Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT vân nội đông anh (Trang 56)

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra sức mạnh tốc độ của 2 NĐC và NTN bằng 3 test mà chúng tôi đã lựa chọn ở phần 3.1 để so sánh trình độ của 2 nhóm trước thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.

Qua bảng 3.10 cho thấy: Trước thực nghiệm ở 3 test kiểm tra đều thu

được ttính < tbảngở ngưỡng xác suất P > 0,05. Như vậy, sự khác biệt giữa NĐC

và NTN là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P > 0,05. Hay nói cách khác, thành tích của 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương nhau.

51 Bảng 3.10. Kết quả sức mạnh tốc độ của 2 NĐC và NTN - trƣớc thực nghiệm (nA=10, nB =10) TT Tham số Test X A A (NĐC) X B B (NTN) ttính tbảng P 1 Chạy tốc độ 30m (s) 4,240,07 4,280,09 1,13 2,101 >0,05 2 Bật xa tại chỗ (m) 2,260,04 2,240,04 1,12 2,101 >0,05 3 Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s) 20,720,06 20,890,07 1,38 2,101 >0,05

Sau khi có kết quả kiểm tra ban đầu về sức mạnh tốc độ của NĐC và

NTN, chúng tôi cho hai nhóm bước vào tập luyện. NĐC tập luyện theo chương trình huấn luyện của HLV đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội còn NTN tập luyện theo những bài tập mà chúng tôi đã chọn.

Qua 6 tuần thực nghiệm trên 18 giáo án với thời gian tập mỗi tuần 3 buổi và thời gian giành để tập sức mạnh tốc độ là từ 25 - 30 phút. Đề tài tiến hành kiểm tra và so sánh kết quả của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả sức mạnh tốc độ của 2 NĐC và NTN - sau thực nghiệm (nA=10, nB =10) TT Tham số Test X A A (NĐC) X B B (NTN) ttính tbảng P 1 Chạy tốc độ 30m (s) 4,160,06 4,080,04 3,65 2,101 <0,05 2 Bật xa tại chỗ (m) 2,310,04 2,370,04 3,46 2,101 <0,05 3 Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s) 20,310,06 20,030,06 10,57 2,101 <0,05

Qua bảng 3.11 cho thấy: Sau thực nghiệm cả 3 test kiểm tra đều thu

52

vá NTN là có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p<0,05. Hay nói cách khác thành tích của NTN tăng cao hơn NĐC.

Từ kết quả trên cho thấy: Các bài tập mà chúng tôi lựa chọn bước đầu đã thể hiện được tính hiệu quả trên đối tượng nghiên cứu và được chúng tôi biểu diễn cụ thể qua biểu đồ sau 3.1; 3.2; 3.3.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ thể hiện thành tích chạy tốc độ 30m của 2 nhóm trƣớc và sau thực nghiệm

53

Biểu đồ 3.2.Biểu đồ thể hiện thành tích bật xa tại chỗ của 2 nhóm trƣớc và sau thực nghiệm.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện thành tích sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m của 2 nhóm trƣớc và sau thực nghiệm

54

Qua 3 biểu đồ: Ta có thể nhận thấy rõ: trước thực nghiệm thành tích của 2 nhóm là gần như nhau. Sau thực nghiệm với 18 giáo án thành tích của NTN đã tăng cao hơn hẳn so với NĐC. Như vậy, các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ do chúng tôi lựa chọn đã có kết quả cao hơn hẳn so với các bài tập được sử dụng trước đây.

Qua đó ta có thể khẳng định, 14 bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, sau 6 tuần đưa vào thực nghiệm đã có tác dụng ph át triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh.

55

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Thực trạng sức mạnh tốc độ của đội tuyển bóng đá nam còn nhiều hạn chế, do một số nguyên nhân về công tác huấn luyện. Trong đó phải kể đến việc sử dụng các bài tập cũng như phương pháp huấn luyện sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh.

- Kết quả thực nghiệm chúng tôi đã lựa chọn được 3 nhóm (11 bài tập) bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội- Đông Anh như sau:

* Nhóm 1: Nhóm bài tập không bóng: gồm 4 bài tập. + Bài tập chạy (30m)

+ Bật cóc 20m

+ Chạy luồn cọc nhảy qua vật cản

+ Bật nhảy liên tục lên xuống bục cao 25 - 30cm * Nhóm 2: Nhóm bài tập có bóng: gồm 5 bài tập. + Bật nhảy đánh đầu với bóng treo

+ Ném biên có đà

+ Chạy luồn cọc sút cầu môn + Phối hợp tấn công biên

+ Tranh cướp bóng sút cầu môn 6×2,1m (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nhóm 3: Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu: gồm 2 bài tập. + Chơi nhảy cừu

+ Thi đấu sút cầu môn 6×2,1m

Các bài tập trên đã đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất p < 0,05 và chỉ có tác dụng phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh trong 6 tuần thực nghiệm.

