Hệ số an toàn vốn chưa đảm bảo

Một phần của tài liệu Vốn chủ sở hữu và những nổ lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam để hướng tới chuẩn mực quốc tế Basel II.doc (Trang 29 - 31)

Tỷ đồng Ngân hàng 20062007

3.2.4Hệ số an toàn vốn chưa đảm bảo

Các NHTMCP liên tục đạt CAR cao, trong khi NHTM NN (ngoại trừ Vietcombank và BIDV) thì tỷ lệ này tương đối thấp điển hình là Vietinbank. Điều này thể hiện năng lực quản lý vốn yếu kém của các NHTMNN

Biểu đồ 3: CAR của Vietinbank và BIDV giai đoạn 2004-2006

Một vấn đề nữa đó là hiện nay Việt Nam tính CAR theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Cho đến nay mới chỉ có 2 ngân hàng BIDV và Vietcombank xác định hệ số này theo chuẩn quốc tế (IFRS). Điều đó cho thấy việc đạt chuẩn CAR ≥ 8% của chúng ta là tương đối ảo và không được quốc tế chấp nhận.

6.80%3.20% 3.20% 9.10% 5.70% 9.20% 6.70% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 10.00% 2005 2006 2007 IFRS VAS

Như vậy nếu tính theo IFRS thì tỷ lệ CAR quá thấp.Trong khi đó BIDV là một trong những NHTMNN có CAR cao trong nước. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất Vietcombank tính đến 2005 đã đạt CAR tính theo chuẩn IFRS là 8,5% là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam có CAR đạt chuẩn quốc tế.

Bảng 7: CAR của Vietcombank 2003-2007

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

VAS 7,29 9,45 11,04 11,87 11,2

IFRS 4,28 5,86 8,5

Như vậy để đáp ứng CAR theo tiêu chuẩn quốc tế với Việt Nam là vấn đề nan giải do tiềm lực tài chính của chúng ta còn quá non yếu so với các NH có quy mô vốn lớn trên thế giới.

Nhưng thực tế yêu cầu về vốn này là quá nhiều so với các NHTM Việt Nam.Các công thức giám sát vốn được tính toán chủ yếu dựa trên dữ liệu điều tra và kết quả mô hình của các NH thuộc nhóm G10.Tuy nhiên khả năng thanh toán được tính toán trong các công thức giám sát vốn là không thống nhất với tất cả các NH thuộc bất kỳ quốc gia nào.Mức này là quá cao so với các NHTM ở Việt Nam có quy mô vốn nhỏ và mới phát triển ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Vốn chủ sở hữu và những nổ lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam để hướng tới chuẩn mực quốc tế Basel II.doc (Trang 29 - 31)