Lựa chọn trò chơi vận động làm bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 12 13 tỉnh hà giang (Trang 34)

cho vận động viên bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang

Để có cơ sở trong việc lựa chọn bài tập tôi tổng hợp các bài tập mà các huấn luyện viên của các CLB có tiếng về đào tạo VĐV trẻ đã sử dụng, tham khảo các tài liệu thu thập được. Tôi đã tổng hợp được 24 trò chơi dưới đây sử dụng làm bài tập trong phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang:

1. Bật nhảy tại chỗ bằng 2 chân 2. Người thừa thứ 3

3. Bóng luồn hầm 4. Đi cua

5. Chạy tiếp sức 6. Hai người ba chân 7. Nhóm người

8. Nhảy dây hai người tốc độ cao

9. Tâng bóng, bật nhảy, nhảy qua vật cản 10. Ai nhanh hơn

11. Dẫn bóng tốc độ 30m 12. Trò chơi nhảy cừu 13. Người thừa thứ 3

14. Thi đấu sút cầu môn 2:2 15. Cõng nhau thi đấu sân nhỏ 16. Thi đấu có điều kiện

17. Trò chơi đá bóng “con nhện” 18. Ếch nhảy 19. Phá vây 20. Cướp cờ 21. Lò cò tiếp sức 22. Giăng lưới bắt cá 23. Chọi gà 24. Đổi bóng

Trên cơ sở 24 bài tập, tôi tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi đến các giáo viên, huấn luyện viên và cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm trong công tác huấn luyện thể

lực cho vận động viên Bóng đá. Tôi phát ra 25 phiếu và thu về được 20 phiếu. Kết quả phỏng vấn tôi trình bày ở bảng 3.5.

Qua bảng 3.5 tôi lựa chọn được 15 trò chơi có tỷ lệ số phiếu tán thành từ 70% trở lên để đưa vào thực nghiệm. Đó là các trò chơi:

1. Đi cua

2. Nhảy dây hai người tốc độ cao

3. Tâng bóng, bật nhảy, nhảy qua vật cản 4. Ai nhanh hơn

5. Trò chơi nhảy cừu 6. Thi đấu sút cầu môn 2:2 7. Cõng nhau thi đấu sân nhỏ 8. Thi đấu có điều kiện

9. Trò chơi đá bóng “con nhện” 10. Ếch nhảy 11. Phá vây 12. Cướp cờ 13. Giăng lưới bắt cá 14. Chọi gà 15. Đổi bóng

Sau khi lựa chọn được 15 trò chơi trình bày ở trên. Để đánh giá hiệu quả các trò chơi được lựa chọn sử dụng thành bài tập tôi tiến hành ứng dụng vào quá trình thực nghiệm.

3.4. Lựa chọn Test đánh giá sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang

Theo nghiên cứu của Wiherr, Van Gool và cộng sự (1982 - 1985) cho rằng, chạy nước rút chiếm 18% tổng quãng đường trận đấu với tốc độ 6,92 – 8,15 m/s, tốc độ trung bình, chạy chậm chiếm 44% tổng quãng đường với vận tốc 2,04 – 6,92 m/s, đi bộ chiếm 36,3% tổng quãng đường với vận tốc 1,30 – 2,04 m/s. Như vậy, có thể thấy sức mạnh tốc độ của VĐV Bóng đá cấp cao không chỉ thể hiện trong di chuyển đều mà quan trọng hơn là sự di chuyển nhanh lẹ, biến hóa (có bóng hoặc không bóng), để phát huy hiệu quả kỹ – chiến thuật, phối hợp với đồng đội, cản phá hay kèm đối phương.

Qua nghiên cứu, tổng hợp tài liệu chuyên môn tôi đưa ra được 7 chỉ tiêu đánh giá sức mạnh tốc độ. Để việc lựa chọn các chỉ tiêu được chính xác hơn tôi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên, huấn luyện viên và một số cán bộ có chuyên môn trong công tác giảng dạy và huấn luyện chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá sức mạnh tốc độ (n = 20) TT Test Tán thành (số người) Tỷ lệ % Không tán thành (số người) Tỷ lệ % 1 Bật cóc 30m(s) 11 55 9 45 2 Ném biên (m) 16 80 4 20

