Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các bài tập được lựa chọn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 12 13 tỉnh hà giang (Trang 38)

Đề tài tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song với thời gian thực nghiệm tôi căn cứ vào chương trình huấn luyện năm 2010- 2011.

- Giai đoạn 1: từ 09/2010 đến 12/2010 ( 3 tháng ). - Giai đoạn 2: Từ 01/2011 đến 03/2011 ( 3 tháng ).

3.5.1. Xây dựng tiến trình thực nghiệm.

Với 15 trò chơi được lựa chọn tôi xây dựng tiến trình thực nghiệm theo chương trình huấn luyện của trung tâm với 2 giai đoạn.

Sau khi phân nhóm, xây dựng tiến trình thực nghiệm tôi bắt đầu tiến hành thực nghiệm cũng một lúc trên cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu với số giáo án và tiến độ trong chương trình huấn luyện vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 - 13 tỉnh Hà Giang. Mỗi tuần có 2 buổi tập, mỗi buổi dành 20’ đến 25’ để tập với các trò chơi được

sử dụng như các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ. Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được thực hiện ngay sau khi khởi động chung và chuyên môn, lúc cơ thể còn sung sức.

Nhóm đối chiếu (9 em) tập luyện theo giáo án cũ với các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ do huấn luyện viên biên soạn. Các điều kiện tập luyện là tương đối đồng đều.

Nhóm thực nghiệm (11 em) sử dụng 15 bài tập mà qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn. Trong mỗi buổi tập tiến hành 2- 4 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.

3.5.2. Đánh giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trong thực nghiệm, tôi đã tiến hành so sánh kết quả điểm kiểm tra ban đầu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu về năng lực sức mạnh tốc độ trong giai đoạn trước khi vào thực nghiệm. Kết quả so sánh sức mạnh tốc độ của 2 nhóm thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm trước thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test A ± δ (nhóm ĐC) B ± δ (nhóm TN) ttính p 1 Chạy 30m XPC (s) 4,45 ± 0,52 4,46 ± 0,55 0,15 >0,05 2 Ném biên (m) 20,5 ± 2,07 20,4 ± 1,98 0,14 >0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 228,5 ± 6,72 230,7 ± 6,34 0,98 >0,05 4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 25,9 ± 1,27 26,2 ± 1,83 0,67 >0,05

Qua bảng 3.9 cho thấy:

Trước thực nghiệm ở cả 4 Test đều có ttính < tbảng = 1,96 ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P> 0,05 hay nói cách khác thành tích của 2 nhóm ở thời điểm trước thực nghiệm là tương đương nhau.

Sau 3 tháng thực nghiệm giai đoạn I tôi tiến hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của 2 nhóm bằng 4 Test như ở trước thực nghiệm. Tôi so sánh bằng: Tính nhịp độ tăng trưởng và so sánh 2 số trung bình quan sát. Kết quả tôi trình bày ở bảng 3.10 và 3.11.

Bảng 3.10. so sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm Sau 3 tháng thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test A ± δ (nhóm ĐC) B ± δ (nhóm TN) ttính p 1 Chạy 30m XPC (s) 4,27 ± 0,37 4,12 ± 0,43 2,11 <0,05 2 Ném biên (m) 21,4 ±3,02 22,6 ± 2,15 2,21 <0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 237,3 ± 7,12 241,5 ± 5,44 2,14 <0,05 4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 25 ± 1,32 24,2 ± 0,81 2,13 <0,05

tbảng = 1,96 Qua bảng 3.10 cho thấy:

Sau 3 tháng thực nghiệm 4 Test ttính > tbảng = 1,96 ở ngưỡng xác suất P<0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P<0,05 hay nói cách khác sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chiếu.

Tôi tính nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số giữa 2 nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. so sánh nhịp độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm sau 3 tháng thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test Nhóm đối chiếu (%) Nhóm thực nghiệm (%) Chênh lệch 1 Chạy 30m XPC (s) 4,12 10,37 6,25 2 Ném biên (m) 4,29 10,23 5,94 3 Bật xa tại chỗ (cm) 3,94 4,57 0,63

4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 3,54 7,93 4,40 Qua bảng 3.11 tôi nhận thấy:

Sau 3 tháng thực nghiệm, cả 2 nhóm đều có nhịp độ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chiếu từ 0,63% – 6,25%.

Chúng ta có thể thấy rõ mức độ tăng trưởng các chỉ số của 2 nhóm đối chiếu và thực nghiệm qua biểu đồ hình cột sau:

Biểu đồ 1. Nhịp độ tăng trưởng sau 3 tháng thực nghiệm

Sau 6 tháng thực nghiệm tôi tiếp tục kiểm tra thành tích sức mạnh tốc độ của 2 nhóm bằng 4 Test đã kiểm tra ở giai đoạn 1. Tôi cũng so sánh bằng nhịp độ tăng trưởng và so sánh 2 số trung bình quan sát. Kết quả tôi trình bày ở bảng 3.12 và 3.13

Bảng 3.12. so sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm Sau 6 tháng thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test A ± δ (nhóm ĐC) B ± δ (nhóm TN) ttính p 1 Chạy 30m XPC (s) 4,16 ±0,41 4,02 ± 0,39 1,98 <0,05 2 Ném biên (m) 22,3 ± 4,1 23,7 ± 2,81 2,34 <0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 245,7 ± 6,72 256,8 ± 7,4 4,15 <0,01 4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 24,7 ± 2,17 22,4 ± 2,05 3,19 <0,01

Qua bảng 3.12 cho thấy: Sau 6 tháng thực nghiệm 4 Test, ttính > tbảng = 2.020 ở ngưỡng xác suất P <0,05 tới P<0,001 hay nói cách khác sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chiếu.

Tôi tính nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số giữa 2 nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. so sánh nhịp độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm sau 6 tháng thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test Nhóm đối chiếu (%) Nhóm thực nghiệm (%) Chênh lệch 1 Chạy 30m XPC (s) 5,54 10,87 5,33 2 Ném biên (m) 8,41 14,92 6,51 3 Bật xa tại chỗ (cm) 7,25 10,43 3,18

4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 4,74 15,60 10,86 Qua bảng 3.13 tôi nhận thấy:

Sau 6 tháng thực nghiệm, cả 2 nhóm đều có nhịp độ tăng trưởng. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chiếu từ 3,18%-10,86%.

Chúng ta có thể thấy rõ mức độ tăng trưởng các chỉ số của 2 nhóm qua biểu đồ cột sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu chương 4 cho thấy:

Qua nghiên cứu tôi đã lựa chọn được 15 trò chơi vận động được sử dụng làm bài tập để đưa vào quá trình thực nghiệm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12-13 tỉnh Hà Giang:

1. Đi cua

2. Nhảy dây hai người tốc độ cao

3. Tâng bóng, bật nhảy, nhảy qua vật cản 4. Ai nhanh hơn

5. Trò chơi nhảy cừu 6. Thi đấu sút cầu môn 2:2 7. Cõng nhau thi đấu sân nhỏ 8. Thi đấu có điều kiện

9. Trò chơi đá bóng “con nhện” 10. Ếch nhảy 11. Phá vây 12. Cướp cờ 13. Giăng lưới bắt cá 14. Chọi gà 15. Đổi bóng

Các bài tập mà tôi lựa chọn qua thực nghiệm đã có hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được kiểm nghiệm bằng toán học thống kê, đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất p <0,05.

Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 12 13 tỉnh hà giang (Trang 38)