Vật liệu thí nghiệm

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau có bổ sung trung vi lượng (mg, zn, b) lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn và đất xám bạc màu trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới (Trang 31)

Mẫu đất và cách xử lý: Đất phèn và đất xám bạc màu dùng cho thí nghiệm đƣợc thu tại hai địa điểm Hòa An (Hậu Giang) và Mộc Hóa (Long An). Đất ƣớt sau khi thu đƣợc phơi khô, băm nhỏ lựa sạch rơm rạ, hữu cơ, sau đó cân 5 kg đất khô cho vào các chậu đất. Sau đó cho nƣớc vào ngâm (ngập 5 cm) trong vòng một tuần trƣớc khi sạ cho đất ổn định. Ngay trƣớc khi sạ, tiến hành thu mẫu đất cho phân tích các chỉ tiêu đầu vụ.

Phân bón: Các loại phân bón đƣợc sử dụng cho thí nghiệm gồm các loại phân đơn: urea hạt đục Cà Mau (46%N), urea hạt đục Cà Mau có bổ sung trung, vi lƣợng TE (0,4% Mg; 0,1% Zn; 0,04% B); Super lân (16% P2O5), và KCl (60% K2O).

Giống lúa: Giống lúa đƣợc sử dụng cho hai nhóm đất là giống OM5451 đƣợc mua từ đại lý bán lúa giống.

Thuốc bảo vệ thực vật: Phòng ngừa bọ xít (Factac 5EC), bộ ba Map, Navinano, Navi Start.

Chậu thí nghiệm: Chậu dùng cho thí nghiệm có đƣờng kính 23cm và chiều cao 30cm.

2.1.3 Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm

Các phƣơng tiện thiết bị dùng cho phân tích mẫu thuộc phòng phân tích Hóa, Lý, Phì nhiêu đất, Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ.

- Máy so màu UV-1601PC, UV-Visible Spetrophotometer (Shimadzu). - Máy đo pH và EC cầm tay (SHOTT, Đức).

- Máy hấp thu nguyên tử: HITACHI-Polarized Zeeman 180-70. - Máy lắc, máy ly tâm, cân phân tích, tủ sấy, máy ép chân không.

19

2.2 Phƣơng pháp 2.2.1 Mô tả thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại trên hai nhóm đất, đất phèn (Hòa An) và đất xám bạc màu (Mộc Hóa). Các nghiệm thức trong thí nghiệm đƣợc mô tả nhƣ sau:

Nghiệm thức 1: Không bón đạm (0N).

Nghiệm thức 2: Bón urea hạt đục Cà Mau (urea hạt đục).

Nghiệm thức 3: Bón urea hạt đục có bổ sung trung vi lƣợng (urea-TE).

2.2.2 Phân bón và liều lƣợng bón

Phân bón: Bón theo công thức khuyến cáo cho canh tác lúa trên đất phèn và đất xám bạc màu ở ĐBSCL với mức độ cung cấp 100%N là: 100N-60P2O5-30K2O. Liều lƣợng và thời điểm bón đƣợc trình bày trong Bảng 2.1.

Cách bón phân: Trƣớc khi bón phân tiến hành rút nƣớc trong chậu, phân sau khi cân sẽ đƣợc hòa tan với nƣớc, sau đó cho vào từng chậu và tiến hành thêm nƣớc vào chậu

Bảng 2.1. Liều lƣợng và thời gian bón phân.

Loại phân Urea Super-P KCl

Lƣợng phân/ha (kg) 217,4 375,0 50,0 Lƣợng phân/chậu (gram) 0,9 1,5 0,2 Bón lót toàn bộ Lân - Bón thúc 1 (8-10 NSS) 1/4 lƣợng Urea - 1/2 lƣợng KCL Bón thúc 2 (18-22 NSS) 1/2 lƣợng Urea - - Bón thúc 3 (40-45 NSS) 1/4 lƣợng Urea - 1/2 lƣợng KCL 2.2.3 Phòng trừ sâu bệnh hại

Trƣớc và sau mỗi đợt rãi phân phun ngừa các bệnh vàng lá vi khuẩn, đạo ôn (bộ ba Map, Navinano, Navi Start); phun ngừa bọ xít hôi khi lúa trỗ, ngậm sữa (Factac 5EC).

20

Một phần của tài liệu hiệu quả của phân urea hạt đục cà mau có bổ sung trung vi lượng (mg, zn, b) lên sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phèn và đất xám bạc màu trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)