Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT vân nội đông anh (Trang 36)

bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh

* Nguyên tắc lựa chọn test đánh giá.

- Các test được lựa chọn phải là những test có tính khả thi, đảm bảo độ tin cậy và có tính thông báo trên đối tượng nghiên cứu.

- Các test phải đơn giản dễ thực hiện, dễ kiểm tra, thời gian thực hiện các test phải phù hợp với thời gian kiểm tra.

- Các test phải đảm bảo đánh giá được sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh.

3.1.1.1. Phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh

Để có cơ sở đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam, trước hết chúng tôi tiến hành nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho VĐV.

Qua phân tích tổng hợp, tham khảo các tài liệu chuyên cũng như tố chất sức mạnh và đặc điểm của các VĐV, đồng thời quan sát các buổi kiểm tra thể lực của VĐV Bóng đá của một số đội bóng của các trường trong và ngoài tỉnh chúng tôi lựa chọn được các test thường được sử dụng để đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh.

+ Các test để đánh giá sức mạnh tốc độ:

- Test 1: Chạy tốc độ 30 m (s) - Test 2: Bật xa tại chỗ (m)

31

- Test 3: Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s) - Test 4: Bật nhảy đánh đầu (m)

- Test 5: Dẫn bóng tốc độ 30 m sút cầu môn (s)

Để đảm bảo tính chính xác và khách quan của test đánh giá sức mạnh tốc độ, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 27 chuyên gia, giáo viên, HLV đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện môn Bóng đá. Số phiếu chúng tôi phát ra là 27 và thu về là 27 phiếu, các test được lựa chọn phải chiếm từ 70% số ý kiến tán thành trở lên. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sức mạnh tốc độ ( n=27 ) TT Test Kết quả phỏng vấn Tán thành Tỷ lệ % Không tán thành Tỷ lệ % 1 Chạy tốc độ 30m (s) 25 92,59 2 7,41 2 Bật xa tại chỗ (m) 22 81,48 5 18,52 3 Sút bóng liên tục 10 bằng 2 chân có đà 5m (s) 20 74,07 7 25,93 4 Bật nhảy đánh đầu (m) 9 33,33 18 66,67 5 Dẫn bóng tốc độ 30m sút cầu môn (s) 12 44,44 15 55,56

Phân tích bảng 3.1. cho thấy: Trong 5 test đưa ra phỏng vấn thì có 3 test được các chuyên gia, giáo viên, HLV tán thành trên 70% tổng số ý kiến và được chúng tôi lựa chọn để đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh theo nguyên tắc lựa chọn đã đề ra bao gồm:

- Test 1: Chạy tốc độ 30m (s) đạt 92,59% tổng số người tán thành khi phỏng vấn.

32

- Test 2: Bật xa tại chỗ (m) đạt 81,48% tổng số người tán thành khi phỏng vấn.

- Test 3: Sút bóng 5 quả bằng 2 chân liên tục có đà 5m (s) đạt 74,07% tổng số người tán thành khi phỏng vấn.

Như vậy, qua phỏng vấn chúng tôi đã lựa chọn được 3 test để đánh giá sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Bóng đá trường THPT Vân Nội - Đông Anh:

- Chạy tốc độ 30m (s). - Bật xa tại chỗ (m).

- Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s).

Tuy nhiên, để các test được lựa chọn đảm bảo đánh giá được sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam chúng tôi tiến hành xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test.

3.1.1.2. Xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh

* Xác định độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh tốc độ.

Để xác định độ tin cậy của các test đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp test lặp lại (Restest) nhằm xác định mối tương quan giữa hai lần kiểm tra các test. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra các test trên đối tượng nghiên cứu, ở hai thời điểm cách nhau một tuần. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.

Qua bảng 3.2.cho thấy: Cả 3 test được lựa chọn qua phỏng vấn để đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội -

Đông Anh đều đảm bảo độ tin cậy tức rtính> rtc ở ngưỡng xác suất p=0,05. Do

đó, chúng tôi tiếp tục xác định tính thông báo của 3 test này trên đối tượng nghiên cứu.

* Xác định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ.

Để làm được điều này chúng tôi đi tìm mối tương quan giữa kết quả kiểm tra của 3 chỉ tiêu đã được chứng minh độ tin cậy với thành tích thể thao,

33

tức là đi tìm hệ số thông báo của các chỉ tiêu đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.

