CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CỦA NẤM

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố của nấm tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân (Trang 33)

4.2.1 Sinh cảnh

Các loài nấm lớn được khảo sát theo tuyến, gồm 4 tuyến: ven đường (SC1), ven sông (SC2), trong rừng (SC3), ruộng lúa (SC4).

Tùy thuộc vào từng điều kiện ở mỗi sinh cảnh mà nấm có nhiều hay ít.

(SC1): địa hình ít bị ngập. Cây cối đa dạng, ngoài ra độ che phủ bề mặt đất của các loài cây ven đường là rất lớn. Các loài nấm lớn thường được tìm thấy ở dưới gốc cây còn sống (loài kí sinh) hay trên gỗ mục, trên đất, trên xác bã của thực vật (loài hoại sinh).

Hình 4.6 Sinh cảnh ven đường

(SC2): độ ẩm ở đây cũng cao. Điều kiện ngập úng (nước lên) ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm nên nấm mọc không nhiều như ở nơi khác.

(SC3): độ ẩm ở đây cao, nhiều bóng cây, và nhiều bã thực vật tạo nên môi trường nhiều hữu cơ. Nấm có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, vì vậy nấm có thể phát triển nhiều ở đây do sử dụng bã thực vật làm nguồn dinh dưỡng cho nó.

Hình 4.8 Sinh cảnh trong rừng

(SC4): điều kiện ở đây khắc nghiệt hơn, không có bóng râm, đất khô, cứng, nhiệt độ cao. Đa số thực vật ở đây là cây thân thảo (cây cỏ), không có giá thể để nấm mọc. Nên rất ít loài nấm nào có thể phát triển ở đây (vẫn có loài sống được, nhưng số lượng ít).

Hình 4.9 Sinh cảnh ruộng lúa 4.2.2 Khí hậu

4.2.2.1 Nhiệt độ

Mỗi loài nấm có một khoảng nhiệt độ phát triển tối ưu. Nếu nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn nấm khó phát triển và có thể chết.

Khi nhiệt độ tăng cao, tốc độ phản ứng sinh hoá tăng nhanh, nên sinh trưởng phát triển tăng nhanh; nhưng tăng đến một giới hạn nào đó nhiệt độ tiếp tục tăng làm cho protein và axit nucleic bị phá huỷ, tốc độ sinh trưởng bị giảm xuống, thậm chí làm cho nấm bị chết.

Theo Tổng cục thống kê tỉnh Hậu Giang, 2014. Nhiệt độ trung bình của 3 tháng (tháng 9, 10,11) là 27,30C. Và nhiệt độ thích hợp cho nấm nấm linh chi sinh trưởng dao động từ 22o

C đến 28oC. Do đó ở TTNNMX tìm được 3 loài thuộc họ nấm linh chi.

4.2.2.2 Độ ẩm

Các loài nấm ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau nhu cầu về độ ẩm khác nhau. Và trong từng giai đoạn nấm cũng cần độ ẩm khác nhau.

Như P.abolonus ở giai đoạn hình thành quả thể độ ẩm khoảng 85% - 90%. Độ ẩm ở khoảng 70% cho quả thể nhỏ, dưới 60% không ra quả thể. Nếu độ ẩm cao trên 95%, tai nấm dễ bị nhũn và rũ xuống. Đối với loài Volvariella volvacea độ ẩm thích hợp để nấm phát triển khoảng 80%.

4.2.2.3 Ánh sáng

Tùy thuộc từng loài nấm khác nhau mà nhu cầu cần ánh sáng sẽ khác nhau. Một số loài sẽ chịu được cường độ ánh sáng mạnh, nhưng một số ít lại sống nơi ít ánh sáng. Trong từng giai đoạn phát triển nhu cầu cần ánh sáng của cùng một loài nấm khác nhau. Nếu ánh sáng không thích hợp sẽ làm nấm biến dạng.

Ví dụ như đối với nấm linh chi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, thân nấm dễ bị khô cứng. Nếu ánh sáng yếu, thì sắc tố tế bào kém, mũ nấm không có độ bóng.

