Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho độ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT vân nội đông anh (Trang 45)

tuyển Bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh

3.2.1.1. Cơ sở lựa chọn bài tập

Trong Bóng đá, có rất nhiều bài tập được sử dụng trong quá trình huấn luyện sức mạnh tốc độ. Mỗi bài tập có một tác dụng nhất định đối với sự phát triển sức mạnh tốc độ của mỗi nhóm cơ khác nhau. Tuy nhiên không phải bài tập nào cũng được đưa vào quá trình huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV mà các bài tập phải được lựa chọn một cách hợp lý nhất. Qua phân tích tổng hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy rằng sự phát triển các tố chất thể lực là khác nhau trong mỗi thời kỳ huấn luyện. Đối với tố chất sức mạnh tốc độ thì giai

40

đoạn phát triển, mạnh nhất là khi VĐV ở độ tuổi 15-18 tuổi, những năm sau đó phát triển có chậm lại. Vì thế, quá trình huấn luyện vẫn phải tiếp tục thường xuyên phát triển tố chất này.

Để công tác huấn luyện đạt hiệu quả cao thì việc lựa chọn bài tập để phát triển tố chất sức mạnh chuyên môn là công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Việc lựa chọn cần căn cứ vào cơ sở khoa học. Có như vậy, bài tập được lựa chọn sẽ mang lại hiệu quả tốt đối với sự phát triển sức mạnh tốc độ trong quá trình huấn luyện. Quá trình lựa chọn bài tập phải đạt những yêu cầu sau:

- Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng phát triển sức mạnh tốc độ rõ rệt nhằm tác động vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động sức mạnh.

- Nguyên tắc 2: Việc lựa chọn bài tập phải đảm bảo đủ độ tin cậy, mang tính thông báo cần thiết phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của VĐV và phải phù hợp với điều kiện tập luyện của tỉnh.

- Nguyên tắc 3: Các bài tập được lựa chọn phải hợp lý về nội dung và hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm của từng VĐV:

+ Các bài tập phải có tính hiệu quả nâng cao năng lực sức mạnh tốc độ cho VĐV.

+ Các bài tập phải phong phú và đa dạng, tạo hứng thú tập luyện cho VĐV.

3.2.1.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh

Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời tìm hiểu thực trạng huấn luyện của một số đội tuyển của các trường THPT trên địa bàn tỉnh cũng như một số tỉnh có phong trào phát triển. Chúng tôi đã hệ thống được 20 bài tập và phân thành 3 nhóm thường xuyên được các HLV sử dụng nhằm phát triển sức mạnh tốc độ cho VĐV.

Để có cơ sở thực tiễn lựa chọn bài tập chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia, giáo viên, HLV có kinh nghiệm lâu năm để đảm bảo tính khách

41

quan trong quá trình nghiên cứu. Các test được lựa chọn phải chiếm từ 70% số ý kiến tán thành trở lên. Kết quả thu được sau phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Kết quả lựa chọn bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trƣờng THPT Vân Nội - Đông Anh (n=30)

TT Các bài tập Thường dùng Không dùng Tán thành % Không tán thành % Nhóm bài tập không bóng 1 Bài tập chạy (30m) 29 96,67 1 3,33 2 Bật cóc 20m 27 90 3 10 3 Gánh tạ bật nhảy 19 63.33 11 26,67

4 Chạy luồn cọc nhảy qua vật cản 29 96,67 1 3,33

5 Bật nhảy hố cát 12 40 18 60

6 Bật liên tục lên xuống bục cao 25-30cm 27 90 3 10

7 Co tay xà đơn 17 56,67 13 43,33

Nhóm bài tập có bóng

1 Sút bóng đi xa 12 40 18 60

2 Bật nhảy đánh đầu với bóng treo 23 76,67 7 23,33

3 Ném biên có đà 22 73,33 8 26,67

4 Chạy luồn cọc sút cầu môn 28 93,33 2 6,67

5 Chuyền bóng tại chỗ 15 50 15 50

6 Phối hợp tấn công biên 24 80 6 20

42

7 Tranh cướp bóng sút cầu môn 29 96,67 1 3,33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Ba người phối hợp sút cầu môn 16 53,33 14 46,67

Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu

1 Trò chơi nhảy cừu 27 90 3 10

2 Cua đá bóng 17 56,67 13 43,33

3 Trò chơi theo tôi 18 60 12 40

4 Thi đấu sút cầu môn 6x2,1m 24 80 6 20

Qua bảng 3.6. cho thấy: Trong 32 bài tập đưa ra phỏng vấn có 11 bài tập được các chuyên gia, giáo viên, HLV Bóng đá tán thành cao (trên 70 % tổng số người phỏng vấn tán thành sử dụng) và được chúng tôi lựa chọn để huấn luyện sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh.

Các bài tập được lựa chọn có số phiếu tán thành và % cao nhất được trình bày theo các nhóm sau đây:

* Nhóm 1: Nhóm bài tập không bóng:

Bài tập 1: Bài tập chạy (30m)

- Dụng cụ: sân bãi rộng rãi sạch sẽ.

- Cách thực hiện: Chạy biến tốc với tần số và biên độ động tác tối đa. - Số lần lặp lại: 3 tổ.

