đặc, dạng cây hoặc dạng kim, trục chính của sợi cứng đường kính 5-6 µm, với các nhánh tận cùng bằng quá trình bện dạng roi; sợi bện không màu tới nâu nhạt, vách dày, phân nhánh, đường kính 1-2 µm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bào tử hình trứng cụt đầu, màng hai lớp, lớp ngoài trong suốt, nhẵn, lớp trong có gai, màu nâu nhạt tới nâu.Kích thước 7-9 (-10,4) x 4,3-6,3 µm. Là loài nấm gây mục gỗ

5 A005 Ganoderma sp

Quả thể một năm hay nhiều năm, không cuống, lie-gỗ. Mũ hình quạt, mặt trên mũ màu đen, hay nâu xám, không bóng.

Chiều rộng: 9 cm

6 A006 Trametes gibbosa Màu sắc: trắng lẫn xanh

Hình dạng: quạt Cuống: không có

7 A007

Pycnoporus sanguineus

(Fr.) Murr. Nấm lie da cam mỏng

Màu sắc: đầu tiên màu vàng da cam, sau đó màu đỏ da cam, cuối cùng có thể trở nên trắng xám khi già, có vòng vân đồng tâm, khi non có thể có gờ nổi hoặc gân mụn, khi già trở nên nhẵn hơn, mép mũ hoàn chỉnh nhưng có khi chia thùy, thường sáng hơn giữa mũ.

Chiều rộng : 6 cm Hình dạng: quạt Cuống: (đôi khi có) Màu: cam

Kiểu đính: mọc bên Bào tử

Hình dạng: trụ ngắn đến oval nhẵn

Màu sắc: trong suốt. Kích thước 4-4,5 x 2- 2,5 µm Sợi nấm

- Sợi nguyên thủy trong suốt, màng mỏng trong suốt

- Sợi cứng màng dày, có hầu hết các phần của quả thể, 2,5-6 µm đường kính.

Công dụng: có hoạt chất có thể dùng làm dược liệu quý.

8 A008 Trametes hirsuta

Nấm lổ da cứng lông thô

Hình dạng: bán cầu. Mặt mũ tạo nên nhiều vòng đồng tâm, hơi gồ lên ở phần gốc; phủ lông thô màu vàng, màu xám, có sắc thái rỉ hay ôliu-xám; khi già có khi màu xanh do tảo sống trên đó. Mép mũ hơi tù đến thót nhanh lại thành sắc, hoàn chỉnh, lượn sóng, đọi khi chìa thùy nhẹ

Thịt nấm dai, là chất da-lie, trở nên cứng khi khô, màu trắng, có sắc thái vàng với những vòng vân màu đậm hơn.

Chiều rộng: 3,5 cm Cuống: không có cuống

Bào tử: không màu, nhẵn, hầu như hình trụ, hơi cong và thót một đầu lại; kích thước: 12-15 x 4-5 µm.

Nấm phá hoại gỗ đã chặt hạ, và ký sinh cả cây sống.

(Schw.) Pat. mặt mũ và mũ đều phủ lông mịn.

Đảm: hình chạc súng cao su ( chữ Y) kích thước: 16-18 x 2-2,5 µm Bào tử

Hình dạng: lạp xưởng

Màu sắc: không màu; Kích thước: 6,5-8 x 4,5-5,5 µm Nấm mọc trên gỗ, sau khi mưa, quanh năm, khắp nơi Công dụng: thực phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 A010 Ganoderma sp

Màu sắc: nâu đỏ

Chiều rộng: 2,6 cm ; chiều dài: 5,5 cm Hình dạng:

Cuống: không có cuống

11 A011 Agaricus sp Mũ Đường kính: 7 cm ; dày: 1 cm Màu trắng: trắng Hình dạng: dù Bào thể Hình dạng: dạng gân Màu: nâu sẫm Cuống: Hình dạng: trụ tròn, có bao gốc ; màu: trắng Kích thước: dài 2,5 cm ; rộng 0,7 cm Kiểu đính: mọc ở giữa

12 A012 Oudemasiella radicata Nấm nhày rễ dài

Hình dạng: lúc đầu hình chuông hay hình chuông-nón sau trở nên phẳng dạng bán cầu dẹp nhưng vẫn lồi lên, khi già mép vươn lên trên nên mũ có thể lõm xuống.Mặt mũ sau khi mưa hay có sương đêm thì nhày dính, có nếp lồi lõm nhẹ, ít khi nhẵn, mép có nếp gấp nhẹ chất thịt mỏng dễ uốn cong.