3 Chạy 30m xuất phát cao (s) 17 85 3 15

4 Bật nhảy bằng 2 chân 20 lần (s) 12 60 8 40

5 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 18 90 2 10

6 Dẫn bóng tốc độ 30m(s) 12 60 8 40

7 Bật xa tại chỗ (cm) 17 85 3 15

Như vậy qua kết quả phỏng vấn ở bảng 3.6 tôi đã lựa chọn được 4 chỉ tiêu có tỷ lệ số người tán thành cao từ 80% trở lên để đánh giá sức mạnh tốc độ của vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang

+ Ném biên (m) + Chạy 30m XPC (s)

+ Sút bóng liên tục (5 quả chạy đà 5m (s)) + Bật xa tại chỗ (cm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong thực tiễn một chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như trong thực tiễn huấn luyện, tuyển chọn phải đảm bảo tính thông báo và độ tin cậy.

Để đánh giá hệ số tin cậy của Test có ba phương pháp là phương pháp Test lặp lại, phương pháp Test gấp đôi và phương pháp Test hình thức song song. Ở đây chúng tôi sử dụng phương pháp Test lặp lại. Để đánh giá độ tin cậy của Test qua phỏng vấn phải kiểm nghiệm bằng phương pháp Test lặp lại (lặp lại hai lần yêu cầu của Test cách nhau 7 ngày), ở nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 12-13 tỉnh Hà Giang. Tuần tự lập Test của các đối tượng và điều kiện lập Test dược đảm bảo như nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7 và 3.8.

Qua bảng 3.7 ta thấy các chỉ tiêu kiểm tra thể lực cho vận động viên được lựa chọn đều có độ tin cậy rất cao r ≥ 0,80 (với p<0,01).

Sau khi xác định độ tin cậy của các chỉ tiêu được lựa chọn đề tài tiến hành xác định tính thông báo của các chỉ tiêu trên. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Xác định tính thông báo của các chỉ tiêu được lựa chọn

TT Các Test Lứa tuổi 12(n= 9) Lứa tuổi 13(n= 11)

r p r p

1 Chạy 30m XPC (s) 0,82 <0.01 0,83 <0.01

2 Ném biên (m) 0,78 <0.01 0,83 <0.01

3 Bật xa tại chỗ (cm) 0,82 <0.01 0,79 <0.01

4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 0,75 <0.01 0,83 <0.01

Qua bảng 3.8 ta thấy những chỉ tiêu đã đảm bảo độ tin cậy đều có tính thông báo cao. Cả 4 chỉ tiêu đều đạt hệ số tương quan r từ 0,75 đến 0,83 ở ngưỡng xác xuất p < 0,01 thoả mãn yêu cầu của phương pháp đo lường thể thao với r ≥ 0,60 . Điều đó chứng tỏ các Test lựa chọn đều có mối quan hệ mật thiết với tố chất sức mạnh tốc độ trong Bóng đã. Vì vậy các Test này hoàn toàn có đủ độ tin cậy và có thể dùng đánh giá sức mạnh tốc độ của VĐV Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang.

3.5. Tổ chức thực nghiệm và đánh giá hiệu quả các bài tập.

Đề tài tiến hành theo phương pháp thực nghiệm so sánh song song với thời gian thực nghiệm tôi căn cứ vào chương trình huấn luyện năm 2010- 2011.

- Giai đoạn 1: từ 09/2010 đến 12/2010 ( 3 tháng ). - Giai đoạn 2: Từ 01/2011 đến 03/2011 ( 3 tháng ).

3.5.1. Xây dựng tiến trình thực nghiệm.

Với 15 trò chơi được lựa chọn tôi xây dựng tiến trình thực nghiệm theo chương trình huấn luyện của trung tâm với 2 giai đoạn.

Sau khi phân nhóm, xây dựng tiến trình thực nghiệm tôi bắt đầu tiến hành thực nghiệm cũng một lúc trên cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu với số giáo án và tiến độ trong chương trình huấn luyện vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 - 13 tỉnh Hà Giang. Mỗi tuần có 2 buổi tập, mỗi buổi dành 20’ đến 25’ để tập với các trò chơi được

sử dụng như các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ. Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ được thực hiện ngay sau khi khởi động chung và chuyên môn, lúc cơ thể còn sung sức.

Nhóm đối chiếu (9 em) tập luyện theo giáo án cũ với các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ do huấn luyện viên biên soạn. Các điều kiện tập luyện là tương đối đồng đều.

Nhóm thực nghiệm (11 em) sử dụng 15 bài tập mà qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn. Trong mỗi buổi tập tiến hành 2- 4 bài tập phát triển sức mạnh tốc độ.

