XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÔNG TY TRUNG NGHUYÊN CÙNG NHÃN HIỆU G7:

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing-mix dưới dạng 4p nhãn hiệu G7 của cà phê Trung Nguyên (Trang 38 - 41)

3) HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI:

4.3)XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI CÔNG TY TRUNG NGHUYÊN CÙNG NHÃN HIỆU G7:

NGHUYÊN CÙNG NHÃN HIỆU G7:

4.3.1) Quảng cáo:

Café Trung nguyên giúp suy nghĩ mạnh hơn Quảng cáo trên tivi:

Đại diện thanh niên thế kỷ 21với tách café (không thể thiếu với người năng động)

Nghĩ nhanh và mạnh như 777

4.3.2)xúc tiến bán:

Nhiều hoạt động được triển khai ráo riết để giới thiệu G7 với người tiêu dùng: “Ngày hội tuyệt đỉnh” giới thiệu cà phê hòa tan G7 hôm 23/11/2003 ở dinh Thống Nhất; mời người tiêu dùng uống thử cà phê G7 trong 3 ngày tại một cao ốc nơi đặt tổng hành dinh của đối thủ Nestle; những đợt tiếp thị trên đường phố, G7 xuất hiện từ các trung tâm thương mại cho đến cửa hàng bán lẻ hay chợ lớn, chợ nhỏ...

Táo bạo hơn, Trung Nguyên tổ chức chương trình thử mùi (mời người tiêu dùng uống hai ly cà phê hòa tan, một của G7 và một nhãn hiệu cà phê hòa tan nổi tiếng khác nhưng không cho biết nhãn hiệu để họ tự đánh giá).

Kết quả khá mỹ mãn: 89% người tiêu dùng chọn G7 và 11% người tiêu dùng chọn nhãn hiệu kia. Nói cho đúng ra Trung Nguyên đã thành công vì không chỉ xây dựng chiến lược đối đầu cho một sản phẩm 100% Việt Nam là G7 mà thật sự họ đã phát động một cuộc chiến vì thương hiệu Việt với vũ khí là chất lượng sản phẩm và vận động sự ủng hộ, hậu thuẫn của người tiêu dùng Việt, kênh phân phối Việt.

Với chiến lược khôn ngoan và khá “khó chịu” khi đeo bám đối thủ tại từng điểm bán, từng quầy kệ trưng bày hàng, Trung Nguyên đã đảo ngược thế trận, giành được thế thượng phong, tạo tiền đề cho một cuộc chiến lâu dài. Từ tháng 11-2003 cho đến tháng 1-2004, G7 đã chiếm 35% thị phần.

Trước khi G7 nhập cuộc, thị trường cà phê hòa tan trong nước chiếm khoảng 130,75 tỷ đồng/năm, trong đó Nescafe dẫn đầu với 55,95% thị phần, Vinacafe chiếm 38,45% thị phần, số còn lại chia nhỏ cho nhiều loại cà phê hòa tan nhập khẩu và của các doanh nghiệp khác.

Với các trung gian: Kinh doanh nhượng quyền, mở rộng ra nhiều nước(Mỹ , Nhật, Singapo, Thailand, Trung quốc, Campuchia, Balan, Ukraina…)

4.3.3)quan hệ công chúng:

Các chương trình tiêu biểu:

• Sáng tạo vì thương hiệu Việt(phối hợp với báo Thanh Niên)khuyến khích dùng hàng Việt

• Sáng lập quỹ:Khơi nguồn sáng tao (kết hợp với đài truyền hình VN)cấp vốn cho các ý tưởng

• Tài trợ “Nối vòng tay lớn”vì người nghèo(với báo HN mới…) • Tài trợ lễ hội café Buôn Ma Thuột

• Tổ chức :”Ngày hội tuyệt đỉnh”tại Tp.HCM • Hoạt động :Đêm hội café (Đêm thế giới cà phê )

Thông qua ngôn ngữ của nghệ thuật, của những vũ điệu cà phê, những nghi thức rước hoa, hạt cà phê, những phục trang cà phê để gửi gắm đến với hàng tỷ người đang thưởng thức cà phê trên thế giới lời chúc, với mong ước sáng

tạo hơn thông qua việc thưởng thức cà phê để hướng đến sự phát triển hài hòa và bền vững của toàn thế giới.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing-mix dưới dạng 4p nhãn hiệu G7 của cà phê Trung Nguyên (Trang 38 - 41)