Đường kính gốc thân của gốc ghép và ngọn ghép

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép (Trang 37)

3.4.1 Đường kính gốc ghép

Đường kính gốc ghép của ớt kiểng vào các thời điểm khảo sát trên bốn loại giá thể trồng khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê, dao động từ 0,46-0,49 cm (thời điểm 60 NSKT) (Phụ bảng 3.3). Điều này có thể do đặc tính di truyền của cùng một giống.

3.4.2 Đường kính ngọn ghép

Đường kính ngọn ghép ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng qua các thời điểm khảo sát khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Hình 3.4 và Phụ bảng 3.4). Trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu cho đường kính ngọn của ớt kiểng lớn nhất (0,35-0,48 cm; tương ứng 15-60 NSKT) và thấp nhất là giá thể 100% xơ dừa (0,3-0,41 cm, tương ứng 15-60 NSKT). Sự khác nhau về giá thể nên khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cũng khác nhau làm thay đổi đường kính ngọn ghép khác nhau. Ở giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu có nhiệt độ tương đối thấp dao động từ 27,4- 33,4oC, hàm lượng dinh dưỡng sẵn có cao, gốc ghép hút vận chuyển nước và dinh dưỡng cho ngọn ghép mạnh do đó đường kính ngọn ghép lớn và ngược lại.

0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 15 30 45 60

Ngày sau khi trồng

Đ ư ờ n g k ín h n g ọ n ( cm ) 100% XD 50% XD + 50% TT 50% XD + 50% RB 50% Đ + 25% XD + 25% TT

Hình 3.4 Đường kính ngọn (cm) của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng trồng qua các thời điểm khảo sát

3.4.3 Tỷ số đường kính gốc ghép và ngọn ghép

Ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng có tỷ số đường kính gốc ghép trên ngọn ghép dao động từ 1,02-1,27 vào thời điểm 60 NSKT và đều lớn hơn 1 (gốc lớn hơn ngọn) (Bảng 3.3). Theo Phạm Văn Côn (2007), khi tỷ số đường kính gốc ghép trên ngọn ghép lớn hơn 1, cây ghép có hiện tượng chân voi (gốc lớn hơn ngọn), thế sinh trưởng của ngọn ghép yếu hơn gốc ghép, cây ghép vẫn sinh trưởng bình thường, tuy nhiên càng gần 1 tốt hơn xa 1. Qua đó, cho thấy sự tương thích giữa gốc ghép và ngọn ghép khá tốt ở bốn nghiệm thức. Trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu nhiệt độ vùng rễ tương đối thấp, khả năng hút nước và dinh dưỡng từ giá thể cao, ngọn ghép sinh trưởng mạnh nên có tỷ số đường kính gốc ghép trên ngọn ghép gần 1 hơn ba tổ hợp giá thể còn lại.

Bảng 3.3 Tỷ số đường kính gốc ghép trên ngọn ghép của ớt kiểng trên bốn loại giá thể trồng qua các thời điểm khảo sát

Giá thể Ngày sau khi trồng

15 30 45 60 100% XD 1,15 1,11 1,13 1,27 50% XD + 50% TT 1,11 1,10 1,10 1,09 50% XD + 50% RB 1,10 1,10 1,09 1,06 50% Đ + 25% XD + 25% TT 1,07 1,05 1,04 1,02 (Số liệu tính trung bình)

100% XD: 100% xơ dừa; 50% XD + 50% TT: 50% xơ dừa + 50% tro trấu; 50% XD + 50% RB: 50% xơ dừa + 50% rong biển; 50% Đ + 25% XD + 25% TT: 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu

3.5 Đường kính tán

Đường kính tán cây của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng thời điểm 100 NSKGh khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Bảng 3.4), trong đó ớt kiểng trồng trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu cho đường kính tán lớn nhất (38,03 cm) và thấp nhất là giá thể 100% xơ dừa (32,53 cm). Do nhiệt độ giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu tương đối thấp, hàm lượng dinh dưỡng sẵn có cao thúc đẩy sinh trưởng của rễ, cây phát triển tốt, cành nhánh nhiều. Như vậy, đường kính tán cây lớn, cành lá thông thoáng cây nhận được nhiều ánh sáng góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa và có ý nghĩa rất quan trọng đến giá trị thẩm mỹ của một cây kiểng, kết quả này phù hợp với nhận định của Nguyễn Huy Trí và Đoàn Văn Lư (2006). Tùy theo ý thích của người chơi kiểng mà chọn lựa, với những cây có dáng cao to, đường kính tán lớn rộng được trưng bày ở trước ngõ, ngoài sân vườn,… hoặc những cây kiểng dáng nhỏ, gọn, tán hẹp để ở vị trí trên bàn, góc học tập hoặc treo,…

