Xây dựng kế hoạch bài học

Một phần của tài liệu Dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc dạy học giới hạn ở các lớp THPT (Trang 71)

Xây dựng kế hoạch bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu bài học.

3.1.1. Các bước xây dựng kế hoạch bài học chủ đề Giới hạn

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học chủ đề Giới hạn, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ

năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình ở trường THPT.

Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan về chủ đề Giới hạn để:

- Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung bài học về chủ đề Giới hạn.

- Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở học sinh khi học chủ đề này.

- Xác định trình tự lôgic của bài học chủ đề Giới hạn.

Bước 3: Xác định những khả năng đáp ứng nhiệm vụ nhận thức của học sinh:

- Xác định những kiến thức kĩ năng mà học sinh đã có và cần có khi học chủ đề Giới hạn.

- Dự kiến những khó khăn tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết trong bước đầu tiếp cận chủ đề Giới hạn.

Bước 4: Lựa chọn phương pháp dạy học; phương tiện thiết bị dạy học; hình thức tổ

chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực tự học qua học chủ đề Giới hạn.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch bài học chủ đề Giới hạn: xác định mục tiêu, thiết kế nội

dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động của GV và hoạt động học tập của HS.

3.1.2. Cấu trúc của một kế hoạch bài học chủ đề Giới hạn được thể hiện ở các nội dung sau:

a. Mục tiêu bài học

- Nêu rõ yêu cầu HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ khi học chủ đề này. - Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được.

Mục tiêu kiến thức: gồm 6 mức độ nhận thức sau:

+ Nhận biết: thông tin ghi nhớ, tái hiện thông tin. + Thông hiểu: giải thích được, chứng minh được.

+ Vận dụng: nhận biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra.

+ Phân tích: chia thông tin ra thành các phần thông tin nhỏ và thiết lập mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.

+ Tổng hợp: thiết kế lại thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau, từ đó tạo lập nên hệ thống kiến thức cần nắm bắt.

+ Đánh giá: thảo luận về giá trị của kiến thức vừa học được, phương pháp để làm bài tập.

Mục tiêu kĩ năng: gồm hai mức độ là làm được và thông thạo về chủ đề giới hạn. Mục tiêu thái độ: tạo sự hình thành thói quen, tích cách nhằm phát triển con người toàn

diện theo mục tiêu giáo dục.

b. Chuẩn bị của GV và HS

- GV: Chuẩn bị các thiết bị dạy học, các phương tiện và tài liệu dạy học liên quan đến chủ đề Giới hạn.

- HS: Dưới sự hướng dẫn của GV chuẩn bị bài học, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu đồ dùng cần thiết phục vụ cho việc học Giới hạn.

c. Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy

học cụ thể từng bài về chủ đề Giới hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp: Xác định những việc HS cần phải thực hiện sau

giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức vừa khám phá và tiền đề để chuẩn bị cho việc tìm hiểu kiến thức mới.

Một phần của tài liệu Dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc dạy học giới hạn ở các lớp THPT (Trang 71)