Nguyên tố vi lƣợng là nguyên tố có hàm lƣợng 10-4
đến 10-5 theo trọng lƣợng chất khô. Về mặt số lƣợng cây trồng có yêu cầu khác nhau, nhƣng mỗi nguyên tố điều có vai trò nhất định trong đời sống cây trồng và không thể thay thế lẫn nhau. Thiếu nguyên tố vi lƣợng thì cây dễ mắc bệnh, phát triển không bình thƣờng. Nếu thừa thì cây lại bị ngộ độc (Nguyễn Xuân Hiển và ctv, 1997).
Theo Lê Thị Thủy và Phạm Quang Hà (2008), đánh giá thực trạng Zn trong đất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2002-2007, bao gồm 213 mẫu đất phù sa lấy tại 32 tỉnh, 228 mẫu đất đỏ lấy tại 18 tỉnh, 202 mẫu đất xám lấy tại 24 tỉnh, 215 mẫu đất cát biển lấy tại 18 tỉnh, 230 mẫu đất mặn lấy tại 12 tỉnh và 159 mẫu đất phèn lấy tại 14 tỉnh. Với khoảng tin cậy 95% giá trị trung bình hàm lƣợng Zn tổng số trong các loại đất chính nhƣ sau: Đất phù sa - Fluvisols: Zn: 73,4-79,9; Đất đỏ-Ferrsols: Zn: 92,9-105,2; Đất xám-Acrisols: Zn: 20,3-25,4; Đất cát biển–Arenasol: Zn: 17,9- 21,6; Đất mặn-Salic Fluvisols: Zn:80,9-86; Đất phèn Thionic fluvisols: Zn:68,9- 75,6. Hàm lƣợng Zn tổng số trung bình trong 6 loại đất chính thấp nhất ở đất cát biển (19 ppm), cao nhất trong đất đỏ (99,1 ppm), tuy nhiên vẫn ở dƣới ngƣỡng cho phép theo TCVN 7209-2002.
Đánh giá hàm lƣợng Zn tổng số trong 6 nhóm đất nông nghiệp chính của Việt Nam, tác giả cho rằng lƣợng Zn trung bình đều nằm dƣới ngƣỡng của TCVN 7209- 2002 và ở mức trung bình (đất phù sa, đất đỏ, đất mặn, đất phèn), nhóm đất xám và đất cát biển nằm ở mức thấp, cần phải bổ sung Zn. Tƣơng tự, Phạm Quang Hà (2003) nghiên cứu hàm lƣợng Zn tổng số trong đất phù sa (11 mẫu đất), đất đỏ (9 mẫu đất), đất xám (24 mẫu đất) và một vài nhóm đất khác ở miển Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Kết quả cho thấy, hàm lƣợng Zn tổng số ở đất xám ở mức trung bình thấp, dao động từ 32 (mg/kg đất, ppm) và trung bình cao ở đất phù sa (83 mg/kg đất, ppm) và đất đỏ (107mg/kg đất, ppm), nhƣng vẫn thấp hơn ngƣỡng cho phép của TCVN 7209-2002 (200mgZn/kg đất). Tuy nhiên, hàm lƣợng tổng số của một nguyên tố vi lƣợng có thể rất cao trong đất canh tác không có nghĩa là đủ vi lƣợng đó cho cây trồng, mà quan trọng là hàm lƣợng Zn dễ tiêu/trao đổi mà cây trồng có thể hấp thụ.
Theo Nguyễn Xuân Trƣờng (2005) Zn trong đất tồn tại ở các dạng nhƣ: một số lƣợng lớn Zn nằm trong cấu trúc khoáng chất; các hợp chất muối nhƣ Kẽm silicat (ZnSiO3 và ZnSiO4), dạng carbonat (ZnCO3), Kẽm oxit (ZnO); Kẽm hấp thụ trên bề mặt keo đất; Kẽm trong các phức hữu cơ tan và không tan trong dung dịch (Zn2+). Dạng Zn tan trong nƣớc hữu hiệu đối với cây trồng chiếm tỷ lệ rất ít (0,02-0,2 ppm). Giàu kẽm tổng số c ng chƣa phải là sự đảm bảo đủ kẽm cho cây trồng bởi vì
16
lƣợng kẽm cây hấp thụ còn phụ thuộc vào kẽm hữu hiệu trong đất. Tình trạng thiếu kẽm xuất hiện phổ biến ở nhiều vùng trên thế giới, đặc biệt là các vùng trồng lúa ở Châu Á.
Đỗ Thị Ren và Nguyễn Thị Xuân Diệu (2002) phân tích hàm lƣợng trao đổi của Zn, Cu, Mn trong 38 mẫu đất trồng lúa của 10 tỉnh ĐBSCL (An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) trên 3 nhóm đất phù sa, đất phèn và đất cát trong năm 1998- 1999 cho thấy hàm lƣợng Zn trao đổi (dung dịch chiết là HNO30,43M) dao động trong khoảng 1,91 đến 16,2 ppm, tức ở mức trung bình đến cao (trừ nhóm đất cát ở Trà Vinh Zn 1,91 ppm). Hàm lƣợng Zn trong cây dao động 44,33-82,86 mg/kg. Theo Dobermann và Fairhurst (2000), hàm lƣợng này đƣợc đánh giá ở mức đủ cho cây lúa.
Theo Hồ Thị Lam Trà (2005) hàm lƣợng Zn trao đổi trong đất trồng nhãn ở Hƣng Yên dao động 1,46-2,8% của Zn tổng số. Theo Nguyễn Ngọc Nông (2003) thì hàm lƣợng Zn trao đổi ở Bắc Cạn là 2,58 ppm (đất feralit đỏ vàng và đất phù sa) và ở Thái Nguyên là 2,28 ppm (đất ferarit đỏ vàng, đất phù sa, đất dốc tụ) c ng ở mức trung bình. Nhƣ vậy, nhìn chung hàm lƣợng Zn tổng số trong 6 nhóm đất chính ở Việt Nam ở mức trung bình (đất phù sa, đất đỏ, đất mặn, đất phèn), nhóm đất xám và nhóm đất cát biển nằm ở mức thấp, cần phải bón bổ sung Zn.
Nhóm đất phù sa và đất phèn ở ĐBSCL, hàm lƣợng Zn trao đổi tƣơng đối cao, tuy nhiên đây là số liệu phân tích đất trồng lúa từ năm 1998-1999. Việc canh tác cây lúa liên tục đến nay lƣợng Zn trao đổi ít nhiều đã bị mất đi do cây hút, trực di, chảy tràn, bị kết tủa dạng ZnFe2O4, ZnS (do đất chua, đất canh tác lúa bị ngập nƣớc). Kết quả nghiên cứu B trong đất của Việt Nam trong chƣơng trình FANIDAP/FINIDA do Jokioinen (1992) (Trích dẫn bởi Nguyễn Xuân Trƣờng, 2005) cho thấy đất ở Việt Nam hầu hết đều nghèo B, trong số 122 mẫu đất có 78% thiếu B. Nghiên cứu của Trần Thị Áng (1995) (Trích dẫn bởi Nguyễn Xuân Trƣờng, 2005) sử dụng tăng năng suất ngô 7% (phun acid boric 0,05%, 600l/ha).
Theo Nguyễn Đình Mạnh (1998) năng suất lạc tăng 16% khi phun acid boric 3g/30 lít nƣớc). V Hữu Yêm và ctv năm 1992-1994 (trích dẫn Nguyễn Xuân Trƣờng, 2005), bón acid boric 0,15g/cây dứa ở Ninh Bình làm tăng năng suất (21,5 - 46%).
17