3.5.2. Đánh giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn

Để có cơ sở đánh giá hiệu quả các bài tập lựa chọn trong thực nghiệm, tôi đã tiến hành so sánh kết quả điểm kiểm tra ban đầu giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu về năng lực sức mạnh tốc độ trong giai đoạn trước khi vào thực nghiệm. Kết quả so sánh sức mạnh tốc độ của 2 nhóm thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.9.

Bảng 3.9. So sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm trước thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test A ± δ (nhóm ĐC) B ± δ (nhóm TN) ttính p 1 Chạy 30m XPC (s) 4,45 ± 0,52 4,46 ± 0,55 0,15 >0,05 2 Ném biên (m) 20,5 ± 2,07 20,4 ± 1,98 0,14 >0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 228,5 ± 6,72 230,7 ± 6,34 0,98 >0,05 4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 25,9 ± 1,27 26,2 ± 1,83 0,67 >0,05

Qua bảng 3.9 cho thấy:

Trước thực nghiệm ở cả 4 Test đều có ttính < tbảng = 1,96 ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P> 0,05 hay nói cách khác thành tích của 2 nhóm ở thời điểm trước thực nghiệm là tương đương nhau.

Sau 3 tháng thực nghiệm giai đoạn I tôi tiến hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của 2 nhóm bằng 4 Test như ở trước thực nghiệm. Tôi so sánh bằng: Tính nhịp độ tăng trưởng và so sánh 2 số trung bình quan sát. Kết quả tôi trình bày ở bảng 3.10 và 3.11.

Bảng 3.10. so sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm Sau 3 tháng thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test A ± δ (nhóm ĐC) B ± δ (nhóm TN) ttính p 1 Chạy 30m XPC (s) 4,27 ± 0,37 4,12 ± 0,43 2,11 <0,05 2 Ném biên (m) 21,4 ±3,02 22,6 ± 2,15 2,21 <0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 237,3 ± 7,12 241,5 ± 5,44 2,14 <0,05 4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 25 ± 1,32 24,2 ± 0,81 2,13 <0,05

tbảng = 1,96 Qua bảng 3.10 cho thấy:

Sau 3 tháng thực nghiệm 4 Test ttính > tbảng = 1,96 ở ngưỡng xác suất P<0,05. Sự khác biệt không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P<0,05 hay nói cách khác sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chiếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi tính nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số giữa 2 nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. so sánh nhịp độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm sau 3 tháng thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test Nhóm đối chiếu (%) Nhóm thực nghiệm (%) Chênh lệch 1 Chạy 30m XPC (s) 4,12 10,37 6,25 2 Ném biên (m) 4,29 10,23 5,94 3 Bật xa tại chỗ (cm) 3,94 4,57 0,63

4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 3,54 7,93 4,40 Qua bảng 3.11 tôi nhận thấy:

Sau 3 tháng thực nghiệm, cả 2 nhóm đều có nhịp độ tăng trưởng tốt. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chiếu từ 0,63% – 6,25%.

Chúng ta có thể thấy rõ mức độ tăng trưởng các chỉ số của 2 nhóm đối chiếu và thực nghiệm qua biểu đồ hình cột sau:

Biểu đồ 1. Nhịp độ tăng trưởng sau 3 tháng thực nghiệm

Sau 6 tháng thực nghiệm tôi tiếp tục kiểm tra thành tích sức mạnh tốc độ của 2 nhóm bằng 4 Test đã kiểm tra ở giai đoạn 1. Tôi cũng so sánh bằng nhịp độ tăng trưởng và so sánh 2 số trung bình quan sát. Kết quả tôi trình bày ở bảng 3.12 và 3.13

Bảng 3.12. so sánh kết quả kiểm tra sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm Sau 6 tháng thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test A ± δ (nhóm ĐC) B ± δ (nhóm TN) ttính p 1 Chạy 30m XPC (s) 4,16 ±0,41 4,02 ± 0,39 1,98 <0,05 2 Ném biên (m) 22,3 ± 4,1 23,7 ± 2,81 2,34 <0,05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 245,7 ± 6,72 256,8 ± 7,4 4,15 <0,01 4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 24,7 ± 2,17 22,4 ± 2,05 3,19 <0,01

Qua bảng 3.12 cho thấy: Sau 6 tháng thực nghiệm 4 Test, ttính > tbảng = 2.020 ở ngưỡng xác suất P <0,05 tới P<0,001 hay nói cách khác sức mạnh tốc độ của nhóm thực nghiệm tốt hơn so với nhóm đối chiếu.

