Chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép (Trang 30)

* Ghi nhận:

- Ngày gieo, sinh trưởng của cây trước khi ghép và ngày ghép. - Tình hình sâu bệnh chung (trước và sau trồng).

* Tỷ lệ sống sau ghép (%): Đếm số ngọn ghép không bị héo giai đoạn 3, 6, 9, 12 và 15 ngày sau khi ghép (NSKGh).

* Chỉ tiêu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ (oC), ẩm độ (%) trong phòng ghép và môi trường sinh trưởng, phát triển sau trồng.

* Chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển: Đo cố định 10 cây/nghiệm thức vào thời điểm 15, 30, 45 và 60 NSKT.

- Chiều cao (cm): Đo dọc theo thân chính từ gốc sát đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất (cao cây), từ vị trí ghép đến đỉnh sinh trưởng cao nhất (cao ngọn), từ gốc sát mặt đất đến vị trí ghép (cao gốc) bằng thước thẳng.

- Đường kính (cm): Đo dưới vị trí ghép (gốc ghép) 1 cm, trên vị trí ghép 1 cm (ngọn ghép) bằng thước kẹp.

- Số trái (trái/cây): Đếm tất cả số trái trên ngọn ớt Hiểm lai F1 207, số trái trên gốc ớt Thiên ngọc, đếm tổng số trái của ngọn ghép và gốc ghép là tổng trái của cả cây vào thời điểm 100 NSKGh.

- Đường kính tán cây (cm): Chọn một lá bìa cùng của tán kéo thước từ đó qua lá bìa cùng đối diện được đường kính thứ nhất, thực hiện tương tự cho đường kính thứ hai nhưng phải vuông góc với đường kính thứ nhất. Trung bình của hai đường kính là đường kính tán của cây thời điểm 100 NSKGh.

- Đường kính tán gốc ghép (cm): Chọn một lá bìa cùng của tán gốc kéo thước từ đó qua lá bìa cùng đối diện được đường kính tán gốc thứ nhất, thực hiện tương tự nhưng phải vuông góc với đường kính thứ nhất. Trung bình của hai đường kính là đường kính tán của gốc ghép thời điểm 100 NSKGh.

- Đường kính tán ngọn ghép (cm): Chọn một lá bìa cùng của tán ngọn ghép kéo thước từ đó qua lá bìa cùng đối diện được đường kính thứ nhất của tán

ngọn ghép, thực hiện tương tự nhưng phải vuông góc với đường kính thứ nhất. Trung bình của hai đường kính là đường kính tán của ngọn ghép thời điểm 100 NSKGh.

* Đánh giá cảm quan: Đánh giá cảm quan của 20 người; lập phiếu có thang đánh giá về đặc điểm trái trên cây, hình dạng, màu sắc trái, hình dáng cây trên bốn loại giá thể trồng.

Bảng 2.2 Thang đánh giá cảm quan tổng thể (sinh trưởng, phát triển của nhánh và lá, chiều cao cây và tán của gốc và ngọn ớt kiểng ghép, màu sắc trái và lá của cây) trên bốn loại giá thể trồng

Thang đánh giá Đánh giá

Rất tốt và rất bắt mắt ++++

Tốt và bắt mắt +++

Khá tốt và khá bắt mắt ++

Kém phát triển và không bắt mắt +

Bảng 2.3 Thang đánh giá cảm quan về vị trí trưng bày (treo, đặt trước ngõ, để bàn) của ớt kiểng ghép trồng trên bốn loại giá thể trồng

Thang đánh giá Đánh giá

Rất thích hợp ++++

Thích hợp +++

Khá thích hợp ++

Không thích hợp +

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của bốn loại giá thể đến sinh trưởng và phát triển ớt kiểng ghép (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)