4.3 VAI TRÒ CỦA NẤM

Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng có vai trò thực tiễn trong nền kinh tế, khoa học và các chu trình vật chất, năng lượng trong thiên nhiên.

4.3.1 Nấm ăn được

Nhiều loài được dùng làm thực phẩm, giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và vitamin: A, B, C… Như Oudemasiella radicata (nấm nhày rễ dài), Guepiniopsis spathularia (nấm thùy keo vàng), Dictyophora indusiata

(nấm lưới trắng), Schizophyllum commune (nấm chân chim)…

Người dân không biết những tác dụng có trong nấm nên đa phần nấm ở đây không được sử dụng, mà người dân chỉ coi nấm như cây cỏ mọc hoang dại.

4.3.2 Nấm dược liệu

Một số loài nấm ở TTNNMX có thể ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như: Pycnoporus cinnabarinus (nấm lie da cam), Pycnoporus sanguineus (nấm lie da cam mỏng), Ganoderma lucidum (nấm linh chi), Ganoderma applanatum (nấm linh chi nhiều năm), Schizophyllum commune

(nấm chân chim)….

Như các hoạt chất từ Ganoderma applanatum có hiệu lực chống khối u cao; vì vậy, chúng được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư: ung thư phổi, ung thư vú và ung thư dạ dày (Chen K. et al, 1993). Các chế phẩm từ nấm Linh Chi (Ganoderma) được dùng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: bệnh gan, tiết niệu, tim mạch, ung thư, AIDS.

Schizophyllum commune là một loại nấm dược liệu quý có tác dụng tăng cường điều hòa miễn dịch, góp phần chống ung thư.

Nấm ở đây vẫn chưa được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Đa phần không ai quan tâm đến sự có mặt của nấm.

4.3.3 Nấm hoại sinh

Ngoài giá trị tài nguyên về thực phẩm, dược phẩm của nấm, các loài nấm hoại sinh có vai trò quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất và năng lượng trong thiên nhiên. Nấm hoại sinh sử dụng hệ men của chúng để phân giải các chất hữu cơ, các cành lá khô của thực vật thành chất mùn, chất khoáng. “Nấm có thể phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, có thể đồng hoá các chất đơn giản thành các chất phức tạp. Do đó, nó là yếu tố quan trọng làm tăng độ phì nhiêu của đất”. Như:

4.3.4 Nhóm nấm khác

Nhóm nấm phá hoại gỗ, làm mục gỗ, kí sinh trên gỗ như: Trametes hirsuta

(nấm lổ da cứng lông thô), Ganoderma applanatum (nấm linh chi nhiều năm),

Schizophyllum commune (nấm chân chim),…

Bệnh mục gỗ là bệnh gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Gỗ bị phân hủy các thành phần như lignin hoặc cellulose, làm thay đổi màu sắc gỗ, giảm trọng lượng riêng, giảm khả năng chịu lực và trở thành gỗ mục.

Các sợi nấm luồn sâu vào trong các khe hở của gỗ hoặc nảy mầm đâm xuyên

vào bề mặt gỗ, quá trình sinh hóa của nấm sẽ tiết ra các loại enzim phù hợp để phá hủy

cấu trúc hóa học của gỗ.

4.4 MÔ HÌNH TRỒNG NẤM

Điều kiện môi trường ở đây thích hợp có thể trồng nấm linh chi, góp phần đem lại nguồn thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống kinh tế. Sau đây là một số mô hình trồng nấm người dân có thể áp dụng.

4.4.1 Mô hình trồng nấm linh chi trên khúc gỗ

 Chuẩn bị gỗ

Gỗ dùng trồng nấm linh chi bao gồm các loài cây lá rộng thân mềm, không có tinh dầu, có thể sử dụng cây rừng hoặc cây vườn như cao su, bồ đề, so đũa, sung, ... Tuổi cây từ khoảng 25 – 30 năm. Chọn cây có đường kính không nhỏ hơn 20 cm.