Màu sắc:vàng xám, vàng bẩn hay là xám nâu đến nâu rất khi gần như trắng có sắc thái hồng.

Thịt nấm trắng không mùi hay là hơi có mùi hoa quả vị diệu. Cuống:

Hình dạng: trụ tròn, có bao gốc ; màu: trắng Kích thước: dài 2,5 cm ; rộng 0,7 cm Kiểu đính: mọc ở giữa

Phần trên của cuống nấm thì trắng có những đường hằn dọc rõ hay mờ nhô dần lên phía trên; phần gốc đôi khi phát triển dưới dạng thoi chỉ hay củ cải dài đâm sâu vào trong đất tới 5-10 cm, có dạng rễ dài tới 0,5 m hay hơn nữa tới phần rễ cây nằm trong đất.

Vỏ của cuống nhẵn nhưng cũng có khi có lông mịn toàn bộ cuống dễ uốn cong lúc đầu với phần ruột trắng sau hơi rỗng giữa.

Bui bào tử màu trắng

Bào tử hình elip rộng gần như hình cầu, lớn tới 13-15 x 11µm nhẵn. Công dụng: thực phẩm.

13 A013 Microporus xanthopus

Nấm ống nhỏ chân vàng

Mũ:

Hình dạng: dạng phểu

Màu sắc: nâu vàng với những vòng đai xẫm màu hơn Chiều rộng: 1,1 cm

Cuống:

Hình dạng: trụ tròn ; đồng màu với mũ Kích thước (dài 0,8 cm . rộng 0,7 cm) Kiểu đính: cuống mọc lệch

Công dụng: trang trí nội thất

14 B018

Mũ:

Màu sắc: nâu đậm Đường kínk: 4,5 cm Hình dạng: quạt

Cuống: hình trụ tròn; màu nâu nhạt Kích thước (dài 0,9 cm . rộng 0,5 cm) Kiểu đính: cuống mọc lệch

15 B020 Dictyophoramulticolor Nấm lưới vàng

Quả thể lúc đầu hình cầu hoàn chỉnh ít hay nhiều, về sau nấm trưởngt hành vỡ ra, tồn tại dạng bao gốc và cuống xốp nâng mũ và lưới lên cao.

Hình dạng: hình nón hẹp, hơi nhụt đầu; đầu tiên phủ mô nạc, màu đất thô (nâu-vàng-xanh), sau chuyển thành dịch nhày dạng phân gà sáp của bào tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi côn trùng mang hết bào tử thì để lộ mũ màu trắng có cấu trúc lồi lõm dạng hình nhiều cạnh. Đỉnh phẳng, có lỗ, kích thước 1,5-2 x 2-3cm Mạng lưới nấm xuất phát từ phần gốc mũ tiếp giáp với cuống rủ xuống tới 2/3-3/4 cuống (6-7,5 cm chiều dài), rộng, lượn sóng và gấp nếp, màu vàng sáng rất rực rỡ.

Cuống

Hình trụ, hơi thót ở phía trên, màu trắng, hơi lỗ chỗ, xốp và rỗng giữa; kích thước 5-10 (13) x 1,5-2cm. Gốc cuống có bao gốc dạng đài hoa, mỏng màu trắng, xẻ thùy không có quy luật, kích thước 1,5-2,5 x 2-2,5 cm. Bào tử

Hình dạng: trụ, nhẵn; kích thước: 3-4 x 1,5 µm

Nấm mọc đơn độc, có khi thành cụm ở ven làng, ven nhà ven đường đồi, đường rừng, hay gặp về mùa nóng ẩm. Có thể đây là loài nhiệt đới. Nấm có mùi hôi tanh đặc trưng, có thể nhận thấy từ xa

16 B021 Gymnopilussp

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố của nấm tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân (Trang 38)