Biện pháp 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập

Một phần của tài liệu Dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc dạy học giới hạn ở các lớp THPT (Trang 67)

Học sinh là đối tượng của giáo dục, là chủ thể của quá trình giáo dục đồng thời thể hiện sản phẩm của giáo dục, đánh giá HS là nhiệm vụ trực tiếp của mỗi GV trong quá trình dạy học. Việc tổ chức đánh giá HS sẽ tạo điều kiện để HS phát huy hết khả năng của mình vào quá trình học tập thông qua những hoạt động mà GV yêu cầu, từ đó tạo

nên tính cạnh tranh giữa HS trong lớp, kích thích tính học tập thể hiện mình ở mỗi HS.

Trong dạy học việc đánh giá HS nhằm mục đích sau

- Đối với giáo viên: Việc kiểm tra đánh giá HS cung cấp những thông tin cần thiết giúp cho GV xác định đúng điểm xuất phát năng lực học tập của HS để có kế hoạch giảng dạy thích hợp. Qua việc đánh giá HS giúp GV biết được kết quả học tập của từng HS, để đôn thúc, phụ đạo những HS yếu, kém; bồi dưỡng những HS khá, giỏi. Và từ việc đánh giá giúp GV nhìn nhận lại phương pháp, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học của mình đã thích hợp, đã mang lại kết quả cao chưa, HS có thích ứng với cách dạy không.

- Đối với học sinh: + Việc đánh giá kích thích các hoạt động học tập cung cấp cho HS thông tin phản hồi về kết quả học tập của mình để từ đó có sự điều chỉnh quá trình học tập.

+ Việc đánh giá sẽ kích thích học tập không những về mặt lính hội tri thức, rèn luyện kỹ năng mà còn cả về mặt phát triển năng lực trí tuệ, tư duy sáng tạo ở HS.

+ Qua quá trình đánh giá sẽ giúp cho HS nâng cao được tinh thần trách nhiệm trong học tập, có ý chí vươn lên để đạt được kết quả cao, củng cố niềm tin vào năng lực của bản thân, nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia vào hoạt động học tập và phát triển năng lực tự đánh giá bản thân.

Yêu cầu của GV trong quá trình kiểm tra đánh giá

+ Khách quan + Toàn diện + Có hệ thống + Phải công khai

Những hoạt động thông thường kiểm tra đánh giá HS trong quá trình dạy học

1. Quan sát theo dõi HS thường xuyên

Là phương pháp kiểm tra đánh giá có hiệu quả , được thực hiện nhờ quan sát có hệ thống hoạt động của lớp học và cá nhân học sinh trong tất cả các hoạt động được tổ chức trong quá trình dạy học. Ngoài ra, GV còn theo dõi quá trình làm bài tập của HS vì quá trình này thể hiện sự tư duy sáng tạo của HS hay những sai lầm mà HS mắc phải trong quá trình giải bài tập.

Ví dụ: Trong một giờ học, nếu HS sôi nổi, hào hứng trả lời những câu hỏi mà GV đặt ra thì chứng tỏ HS đã hiểu bài, tiếp thu được kiến thức đặt ra. Nếu HS tích cực tham gia các hoạt động theo nhóm mà GV yêu cầu thì chứng tỏ HS hứng thú với phương pháp dạy học của GV.

Việc quan sát theo dõi HS thường xuyên sẽ giúp GV đánh giá được năng lực học của mỗi HS có đi lên hay không, HS có tích cực trong hoạt động học tập hay không; để từ đó điều phối quá trình dạy học, phương pháp dạy học cho thích hợp.

2. Kiểm tra miệng

Hình thức kiểm tra này giúp GV có được thông tin phản hồi một cách nhanh chóng về việc tiếp cận kiến thức bài dạy của HS ; qua đó, đánh giá được tính tích cực học tập ở nhà của HS. Để hình thức kiểm tra miệng đạt kết quả cao GV cần chú ý một số yêu cầu sau:

+ Phải căn căn cứ vào chương trình, tình hình lớp học để xác định mục tiêu và nội dung kiểm tra.

+ Câu hỏi kiểm tra phải phù hợp với đối tượng HS, tập trung vào nội dung trọng tâm của bài học trước, tránh những câu hỏi vụn vặt.