 Xử lý gỗ

Các cây gỗ được cưa thành từng khúc có chiều dài khoảng 0,8-1,2 m, loại bỏ những khúc có nấm mốc đã mọc. Cây khi cưa phải xử lý đầu gốc bị cưa, nếu không sẽ bị nhiễm mốc. Có nhiều cách xử lý như:

- Quét vôi lên vết cắt.

- Đốt qua các đầu cắt bằng cách hơ lửa hoặc nhúng cồn thoa đều mặt cắt rồi đốt. - Cây tươi sẽ hạn chế sự phát triển của nấm. Vì vậy cần phơi khô thân cây khoàng 10-20 ngày trước khi cấy meo. Khi cấy meo cần ngâm thân cây trong nước vôi 1% trong 5 giờ, vớt ra dựng đứng thân cây trong 24 giờ rồi mới cấy meo giống.

 Cấy meo

- Kiểm tra chất lượng giống

Chọn meo tốt, là meo có tơ trắng đều, không có màu sắc lạ. Thời gian bảo quản meo (kể từ khi tơ ăn đầy bịch) là từ 20-30 ngày.

Tiến hành đục lỗ, các lỗ cách đều nhau trên thân cây. Vô meo rồi trét kín bề mặt lỗ bằng paraffin (sáp đèn cầy). Lưu ý vệ sinh sạch sẽ thiết bị cấy ( kẹp INOX) và rửa tay bằng cồn 700. Các khúc gỗ sau khi cấy meo sẽ được bảo quản trong phòng ủ từ 6 tháng. Nhà bảo quản phải được rắc vôi dưới sàn và thuốc diệt côn trùng. Các khúc gỗ được xếp chồng lên nhau và cách mặt đất bằng 2 cây gỗ đường kính khoảng 10 cm.

Sau khi ủ, kiểm tra thấy tơ nấm mọc trắng khúc gỗ thì đem ra nhà trồng. Nhà trồng thiết kế mái vòm, lợp bằng tấm Mi-ca cách nhiệt. Nhà trồng cần được khử trùng thật kỹ trước khi đem gỗ khúc ra trồng. Các khúc gỗ được chôn một nửa xuống đất, một nửa để lộ thiên.Cần tưới nước dạng phun sương liên tục để dảm bảo thông số ẩm độ của nhà trồng.

 Thu hái

Sau một thời, mầm nấm mọc lên từ thân cây gỗ dưới đất tạo thành cuống nấm, sau đó tăng trường tạo quả thể. Tai nấm rất lớn, có thể đạt đến 200-400g/l tai nấm. Như vậy thời gian ủ tơ qua mùa đông là 6 tháng, thời gian để hình thành và tăng trưởng quả thể là khoảng 5-6 tháng. Chu kì sản xuất 11-12 tháng.

Hình 4.11 Nấm linh chi trồng trên gỗ khúc

(http://namlinhchitkh.com/tin-tuc/ky-thuat-trong-nam-linh-chi-tren-go-khuc.html)

4.4.2 Mô hình trồng nấm linh chi trên bã mía

Lâu nay, các nhà máy đường thường đem đốt một phần bã mía sau khi sản xuất đường để cung cấp điện cho nhà máy, hoặc kết hợp với các phụ gia khác để sản xuất ván sàn ép, nhưng chủ yếu lượng lớn bã mía được đổ đi và gây ô nhiễm môi trường, chúng khó phân hủy, nhiều loại nấm mốc ăn đường gây chua, thối, có những bãi chôn sau 3 năm đào lên bã mía vẫn không phân hủy.

nấm Linh Chi trên bã mía, một nguồn nguyên liệu dư thừa ở nhiều địa phương. Nấm Linh Chi trồng trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mùn cưa từ 10 – 15%.

Hình 4.12 Sơ đồ quy trình trồng nấm linh chi trên bã mía

(http://namlinhchitkh.com/tin-tuc/ky-thuat-trong-nam-linh-chi-tren-ba-mia.html)

Bã mía sau chế biến, trồng và thu hoạch nấm trở thành nguồn phân bón hữu cơ chất lượng thay thế phân hóa học để cải tạo đất trồng mía. Qua quá trình nuôi cấy, cây nấm sẽ phân hủy bã mía thành các phân vi sinh nhờ enzyme. Các chất dinh dưỡng nấm tiết ra sẽ góp phần phục hồi độ màu của đất, phục vụ ngành sản xuất đường sạch.