Đường kính tán gốc ớt Thiên ngọc trên bốn loại giá thể trồng khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê dao động từ 14,72-15,43 cm, thời điểm

100 NSKGh (Bảng 3.4). Vì vậy, giá thể không ảnh hưởng đến đường kính tán gốc ớt Thiên ngọc. Trên 4 tổ hợp giá thể, ớt kiểng cho đường kính tán gốc tương đối hẹp, gọn nên phù hợp với chậu trồng có kích thước nhỏ.

Bảng 3.4 Đường kính tán cây (cm) và đường kính tán gốc (cm) của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng

Nghiệm thức Đường kính tán cây Đường kính tán gốc

100% XD 32,53 c 14,72 50% XD + 50% TT 33,89 bc 14,91 50% XD + 50% RB 34,82 b 14,98 50% Đ + 25% XD + 25% TT 38,03 a 15,43 Mức ý nghĩa ** ns CV. (%) 6,82 10,72

100% XD: 100% xơ dừa; 50% XD + 50% TT: 50% xơ dừa + 50% tro trấu; 50% XD + 50% RB: 50% xơ dừa + 50% rong biển; 50% Đ + 25% XD + 25% TT: 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt có ý nghĩa thống kê; **: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%; ns: không khác biệt

3.6 Số trái

Số trái trên cây của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Hình 3.5 và Phụ bảng 3.6), lớn nhất vẫn là giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu (12 trái/cây, thời điểm 100 NSKGh) và thấp nhất là giá thể 100% xơ dừa (7,5 trái/cây, thời điểm 100 NSKGh). Kết quả khảo sát cho thấy trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu thì ớt có chiều cao cây, đường kính tán cây lớn thì số trái nhiều. Chứng tỏ rằng ở loại giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu phù hợp với sinh trưởng, phát triển đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho ớt.

Số trái trên gốc và số trái trên ngọn của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng thời điểm 100 NSKGh khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1% (Hình 3.5 và Phụ bảng 3.6). Số trái ớt kiểng nhiều nhất là ở giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu (5,8 số trái/gốc, 6,1 số trái/ngọn; tương ứng) và thấp nhất là giá thể 100% xơ dừa (3,2 số trái/gốc, 4,3 số trái/ngọn; tương ứng). Qua đó, cho thấy khả năng giữ ẩm và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây của giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu là rất tốt.

Trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu cho số trái nhiều nhất, kết quả này phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển về chiều cao cây, đường kính tán cây tốt thì sẽ cho số trái nhiều hơn. Bên cạnh hình dáng cây, đường kính tán cây thì số trái cũng là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của cây kiểng, do đó cây có số trái nhiều sẽ có giá trị cao.

3,2c 4bc 4,6b 5,8a 4,3c 4,6bc 5,3b 6,1a 7,5c 8,6bc 9,9b 11,9a 2 5 8 11 14 100% XD 50% XD + 50% TT 50% XD + 50% RB 50% Đ + 25% XD + 25% TT Số trái/ gốc Số trái/ngọn Số trái/cây

Hình 3.5 Số trái/cây, số trái/gốc và số trái/ngọn của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng thời điểm 100 NSKGh

3.7 Đánh giá cảm quan về sinh trưởng, phát triển của ớt kiểng ghép trên bốn loại giá thể trồng loại giá thể trồng

Kết quả đánh giá cảm quan tổng thể Bảng 3.5 cho thấy, ớt kiểng ghép trồng trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu có 50% khách thưởng ngoạn đánh giá rất tốt, rất bắt mắt về sự sinh trưởng và phát triển tốt chiều cao, đường kính tán và số trái, cây xuất hiện của trái còn sống, trái chín trên cả gốc và ngọn, một số khác vẫn đang tiếp tục cho hoa đã thu hút người đánh giá. Tiếp theo là cây trồng trên giá thể 50% xơ dừa + 50% rong biển được 65% khách thưởng ngoạn đánh giá là tốt và bắt mắt. Ở giá thể 100% xơ dừa và 50% xơ dừa +50% tro trấu, cây có sự sinh trưởng phát triển kém về cành lá, một số cây lá bị vàng, bộ phận lá non của gốc ghép quăn queo nên được khách thưởng ngoạn đánh giá thấp. Giá thể S ố tr ái

