Kết quả ghi nhận chỉ số bệnh trên diện tích lá nhiễm bệnh tại thời điểm 50 NSS các nghiệm thức ngâm hạt 1,93%, chủng vào đất 1,67% cho hiệu quả khác biệt so với đối chứng 2,05%, nghiệm thức phun qua lá 2% và thuốc hóa học 2,04% và không khác biệt so với đối chứng (Hình 22).
Hình 22: Biểu đồ chỉ số bệnh trên diện tích lá bị nhiễm bệnh tại thời điểm 50, 55, 60 ngày sau sạ của các nghiệm thức tại An Giang trong vụ Hè Thu trong năm 2014.
Ghi chú: Các cột được ghi phía trên bởi một hoặc nhiều chữ cái giống nhau thì không khác biệt ở mức ý nghĩa 5% qua phép kiểm định Duncan. Ngày sau sạ (NSS), ngâm hạt (NH), phun qua lá (PQL), chủng vào đất (CVĐ), thuốc hóa học (THH), đối chứng (ĐC).
Ghi nhận tại thời điểm 55 NSS nghiệm thức chủng vào đất, ngâm hạt, phun qua lá khác biệt so với đối chứng 2,32%. Trong đó nghiệm thức chủng vào đất 1,57% và phun qua lá 1,58% cho hiệu quả tương đương với thuốc hóa học 1,32%. Tại thời điểm 55 NSS diện tích lá nhiễm bệnh giảm đáng kể so với 50 NSS ngoại trừ đối chứng.
Hiệu quả giảm bệnh thể hiện rõ tại thời điểm 60 NSS. Các nghiệm thức ngâm hạt, chủng vào đất cho hiệu quả tương đương với thuốc hóa học, nhưng phun qua lá không cho hiệu quả cao và thấp hơn so với thuốc hóa học.
Nhìn chung các nghiệm thức xử lý với vi khuẩn B. safensis đều giảm dần vào các ngày 50, 55, 60 NSS khác biệt so với đối chứng không xử lý, trong đó nghiệm thức
phun vi khuẩn vào đất tại thời điểm 60 NSS cho hiệu quả cao nhất và tương đương với nghiệm thức thuốc hóa học (Hình 23).
Hình 23: Biểu đồ chỉ số bệnh trên diện tích lá nhiễm bệnh của các nghiệm thức tại thời điểm 50, 55, 60 ngày sau sạ tại An Giang trong vụ Hè Thu trong năm 2014.
Ghi chú: Ngày sau sạ (NSS), ngâm hạt (NH), phun qua lá (PQL), chủng vào đất (CVĐ), thuốc hóa học (THH), đối chứng (ĐC).
Tỉ lệ chồi nhiễm bệnh và tỉ lệ lá nhiễm bệnh tăng cao (Hình 19 và Hình 21) do số chồi và số lá bị nhiễm sẽ lây lan qua các chồi và lá khác nhưng vết bệnh chiếm trên diện tích lá nhỏ dần lại, nên chỉ số bệnh trên diện tích lá nhiễm bệnh giảm tại 55 NSS điều này cho thấy vi khuẩn B. safensis chỉ ức chế được sự phát triển của mầm bệnh chứ không ức chế sự lây lan của bệnh.
Bảng 2: Hiệu quả phòng trừ bệnh của các nghiệm thức xử lý tại An Giang vào vụ Hè Thu trong năm 2014.
Nghiệm thức 50 ngày sau sạ (%) 55 ngày sau sạ (%) 60 ngày sau sạ (%)
Ngâm hạt 5,69 b 21,98 a 56,76 ab
Phun qua lá 2,28 ab 31,75 a 52,23 a
Chủng vào đất 18,71 c 32,47 a 59,06 b
Thuốc hóa học 0,33 a 43,02 a 59,79 b
Nghiệm thức chủng vào đất tại thời điểm 50 NSS cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất. Hiệu quả phòng trừ tăng lên ở các giai đoạn lấy chỉ tiêu 55, 60 NSS và nghiệm thức ngâm hạt và chủng vào đất cho hiệu quả tương đương với thuốc hóa học 59,79%, trong đó chủng vào đất 59,06% cho hiệu quả cao hơn các nghiệm thức xử lý vi khuẩn khác. Nhìn chung ở giai đoạn 60 NSS ruộng lúa không có sự phát triển thêm bệnh cháy bìa lá và giai đoạn này lúa đã trổ đều và không còn xuất hiện thêm lá mới.