Nấm Linh Chi trên bã mía cho năng suất cao hơn trên mùn cưa 10 – 15% và đạt 45 kg nấm khô trên 1 tấn bã mía. Một tấn mùn cưa giá 600.000 – 700.000 đông, trong khi đó nguồn bã mía hầu như cho không, dân chỉ mất chi phí vận chuyển.

Bã mía

Phơi khô

Làm ẩm với nước với 2% Ủ đống 4-5 ngày

(có thể bổ sung urê 1 ‰) Vào túi

Túi nguyên liệu

Khử trùng Cấy giống Nuôi ủ 20-25 ngày Túi phôi Trộn giống Vào túi Nuôi ủ 15-20 ngày Túi phôi Mở miệng Tưới nước Quả thể

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Số loài nấm lớn xác định tại TTNNMX huyện Phụng Hiệp là 53 loài (có 15 loài chưa định được danh) thuộc 18 họ, 6 bộ, 2 lớp trong ngành nấm đảm (Basidiomycota). Nấm lớn ở huyện Phụng Hiệp cũng rất đa dạng và phong phú (mặc dù mới chỉ được khảo sát vào mùa mưa mà đã có tới 53 loài).

Xét về sự phân bố nấm lớn thì các sinh cảnh có nhiều loài là sinh cảnh ven đường, trong rừng.

Yếu tố môi trường nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm. Thể hiện rõ qua thay đổi hình dạng, màu sắc, … của nấm.

Một số loài nấm có giá trị kinh tế, cần được quan tâm như các loài thuộc họ linh chi. Vì nấm linh chi là dược liệu quý dùng để làm thuốc. Điều kiện ở đây người dân có thể trồng nấm linh chi để phát triển kinh tế hộ gia đình.

5.2 KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu ở đây chưa được nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài, bổ sung cho danh lục khu hệ nấm Việt Nam, đánh giá tính đa dạng sinh học, đa dạng về sinh thái và giá trị tài nguyên của nấm.

Phổ biến thông tin về một số loài nấm có ích, giúp người dân hiểu được công dụng của nấm. Nhằm tạo điều kiện giúp phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua lợi ích mà nấm đem lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

Dương Thị Huỳnh (2013), “Điều tra thành phần loài nấm lớn tại thành phố Cần Thơ”. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành sinh thái học. Đại học Cần Thơ. Cần Thơ.

Đặng Thị Quyên (2012), “Khảo sát trình tự its (internal transcribed spacer) của nấm rơm, nấm mèo, nấm dai, nấm linh chi trong tự nhiên có giá trị cao”. Luận văn Thạc sĩ Khoa học chuyên ngành công nghệ sinh học. Đại học Cần Thơ.

Lê Bá Dũng (2003), “Nấm lớn Tây Nguyên”. NXB Khoa học và Kỹ Thuật Hà Nội. Lê Quốc Nam (2013), “Ứng dụng GIS trong quản lý đa dạng sinh học loài nấm lớn

tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Luận văn tốt nghiệp đại học ngành quản lý tài nguyên và môi trường. Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

Lê Thanh Huyền (2012), “Khảo sát tính đa dạng của nấm lớn tại một số khu rừng quốc gia của Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng”. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, số 11.

Ngô Anh (2003), “Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sĩ khoa học Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội.

Phạm Hoàng Hộ (1953), “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”. Trung tâm học liệu Bộ giáo dục, Sài Gòn.

Trần Thị Lệ Hằng (2008), “Định loại các loài nấm lớn ở Thành Phố Vinh và Thị Xã Cửa Lò”. Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành thực vật học – Đại Học Vinh.