Bảng 3.2. Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá sức mạnh tốc độ ( n=12 )

STT Test rtính rtc P

1 Chạy tốc độ 30m (s) 0,84 0,8 0,05

2 Bật xa tại chỗ (m) 0,89 0,8 0,05

3 Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân

có đà 5m (s) 0,86 0,8 0,05

Bảng 3.3. Kết quả xác định tính thông báo của các test đánh giá sức mạnh tốc độ ( n=12 )

STT Test rtính rtb P

1 Chạy tốc độ 30m (s) 0,82 0,6 0,05

2 Bật xa tại chỗ (m) 0,71 0,6 0,05

3 Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân

có đà 5m (s) 0,79 0,6 0,05

Qua bảng 3.3. cho thấy: Cả 3 test được lựa chọn qua phỏng vấn để đánh giá sức sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội -

Đông Anh đều đảm bảo tính thông báo tức rtính> rtb ở ngưỡng xác suất

p=0,05. Do đó, chúng tôi có thể sử dụng 3 test này để đánh giá sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh.

Cách thức thực hiện của 3 test như sau:

* Test 1: Chạy tốc độ 30m (s)

- Mục đích: Nhằm đánh giá tốc độ.

- Nội dung: VĐV đứng trên vạch xuất phát cách vạch đích 30m, khi có hiệu lệnh xuất phát, VĐV chạy với tốc độ nhanh nhất về đích.

34

- Yêu cầu: chạy xuất phát cao, thực hiện 2 lần (nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 2 phút) tính thành tích cao nhất.

Hình 3.1.

* Test 2: Test bật xa tại chỗ (m).

- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh bột phát. - Dụng cụ: Sân, thảm bật, vôi bột, thước đo.

- Nội dung: VĐV đứng ở tư thế chuẩn bị sau vạch nhảy (chân không chạm vạch) rồi thực hiện động tác bật nhảy.

- Yêu cầu: Không phạm luật, bật nhảy bằng cả 2 chân cùng 1 lúc, thực hiện 3 lần tính thành tích tốt nhất (nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 1phút 30s).

Hình 3.2.

HLV

HLV 30m

35

* Test 3: Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s)

- Mục đích: Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ.

- Nội dung: VĐV sút 10 quả bóng được đặt trước vạch 16m50. Thực hiện sút bóng liên tục bằng 2 chân, sau mỗi lần sút lại chạy vòng về sau mắc cơ (5m) tạo đà để sút quả tiếp theo, thời gian được tính khi kết thúc lần sút cuối cùng.

- Yêu cầu: không phạm luật, sút bóng có lực thực hiện liên tục và thực hiện 2 lần (nghỉ giữa mỗi lần thực hiện là 3 phút) tính thành tích tốt nhất.

Hình 3.3

3.1.2. Đánh giá thực trạng sử dụng bài tập sức mạnh tốc độ của đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh

Hệ thống các bài tập sưc mạnh tốc độ mà giáo viên , HLV tại trường Vân Nội - Đông Anh hiện đang sử dụng

- Chạy tốc độ 30m (s) - Bật xa tại chỗ (m)

- Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s)

Qua quan sát thực tiễn quá trình huấn luyện của đội tuyển và quá trình tập luyện của VĐV cho thấy: Số lượng bài tập mà giáo viên, HLV sử dụng

16m50

5m

36

trong huấn luyện như vậy là chưa hợp lý, bài tập còn đơn giản, sơ sài, thiếu tính hệ thống. Việc lựa chọn bài tập để nâng cao sức mạnh tốc độ cho đội tuyển Bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh là hết sức cần thiết.

Để đánh giá thực trạng sức mạnh tốc độ của các nam VĐV một cách cụ

thể và mang tính thực tiễn, đề tài đã tiến hành so sánh giữa NĐC (xA ) và

NTN (x ) của VĐV đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông B

Anh - nơi có phong trào Bóng đá rất phát triển và cũng rất giàu thành tích. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra thực trạng sức mạnh tốc độ của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm ( nA=15; nB =15 ) TT Tham số Test A x  A (đối chứng) B x  B (thực nghiệm) ttính tbảng P 1 Chạy tốc độ 30m (s) 4,190,04 4,250,04 2,86 2,052 <0,05 2 Bật xa tại chỗ (m) 2,270,03 2,230,03 2,67 2,052 <0,05 3 Sút bóng liên tục 10 quả bằng 2 chân có đà 5m (s) 40,720,15 40,870,377 1,531 2.052. <0,05

Phân tích 3.4.cho thấy: Cả 3 test đều cho ta ttính > tbảng như vậy sự khác

biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p<0,05. Hay nói cách khác sức mạnh tốc độ của nam VĐV NĐC tốt hơn sức mạnh tốc độ của nam VĐV NTN.

Từ thực trạng trên, cần phải có những biện pháp để phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh và lựa chọn được những bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ để phục vụ cho tập luyện và thi đấu.

37

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT vân nội đông anh (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)