Bảng 3.5 Đánh giá cảm quan tổng thể (sinh trưởng, phát triển của nhánh và lá, chiều cao cây và tán của ngọn ớt Hiểm lai F1 207 trên gốc ghép ớt Thiên ngọc, màu sắc trái và lá của ớt) trên bốn loại giá thể trồng

Giá thể Đánh giá (%) + ++ +++ ++++ 100% XD 50 40 10 0 50% XD + 50% TT 10 60 20 10 50% XD + 50% RB 0 15 65 20 50% Đ + 25% XD + 25% TT 0 10 40 50 (+) kém phát triển và không bắt mắt; (++) khá tốt và khá bắt mắt; (+++) tốt và bắt mắt; (++++) rất tốt và rất bắt mắt

Bảng 3.6 cho thấy, ớt kiểng trồng trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong biển có dáng cây cao, tán lớn, rộng xòe nên được đánh giá là phù hợp với đặt trước ngõ. Giá thể 100% xơ dừa, 50% xơ + 50% tro trấu, cây cho chiều cao thấp bé, tán nhỏ gọn nên được người yêu thích cho rằng phù hợp với vị trí trưng bày là treo và để bàn. Kết quả trên cho thấy, đa số khách thưởng ngoạn chọn cách đặt trước ngõ với cây cao, tán rộng, xòe và những cây thấp, tán hẹp được trang trí là treo hay để bàn tận dụng khoảng không gian trong nhà hay phía hiên nhà.

Bảng 3.6 Đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày (treo, để bàn, đặt trước ngõ) của ớt kiểng ghép trồng trên bốn loại giá thể

Nghiệm thức Treo Để bàn Đặt trước ngõ

100% XD ++++ (59%) +++ (44%) ++ (45%)

50% XD + 50% TT +++ (56%) +++ (39%) ++ (35%) 50% XD + 50% RB ++ (55%) ++ (48%) +++ (37%) 50% Đ + 25% XD + 25% TT ++ (40%) + (50%) ++++ (60%)

(a) (b)

(c) (d)

Hình 3.6 Ớt kiểng ghép trồng trên bốn loại giá thể giai đoạn 100 NSKGh (a) 100% xơ dừa; (b) 50% xơ dừa + 50% tro trấu; (c) 50% xơ dừa + 50% rong biển; (d) 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

- Ớt Hiểm lai F1 207 ghép trên gốc ớt Thiên ngọc (bằng phương pháp ghép ống cao su) có khả năng tương thích cao, cây sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống sau ghép cao đạt 89,9% và ở thời điểm 60 NSKT cho thấy:

+ Trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu, ớt kiểng ghép sinh trưởng, phát triển nhanh; chiều cao cây đạt 38,13 cm, số trái trên cây nhiều 11,9 trái/cây, đường kính tán cây rộng, xòe 38,03 cm.

+ Cây trồng trên giá thể 100% xơ dừa cho chiều cao thấp (31,74 cm), số trái trên cây ít nhất (7,5 trái/cây), đường kính tán cây nhỏ đạt 32,53 cm.

+ Hai tổ hợp giá thể trồng còn lại 50% xơ dừa + 50% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong biển ớt kiểng ghép cho chiều cây trung bình (33,66-34,56 cm) và đường kính tán (33,89-34,82 cm), số trái trên cây đạt 8,6-9,9 trái/cây.

- Ớt kiểng ghép trồng trên giá thể 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu và 50% xơ dừa + 50% rong biển có dáng cây cao, tán lớn, rộng xòe thích hợp trưng bày trước ngõ, sân vườn,… Ở giá thể 100% xơ dừa, 50% xơ dừa + 50% tro trấu cây có chiều cao thấp, tán nhỏ gọn được đánh giá là thích hợp với vị trí để trên bàn hoặc treo trước ngõ.

4.2 Đề nghị

Trồng ớt kiểng ghép để cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho trái nhiều nên trồng trên giá thể là: 50% đất + 25% xơ dừa + 25% tro trấu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bosland, P.W (1996), Capsicum: Innovative uses of an ancient crop, In: J. Janick (ed.), Progress in new crop, ASHS Press, Arlington, VA.

