Lấy chỉ tiêu

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa của vi khuẩn bacillus safensis trên ruộng lúa tỉnh an giang và tiền giang (Trang 33)

Các chỉ tiêu được ghi nhận vào thời điểm 50, 55 và 60 ngày sau sạ. Ở mỗi lô thí nghiệm đặt 9 khung kẽm với diện tích 400 cm2

(20x20 cm). Cố định trên 2 đường chéo góc mỗi lô (Hình 6), trên mỗi khung ghi nhận các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu hiệu quả giảm bệnh cháy bìa lá lúa:

Đếm tổng số chồi và tổng số chồi bị nhiễm bệnh cháy bìa lá trong khung. Từ đó, tính tỉ lệ bệnh cháy bìa lá lúa theo công thức:

Đếm tổng số lá và tổng số lá bệnh trong khung. Từ đó tính tỉ lệ bệnh theo công thức:

Ước lượng phần trăm diện tích lá bị nhiễm bệnh cháy bìa lá trong khung

Chỉ số bệnh (CSB): được quy về 9 cấp bệnh theo thang đánh giá IRRI (1996) đồng thời tính CSB được tính theo công thức (Mc Kinney, 1923).

Hình 15: Vị trí đặt khung lấy chỉ tiêu bệnh cháy bìa lá trên lô thí nghiệm.

20 (cm) 20 (cm)

Hình 16: Lấy chỉ tiêu bệnh cháy bìa lá trên ruộng lúa.

Tỉ lệ chồi bệnh (%) = Số chồi bị nhiễm bệnh x 100 Tổng số chồi

Tỉ lệ lá bệnh (%) = Tổng số lá bị bệnh x 100 Tổng số lá quan sát

9.n9 + 8.n8+7.n7 + 6.n6 + 5.n5 + 4.n4 + 3.n3 +2.n2 + n1 CSB trên diện tích lá (%) = x 100 9N Trong đó: N : tổng số lá điều tra n1, n2, n3, ..., n9 : Số lá bị nhiễm bệnh ở cấp 1, 2, 3, ..., 9. Cấp bệnh được ghi nhận theo thang đánh giá (IRRI, 1996):

Cấp 1: lá có diện tích bị bệnh 0-3% so với diện tích lá Cấp 2: lá có diện tích bị bệnh 4-6% so với diện tích lá Cấp 3: lá có diện tích bị bệnh 7-12% so với diện tích lá Cấp 4: lá có diện tích bị bệnh 13-25% so với diện tích lá Cấp 5: lá có diện tích bị bệnh 26-50% so với diện tích lá Cấp 6: lá có diện tích bị bệnh 51-75% so với diện tích lá Cấp 7: lá có diện tích bị bệnh 76-87% so với diện tích lá Cấp 8: lá có diện tích bị bệnh 88-94% so với diện tích lá Cấp 9: lá có diện tích bị bệnh 95-100% so với diện tích lá

Hiệu quả phòng trừ sinh học được đánh giá thông qua sự chênh lệch về mức độ gây thiệt hại của bệnh trên cây lúa (chỉ số bệnh) ở nghiệm thức áp dụng vi khuẩn đối kháng Bacillus safensis so với nghiệm thức đối chứng (không áp dụng vi khuẩn) theo (Ji et al., 2008).

Trong đó: CSB: Chỉ số bệnh, (NT): Nghiệm thức.

Chỉ tiêu năng suất và chất lượng hạt

Thu hoạch lúa trong lô 20 m2. Cân trọng lượng và đo ẩm độ hạt tại mỗi ô tại thời điểm cân, sau đó quy ra ẩm độ 14% và tính năng suất thực tế theo công thức sau:

W(14%) 14 100 ) 100 ( 0    W H Trong đó: CSB (NT đối chứng) – CSB (NT áp dụng vi khuẩn) Hiệu quả PTSH (%) = x 100 CSB (NT đối chứng)

W (14%): trọng lượng ở ẩm độ 14% (kg) W: trọng lượng ở thời điểm cân đo (kg)

H0: ẩm độ của hạt tại thời điểm cân trọng lượng (%).

NSTT (tấn/ha) 2 20 2 1 m W   Trong đó:

NSTT: năng suất thực tế (tấn/ha) 20 2 2 1 m W   : trọng lượng của 20m2 ở độ ẩm 14% (kg)

Thu ngẫu nhiên 200 bông/ô, tách toàn bộ hạt (cả hạt chắc và hạt lép). Lấy ngẫu nhiên 20 mẫu từ số hạt trên, mỗi mẫu 10 gram, đếm tổng số hạt, số hạt lem lép. Từ đó tính tỉ lệ lem lép theo công thức:

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng phòng trị bệnh cháy bìa lá lúa của vi khuẩn bacillus safensis trên ruộng lúa tỉnh an giang và tiền giang (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)