56

2. Kiến nghị

- Các bài tập và các test mà đề tài đã nghiên cứu trong việc phát triển và đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội cần được áp dụng vào thực tiễn trong công tác huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV Bóng đá.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên, HLV Bóng đá trên toàn quốc.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục - Đào tạo (2001), Giao trình bóng đá, tài liệu giảng dạy

dùng cho sinh viên Đại học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

2. Dương Nghiệp Chí (2001), Một số vấn đề về đào tạo VĐV bóng đá

trẻ, Thông tin khoa học TDTT (5 )

3. Dương Nghiệp Chí (2004), Nghiên cứu ứng dụng khoa học công

nghệ nâng cao trình độ tập luyện thi đấu của bóng đá trẻ (tuổi từ mẫu giáo đến 18 tuổi ), Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước, Viện khoa học TDTT, Hà Nội

4. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái (2002), Công nghệ đào tạo

vận động viên trình độ cao, NXB TDTT, Hà Nội

5. Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu, Nguyễn Đức Văn,

(2004 ), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội

6. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1986), Kiểm tra năng lực thể chất và

thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

7. Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể

thao, Sở TDTT, thành phố Hồ Chí Minh.

8. Lưu Thanh Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB

TDTT Hà Nội

9. Ma Tuyết Điền (1999), Bóng đá, Kỹ chiến thuật và phương pháp

tập luyện, Dịch: Đặng Bình, NXB TDTT Hà Nội

10. Nguyễn Ngọc Cừ (1996), Cơ sở sinh lý của năng lực vận động, Tài

liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sĩ thể thao, Viện khoa học TDTT, Hà Nội

11. Nguyễn Ngọc Cừ (1997), Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao, Tài liệu dùng cho lớp bồi dưỡng nghiệp vụ HLV các môn thể thao, Hà Nội

12. Kedulop. M.C (1962), Vấn đề lý luận chung các môn bóng, NXB (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TDTT Hà Nội

13. Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB

TDTT Hà Nội

14. Phạm Ngọc Viễn (2000), Tâm lý thể dục thể thao, NXB TDTT, Hà

Nội

15.Alagich.R (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, Dịch: Nguyễn Huy

Bích, Phạm Anh Thiệu, NXB TDTT Hà Nội.

16.Aulic.I.V (1982), Đánh giá trìn độ tập luyện thể thao, NXB TDTT

Hà Nội.

17.Bansevich (1980), Các nguyên tắc về phương pháp trong thử nghệm

sư phạm nhằm tuyển chọn và dự báo trong TDTT, NXB TDTT Matxcơva

18.Cheturoco. A. M (1962), Công tác huấn luyện bóng đá thiếu niên,

NXB TDTT Hà Nội.

19.Harre. D.r (1996), Học thuyết huấn luyện, Dịch: Trương Tuấn Anh,

PHIẾU PHỎNG VẤN

Kính gửi : Ông (bà)...

Nghề nghiệp : ...

Tuổi : ...

Trình độ : ...

Phát triển sức mạnh tốc độ là phần không thể thiếu trong huấn luyện bóng đá. Nhằm tìm hiểu thực trạng thể lực của đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh hiện nay và tìm hiểu hiệu quả của những bài tập đối với sự phát triển sức mạnh tốc độ. Đề tài tiến hành nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh. Với kinh nghiệm và hiểu biết của ông (bà), xin ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô phù hợp với lựa chọn của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Các Test nào sau đây thường được sử dụng trong kiểm tra đánh giá sức mạnh tốc độ đối với đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh?

Chạy tốc độ 30 m (s ) Bật xa tại chỗ (m )

Sút bóng liên tục 10 quả bằng cả 2 chân có đà 5m (s ) Bật nhảy đánh đầu (m )

Dẫn bóng tốc độ 30 m sút cầu môn (s )

Câu 2: Theo ông (bà) thi các bài tập nào dưới đây thường được sử dụng để phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh?

1.Đứng lên ngồi xuống 20s (lần ) 2. Bài tập chạy (30m )

3. Nhảy lò cò 4. Bật cóc 20m

5. Nằm sấp chống đẩy

6. Chạy luồn cọc nhảy qua vật cản 7. Co tay xà đơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Bật liên tục lên xuống bục cao 25 - 30cm 9. Sút bóng đi xa

10. Di chuyển bật nhảy đánh đầu 11. Tâng bóng

c 12. Chạy luồn cọc sút cầu môn

13. Chuyền bóng tại chỗ 14. Bật nhảy sút cầu môn

15. Ba người phối hợp sút cầu môn

Câu 3 Theo ông (bà) mức độ ưu tiên sử dụng số buổi tập để phát triển sức mạnh tốc độ trong một tuần là? 1.1 buổi 2. 2 buổi 3. 3 buổi 4. 4 buổi 5. 5 buổi

Câu 4 : Theo ông (bà) mức độ ưu tiên thời gian cho các bài tập sức mạnh tốc độ là bao nhiêu? 1.15 đến 20 phút 2. 20 đến 25 phút 3. 25 đến 30 phút 4. 30 đến 35 phút 5. 30 đến 35 phút 6. > 35 phút

Xin chân thành cảm ơn !

Người phỏng vấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT vân nội đông anh (Trang 56)