Dương Văn Rẻ (2014), Ảnh hưởng của năm loại gốc ghép ớt đến sinh trưởng và năng suất của ớt Hiểm lai 207. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Đặng Thị Thảo (2013), Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của ớt kiểng ghép Đông Xuân 2012-2013. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ. Đinh Trần Nguyễn (2008), Hiệu quả của các loại giá thể và dinh dưỡng trên sự sinh

trưởng và ra hoa của cây hoa cúc TN169 (Calistephus chinesis) trong hệ thống thủy canh. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Trồng trọt. Đại học Cần Thơ.

Đường Hồng Dật (2003), Kỹ thuật trồng rau ăn lá, rau ăn hoa và rau gia vị. NXB Lao động Xã hội.

Đỗ Thủy Tiên và Trần Thị Hiền (2007), Hiệu quả của 6 loại dinh dưỡng thủy canh trên sự sinh trưởng và năng suất của cải ngọt đuôi phụng tại hợp tác xã rau an toàn quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ 2005-2006. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Đỗ Minh Thư (2014), Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của bốn tổ hợp ớt kiểng ghép trên gốc ớt Thiên ngọc. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Đỗ Thành Phát (2014), Khảo sát sinh trưởng và năng suất của ớt Hiểm lai 207 trên năm loại gốc ghép ớt. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Eshbaugh, W. H (1993), Historyand exploition of a senrendipitous new drop discovery,

In: J. Janick and J. E. Simon (eds.), New crop, Wiley, New York.

http://faostat.org/site/567/DestopDefault.aspx?PageID=567#ancor Ngày truy cập 04/08/2014

https://sites.google.com/site/trangottieu/cac-loai-ot Ngày truy cập: 17/11/2011 http://vatgia.com/rong+bien ngày truy cập: 14/07/2013

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ớt Ngày truy cập: 10/09/2014

J. C. Lawtence and J. Neverell (1950), Seed and potting compostsed, Allen and Unwin, London, England.

Jim Fah và M. Aqua (2000), Hydroponic made easy, Aguide to hydroponic growing the revolutionary Auto pot way 2nd ed, Charter Pacific Puplicaotion Pty LTD.

Lâm Cảnh Hạc (2011), Khảo sát sự sinh trưởng của ba giống cà chua lên ba độ tuổi gốc ghép cà tím EG203 tạo cây cà kiểng phục vụ chưng tết. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Lâm Anh Nghiêm (2008), Đánh giá khả năng tương thích của các loại gốc ghép lên ngọn ghép cà chua và dưa hấu tại trại thực nghiệm trường Đại học Cần Thơ và Hậu Giang (tháng 4-11/2007). Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Lê Hoàng Vũ (2014), Kiểng rau màu hàng độc trưng tết.

http://nongnghiep.vn/Kieng-rau-mau-hang-doc-chung-tet Ngày truy cập: 16/07/2014

Lê Thị Thủy (2000), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp ghép cà chua trái vụ. Luận văn Thạc sĩ khoa Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005), Giáo trình sinh lý thực vật. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Lư Anh Tuấn (2008), Đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cà Cherry TN359 ghép gốc cà tím, vụ Thu Đông 2007. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Mai Thị Phương Anh (1999), Kỹ thuật trồng một số loại rau cao cấp. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Mai Văn Quyền, Lê Thị Việt Nhi, Ngô Quanh Vinh, Nguyễn Thị Hoa và Nguyễn Tuấn Kiệt (2007), Cây rau gia vị. NXB Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

Marsic, N.K. and Jakse, M.A. (2010), Growing and yield of grafted cucumber (Cucumis sativus L.) on different saille substrates, Journal of Fooad, Agriculture & Enviroment VoL8 (2).

Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa (2004), Giáo trình phì nhiêu đất. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Kim Đằng (2012), Khảo sát khả năng sinh trưởng và phát triển của ba giống ớt kiểng ghép gốc Thiên ngọc thủy canh. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Trồng trọt. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2013), Bước đầu khảo sát khả năng sinh trưởng phát triển của ba giống ớt kiểng ghép gốc ớt Hiểm trắng. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Nông học. Tủ sách Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Tạo (2011), Khảo sát khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 11 giống cà chua nhập nội nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông học. Tủ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép (Trang 37)