Tôi tính nhịp độ tăng trưởng của các chỉ số giữa 2 nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.13.

Bảng 3.13. so sánh nhịp độ tăng trưởng sức mạnh tốc độ giữa 2 nhóm sau 6 tháng thực nghiệm (nA = 9; nB = 11) TT Test Nhóm đối chiếu (%) Nhóm thực nghiệm (%) Chênh lệch 1 Chạy 30m XPC (s) 5,54 10,87 5,33 2 Ném biên (m) 8,41 14,92 6,51 3 Bật xa tại chỗ (cm) 7,25 10,43 3,18

4 Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m (s) 4,74 15,60 10,86 Qua bảng 3.13 tôi nhận thấy:

Sau 6 tháng thực nghiệm, cả 2 nhóm đều có nhịp độ tăng trưởng. Tuy nhiên nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng trưởng cao hơn so với nhóm đối chiếu từ 3,18%-10,86%.

Chúng ta có thể thấy rõ mức độ tăng trưởng các chỉ số của 2 nhóm qua biểu đồ cột sau:

Qua nghiên cứu chương 4 cho thấy:

Qua nghiên cứu tôi đã lựa chọn được 15 trò chơi vận động được sử dụng làm bài tập để đưa vào quá trình thực nghiệm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12-13 tỉnh Hà Giang:

1. Đi cua

2. Nhảy dây hai người tốc độ cao

3. Tâng bóng, bật nhảy, nhảy qua vật cản 4. Ai nhanh hơn

5. Trò chơi nhảy cừu 6. Thi đấu sút cầu môn 2:2 7. Cõng nhau thi đấu sân nhỏ 8. Thi đấu có điều kiện

9. Trò chơi đá bóng “con nhện” 10. Ếch nhảy 11. Phá vây 12. Cướp cờ 13. Giăng lưới bắt cá 14. Chọi gà 15. Đổi bóng

Các bài tập mà tôi lựa chọn qua thực nghiệm đã có hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được kiểm nghiệm bằng toán học thống kê, đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất p <0,05.

Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận:

1. Thực trạng công tác huấn huyện sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang như sau:

+ Thời gian huấn luyện thể lực chuyên môn (đặc biệt là sức mạnh tốc độ) là ít. Tổng thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ trong chương trình 10/108 giáo án (chiếm tỷ lệ 9.25%). Theo các nhà chuyên môn thì thời gian huấn luyện sức mạnh tốc độ chiếm tỷ lệ khoảng 17-19% là hợp lý.

+ Thực trạng sức mạnh tốc độ của vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang còn nhiều hạn chế. So với thang điểm tuyển chọn, thành tích của các em đều ở mức trung bình và yếu kém (chiếm tới 60-80%).

2. Quan nghiên cứu tôi đã lựa chọn được 15 trò chơi vận động được sử dụng như các bài tập để đưa vào quá trình thực nghiệm nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang:

1. Đi cua

2. Nhảy dây hai người tốc độ cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tâng bóng, bật nhảy, nhảy qua vật cản 4. Ai nhanh hơn

5. Trò chơi nhảy cừu 6. Thi đấu sút cầu môn 2:2 7. Cõng nhau thi đấu sân nhỏ 8. Thi đấu có điều kiện

9. Trò chơi đá bóng “con nhện” 10. Ếch nhảy 11. Phá vây 12. Cướp cờ 13. Giăng lưới bắt cá 14. Chọi gà 15. Đổi bóng

Các bài tập mà tôi lựa chọn qua thực nghiệm đã có hiệu quả trong việc nâng cao sức mạnh tốc độ cho vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được kiểm nghiệm bằng toán học thống kê, đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất p <0,05.

2. Kiến nghị

Từ những kết luận của đề tài tôi kiến nghị:

1. Đề nghị ban huấn luyện cho phép áp dụng các bài tập mà tôi đã lựa chọn vào chương trình huấn luyện vận động viên Bóng đá nam lứa tuổi 12 – 13 tỉnh Hà Giang, đồng thời phổ biến làm tư liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo khác.

2. Để thuận lợi cho việc áp dụng bài tập và huấn luyện thể lực cho sinh viên đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn trò chơi vận động phát triển sức mạnh tốc độ cho nam vđv bóng đá lứa tuổi 12 13 tỉnh hà giang (Trang 34)