Trịnh Tam Kiệt (1970), “Những dẫn liệu về khu hệ nấm lớn vùng Đông Băc Tam Đảo”. Báo cáo khoa học - Khoa Sinh vật ĐHTH - Hà Nội làn thứ X, Hà Nội. Trịnh Tam Kiệt (1977), “Đặc điểm khu hệ nấm lớn miền Bắc Việt Nam”. Thông báo

khoa học - Hội nghị khoa học các trường Đại học lần thứ nhất, thành phố Hồ Chí Minh.

Trịnh Tam Kiệt, Phan Huy Dục (1984), "Góp phần nghiên cứu họ nấm mực Coprinaceae Rose ở vùng Hà Nội". Tạp chí Sinh học Tập VI

Trịnh Tam Kiệt (2011), “Nấm lớn ở Việt Nam”, tập 1. Nhà xuất bản Khoa Học Tự Nhiên và Công Nghệ. Hà Nội.Tr 33-34, 48, 50, 56-60, 83-84.

Trịnh Tam Kiệt và Trịnh Thị Tam Bảo (2011), Đa dạng sinh học nấm lớn Việt Nam và giá trị tài nguyên của chúng. Báo cáo Khoa học hội nghị toàn quốc lần thứ nhất hệ thống bảo toàn thiên nhiên Việt Nam. NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. Hà Nội.

Vũ Ngọc Long (2006), “Điều tra đánh giá hiện trạng và diễn biến tài nguyên động thực vật”. Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát. Tây Ninh.

Tài liệu tiếng anh

Chang et al (2011), Mushroom production. Department of Biology and Centre for International Services to Mushroom Biotechnology, the Chinese University of Hong Kong., Australia, pp.3-4.

C. Rea (1922), British Basidiomycetes. London.

David L. Hawksworth (2004), “Fungal diversity and its implications for genetic resource collections”. Studies in Mycology. The Yellow House, Calle Aguila 12, Colonia La Maliciosa, Mataelpino, ES-28492 Madrid, Spain.

Munishi P.K et al (2007), “Preliminary observations on the species composition and distribution of indigenous wild mushrooms in the Lake Victoria basin wetlands, Musoma, Tanzania”. Tanzania Journal of Forestry And Nature Conservation. Overholts L. o (1953), “The Polyporaceae of the United States, Alaska and

Canavada”. New york.

Teng S. C (1996), “Fungi of China”, Mycotaxon Ltd., New York. Zhao J. D. (1989), “The Ganodermataceae in China”. Berlin - Stuttgart.

Website

http://baobinhphuoc.com.vn/Content/vuon-quoc-gia-bu-gia-map-co-56-loai-bi-de- doa-trong-sach-do-the-gioi-12746. Báo điện tử Bình Phước. Vườn quốc gia Bù Gia Mập có 56 loài bị đe dọa trong sách đỏ thế giới. Truy cập ngày 15/10/2014.

http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/2ECC9C1EA4/UBND_tinh_ban_hanh _Quyet_dinh_so_2136_QD_UBND_ngay_29_10_2012_ve_viec_phe_duyet_Q uy_hoach_su_dung_datTrung_tam_Nong_nghiep_Mua_Xuan_tinh_Hau_Giang .aspx. Ngày truy cập 15/10/2014.

http://www.vietnamplus.vn/hau-giang-nhieu-loai-chim-trong-sach-do-ve-sinh- song/224280.vnp. Truy cập ngày 15/10/2014.

http://vi.wikipedia.org/wiki/N%E1%BA%A5m. Truy cập ngày 15/10/2014.

http://timtailieu.vn/tai-lieu/phan-loai-khoa-hoc-nam-25021/. Truy cập ngày 15/10/2014.

http://www.giaoducsuckhoe.soctrang.gov.vn/index.php/y-h-c-thu-ng-th-c/777-phan- bi-t-n-m-lanh-n-m-d-c. Truy cập ngày 15/10/2014.

https://voer.edu.vn/c/nganh-phu-nam-dam-basidiomycotina-lop- basidiomycetes/ff44b76e/8aaead1a. Truy cập ngày 20/11/2014.

http://doc.edu.vn/tai-lieu/khoa-luan-ky-thuat-trong-va-sau-thu-hoach-nam-linh-chi-

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần, số lượng và sự phân bố của nấm tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)