Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép (Trang 26)

* Chuẩn bị cây ghép:

- Ngọn ghép ớt Hiểm lai F1 207: Hạt được ngâm trong dung dịch có Nyro (với 1 ml Nyro + 5 lít nước) trong 2 giờ, sau đó để hạt lên khăn giấy đậy lại (3-4 lớp khăn giấy vuông) cho vào bọc ny lông màu đen, phơi nắng. Sau 4-5 ngày hạt vừa nứt mầm thì gieo ly nhựa tròn sâu 1 cm, tưới nước vừa đủ ẩm và chăm sóc cây con. Giá thể đất, xơ dừa (mỗi loại 15 lít) kết hợp phân hữu cơ vi sinh (100 g) trộn đều vô đầy ly và nén nhẹ, gieo 1 hạt/lỗ, gieo nông khoảng 1 cm, không gieo quá sâu, phủ lên trên 1 lớp giá thể mỏng, phun nước vừa đủ ẩm, rãi Diazan để ngừa sâu, côn trùng. Giữ ẩm cho cây bằng cách phun nước cho cây 3 lần/ngày. Cây con được 14 ngày tuổi thì nhúng Ri Phù Sa (1 g/lít) kích thích ra rễ, định kỳ

7 ngày/lần đến khi cây con được trồng sang chậu nhựa. Cây được 25 ngày tuổi trồng sang chậu nhựa, giá thể như trên, thêm 10 g NPK 16-16-8, phân dơi tăng gấp đôi, 41 ngày sau (tương ứng cây được 66 ngày tuổi) tiến hành ngắt đọt để chồi bên phát triển, những ngày sau đó theo dõi, định kỳ ngắt tỉa 15 ngày/lần cho đến khi ghép và chỉ để lại 4 chồi to, khỏe, làm chồi ghép, cây được ghép ở 106 ngày tuổi, ở thời điểm này cây đang mang nụ.

- Gốc ghép ớt Thiên ngọc (gieo sau ngọn ghép 67 ngày): Ngâm ủ và chăm sóc tương tự ngọn ghép, nhưng không ngắt đọt. Cây được 20 ngày tuổi trồng sang ly nhựa, đến 45 ngày tuổi thì ghép ở thời điểm này ớt đang mang nụ.

(a) (b)

Hình 2.2 Ớt chuẩn bị ghép (a) ớt Hiểm lai F1 207 thời điểm 106 ngày tuổi, (b) ớt Thiên ngọc thời điểm 45 ngày tuổi

* Thao tác ghép:

- Trước khi ghép: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước đó khoảng 3 ngày. Cây con được tưới trước cho đủ ẩm (2-3 giờ), tránh tưới ướt lá. Thời gian ghép tốt nhất từ 17-20 giờ, thời gian này thời tiết mát mẻ, nhiệt độ thấp cây ghép ít bị mất sức, vết ghép phục hồi nhanh.

- Sử dụng phương pháp ghép nối ống cao su.

* Chăm sóc cây ghép trong vườn ươm:

- Cây ghép được đặt trong phòng phục hồi sau khi ghép trong 3 ngày đầu, điều kiện ánh sáng nhẹ, nhiệt độ 28-30oC, phun nước dạng sương mù định kỳ 15 phút/lần để cây luôn tươi tỉnh, tránh phun nhiều đọng giọt làm vết ghép lâu phục hồi.

- Ngày thứ 4-6 cho cây ghép tiếp xúc ánh sáng vài giờ trong ngày (sáng sớm đến 9 giờ và 15 giờ đến tối), sau đó tăng dần để cây thích nghi từ từ với điều kiện môi trường bên ngoài).

- Từ ngày thứ 7 cây ghép được bố trí trong môi trường có nhiệt độ, ánh sáng tương đối thấp hơn bình thường (có trang bị lưới đen phía trên để che mát cho cây, làm giảm cường độ ánh nắng gay gắt vào buổi trưa). Cây ghép được 10 ngày đặt trong môi trường có nắng đầy đủ.