+ Nêu câu hỏi chung cho cả lớp cùng suy nghĩ rồi mới chỉ định HS trả lời; trong kiểm tra bài cũ môn Toán nên có sự kết hợp giữa câu hỏi lý thuyết với bài tập vận dụng để HS nắm vững kiến thức, kích thích tính suy nghĩ cho HS.

+ GV lắng nghe câu trả lời của HS, tránh ngắt quãng, có thể gợi ý để HS có câu trả lời trọn vẹn.

+ Sau câu trả lời của HS yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung khi cần thiết.

3. Kiểm tra viết

Trong chương trình Toán THPT kiểm tra viết bao gồm : kiểm tra 15 phút và kiểm tra một tiết; các hình thức kiểm tra này mang tính khái quát lại kiến thức của hai, ba bài học hoặc kiến thức một chương. Việc kiểm tra nhằm củng cố, kiểm tra lại quá trình thu nhận kiến thức của HS. Để làm tốt việc kiểm tra viết GV cần lưu ý một số điểm sau:

+ Đề bài phải phù hợp với nội dung chương trình có tác dụng phân loại HS. + Đáp án rõ ràng, thang điểm hợp lý.

+ Nên sử dụng phối hợp đề tự luận với đề trắc nghiệm khách quan để phát huy được thế mạnh từng loại đề kiểm tra.

4. Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh

Công việc này phải thực hiện thường xuyên, GV cần phải yêu cầu mỗi tổ trong lớp kiểm tra hằng ngày trong 15 phút đầu giờ, sau đó báo cáo lại cho GV. Từ đó, giúp GV đánh giá được ý thức làm bài tập ở nhà của HS có tự giác hay không, HS có chủ động củng cố, đào sâu kiến thức sau khi khám phá ra kiến thức ở trên lớp hay không.

2.4. Kết luận chương

Để thực hiện mục tiêu phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua dạy học Giới hạn ở các lớp THPT, trong chương 2 này đã đề cập đến những vấn đề cụ thể sau :

- Những tình huống trong dạy học chủ đề Giới hạn: dạy học khái niệm, dạy học định lý, dạy học quy tắc, dạy học giải bài tập Giới hạn, dạy học ứng dụng của Giới hạn.

- Đề xuất một số biện pháp sư phạm nhằm tích cực hoạt động học tập của HS trong dạy học chủ đề Giới hạn: đa dạng hóa hoạt động học tập của HS phù hợp với nội dung bài dạy; truyền thụ phương pháp làm toán cho HS; kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong giờ dạy; khai thác và sử dụng hợp lý phương tiện dạy học và tổ chức, kiểm tra đánh giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình dạy học phát huy tính tích cực trong học tập của HS là một hệ thống các phương pháp tác động liên tục của GV nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy độc lập, sáng tạo của HS. Ngoài ra, bản thân mỗi HS phải thực sự tự giác, chủ động có ý thức học tập tốt mới đem lại được kết quả cao trong quá trình học tập.

Chương 3

KHẢO NGHIỆM SƯ PHẠM

Qua đợt kiến tập và thực tập sư phạm tại trường THPT Số 5 Bố Trạch và trường THPT Số 1 Quảng Trạch, tôi đã được tham gia dự giờ cũng như giảng dạy, tôi thấy rằng sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học hướng đến phát huy tính tích cực học tập ở học sinh là yếu tố cần được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Bỡi lẽ, phương pháp dạy học hướng đến mục tiêu trên sẽ nâng cao được chất lượng học tập, học sinh cảm thấy hứng thú với việc học, việc tìm kiếm tri thức từ hoạt động của chính bản thân dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Quá trình dạy và học sẽ không trở nên nhàm chán, thiếu chủ động, học sinh sẽ tự học, tự tìm kiếm, tự khám phá kiến thức mới. Với chủ đề Giới hạn trong Toán học cũng thế, Giới hạn là chủ đề mới và trừu tượng đối với học sinh, học sinh khó nắm bắt và khó tiếp cận với kiến thức này; đôi khi vận dụng kiến thức Giới hạn vào giải bài tập còn lúng túng và mắc phải các sai lầm nghiêm trọng. Do đó, để hướng đến mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực trong dạy học Giới hạn phù hợp với những tình huống dạy học và biện pháp sư phạm đã nêu ở chương 2, tôi xin trình bày kế hoạch bài học theo phương pháp dạy học tích cực với chủ đề Giới hạn như sau:

Một phần của tài liệu Dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc dạy học giới hạn ở các lớp THPT (Trang 67)