- Cây ghép được 15 ngày tiến hành đem trồng vào chậu để bố trí thí nghiệm khảo sát (giai đoạn này cây đã phục hồi hoàn toàn, thích nghi tốt với điều kiện môi trường).

(a) (b) (c)

(d) (e) (f)

Hình 2.3 Các bước thực hiện trong kỹ thuật ghép nối ống cao su: (a) chuẩn bị cắt gốc ghép, (b) cắt bỏ ngọn gốc ghép, (c) cắt rời ngọn ghép, (d) gắn ống cao su vào ngọn ghép, (e) ấn ngọn ghép có ống cao su vào gốc ghép, (f) cây ớt đã ghép xong

* Giai đoạn trồng chậu (chậu nhựa đen), bố trí thí nghiệm:

- Chuẩn bị giá thể được trộn như sau:

 1/ Trộn: 1 thùng (16 lít) xơ dừa + 200 g phân hữu cơ vi sinh KG Trico-VS

 2/ Trộn: ½ thùng (16 lít) xơ dừa + ½ thùng (16 lít) tro trấu + 200 g phân hữu cơ vi sinh KG Trico-VS

 3/ Trộn: ½ thùng (16 lít) xơ dừa + ½ thùng (16 lít) rong biển + 200 g phân hữu cơ vi sinh KG Trico-VS

 4/ Trộn: ½ thùng (16 lít) đất + ¼ thùng (16 lít) xơ dừa + ¼ thùng (16 lít) tro trấu + 200 g phân hữu cơ vi sinh KG Trico-VS

- Trồng cây: Tỷ lệ sống sau khi ghép của cây ổn định, lựa chọn những cây có chiều cao gốc ghép và chiều cao ngọn ghép tương đương nhau để trồng vào chậu.Trồng lúc chiều mát, sau khi trồng tưới phân hữu cơ ra rễ Ri Phù Sa (1 g/lít nước, 200 ml) kích thích ra rễ, rãi Diazan (3-5 hạt/chậu) phòng ngừa côn trùng trong đất. Cố định vết ghép bằng cây trúc nhỏ để tránh gió làm gãy vết ghép.

* Chăm sóc:

- Tưới nước: 3 lần/ngày. Giai đoạn cây được 30 NSKT được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt. Thời gian/lần tưới là: 30 giây và cách nhau 2 giờ, tức 7:00, 9:00, 11:00, 13:00, 15:00. Lượng nước/lần tưới: 20 ml.

- Tỉa chồi: Sau khi trồng 20 ngày bắt đầu tỉa bỏ chồi dưới vết ghép, để lại ít nhất 1 chồi trên thân chính của gốc ghép, vị trí lá thật thứ nhất.

- Bón phân theo công thức: Công thức nguyên chất 15 kg N-15 kg P2O5- 13,5 kg K2O/ha. Loại phân, lượng phân và đợt bón được thể hiện qua Bảng 2.1.

Bảng 2.1 Loại, lượng và thời kỳ bón phân cho ớt tại nhà lưới rau sạch

Loại phân

(kg/ha) Tổng số Bón lót

Bón thúc ngày sau khi trồng

10 25 40 55

Phân hữu cơ vi sinh 200 200 - - - -

NPK 16-16-8 90 20 15 15 20 20

KCl 10 - 2 3 3 2

Dựa vào công thức trên, tính lượng phân cần bón cho từng chậu ớt thí nghiệm (áp dụng mật độ 30.000 cây/ha), theo từng giai đoạn bón chia ra làm 3 lần bón, trung bình 1 tuần/lần (3 g/chậu/lần/tuần).

- Phun qua lá: Phun Tomato (tăng ra hoa đậu trái) và canxi-bo (hạn chế thối trái) giai đoạn từ 30 ngày sau khi trồng (NSKT) trở về sau, định kỳ 10 ngày/lần.

- Phòng trừ sâu bệnh: Trong nhà lưới treo các bẫy dính côn trùng màu vàng để hút côn trùng (bướm, sâu ăn tạp, rầy phấn trắng, bù lạch,…). Phun luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu kháng thuốc, định kỳ 7 ngày/lần.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép (Trang 26)