- Quãng nghỉ: giữa các tổ là 2 phút, giữa các nội dung 1 phút.

Bài tập 2: Bật cóc 20m

- Cách thực hiện: từ tư thế khuỵu chân thấp, thực hiện bật nhảy bằng 2 chân lên cao ra trước bật nhảy liên tục với tần số và biên độ tối đa.

- Số lần lặp lại: 3 tổ.

43

Bài tập 3: Chạy luồn cọc nhảy qua vật cản

- Dụng cụ: sân bãi, cọc, rào điền kinh.

- Cách thực hiện: VĐV chạy luồn qua 5 cọc (mỗi cọc cách nhau 2m), rồi nhảy qua 5 chiếc rào (mỗi chiếc cao 80cm, cách nhau 1m). Khi nhảy qua chiếc rào cuối cùng thì chạy nhanh về đích.

- Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 3 lần.

- Quãng nghỉ: giữa tổ là 3 phút, giữa mỗi lần thực hiện là 30s.

Hình 3.4

Bài tập 4: Bật liên tục lên xuống bục cao 25-30cm

- Dụng cụ: sân bãi, bục cao 25 - 30cm.

- Cách thức thực hiện: thực hiện bật nhảy bằng 2 chân lên xuống bục cao 25 - 30cm liên tục với tần số tối đa.

- Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 30 lần. - Quãng nghỉ: giữa tổ là 3 phút. HLV 3m 1m 5m 2m 25m

44

Hình 3.5.

* Nhóm2: Nhóm bài tập có bóng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập 5: Bật nhảy đánh đầu với bóng treo

- Dụng cụ: bóng, túi treo bóng.

- Cách thức thực hiện: bóng treo trên cao, VĐV thực hiện bật nhảy khi xác định được điểm rơi của bóng.

- Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 20 lần. - Quãng nghỉ: giữa tổ là 2 phút.

Bài tập 6: Ném biên có đà

- Dụng cụ: sân bãi, bóng, mắc cơ.

- Cách thức thực hiện: VĐV lấy đà thực hiện động tác ném biên (trong hành lang 10m) dứt khoát, nhanh mạnh và chính xác.

- Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 3 lần. - Quãng nghỉ: giữa tổ là 30s.

Bài tập 7: Bật nhảy sút cầu môn 6×2,1m

- Dụng cụ: sân bãi, bóng, mắc cơ (cao 30cm).

- Cách thức thực hiện: bóng được đặt trước khu vực 16m50, VĐV bật nhảy qua 5 mắc cơ (mỗi mắc cơ cách nhau 1m), sau đó di chuyển sút bóng nhanh chính xác về cầu môn.

HLV

45 - Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 3 lần. - Quãng nghỉ: giữa tổ là 2 phút.

Hình 3.6

Bài tập 8: Chạy luồn cọc sút cầu môn 6×2,1m

- Dụng cụ: sân bãi, bóng, cọc.

- Cách thức thực hiện: bóng được đặt trước khu vực 16m50, VĐV chạy luồn qua 5 cọc (mỗi cọc cách nhau 2m), rồi tăng tốc kết hợp sút cầu môn.

- Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 3 lần. - Quãng nghỉ: giữa tổ là 2 phút. Hình 3.8. 16m50 5m 2m 5m 16m50 1m HLV

46

Bài tập 9: Tranh cướp bóng sút cầu môn 6×2,1m

- Dụng cụ: sân bãi, bóng.

- Nội dung: từng cặp ngồi ở giữa sân ngược với hướng chuyền bóng, khi HLV đá bóng về phía trước cầu môn thì 2 VĐV bật dậy chạy với tốc độ nhanh nhất để tranh cướp bóng để sút cầu môn (sút bóng ở ngoài khu vực 16m50).

- Quãng nghỉ: giữa tổ là 2 phút.

Hình 3.9.

* Nhóm 3: Nhóm bài tập trò chơi và thi đấu

Bài tập 10: Trò chơi nhảy cừu

- Dụng cụ: sân bãi rộng rãi và sạch sẽ.

- Cách thức tiến hành: VĐV được chia làm 2 hàng, mỗi hàng 5 người, 4 người đầu cách nhau 1m, cúi thân, 2 tay chống gối, VĐV cuối hàng chống tay bật nhảy lần lượt qua từng người một khi qua hết 4 người thì đứng vào đầu hàng cách người đầu hàng 1m và VĐV tiếp theo thực hiện cho đến hết lượt.

- Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 3 lần.

- Quãng nghỉ: giữa tổ là 2phút 30s, giữa mỗi lần thực hiện là 30s. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16m50

47

Bài tập 11: Thi đấu sút cầu môn 6×2,1m

- Dụng cụ: sân (20x30m), bóng, cầu môn có lưới (cao 50cm, rộng 1,5m)

- Cách thức tiến hành: mỗi bên 2 người, thi đấu 2 chống 2 phối hợp tấn công tìm cách sút bóng vào lưới đối phương.

- Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 3 phút. - Quãng nghỉ: giữa tổ là 2 phút.

Sau khi lựa chọn được những bài tập phát triển sức mạnh tốc độ để có được các ý kiến chính xác và khách quan nhất, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia, giáo viên, HLV Bóng đá về mức độ ưu tiên sử dụng bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ trong 1 tuần cũng như thời gian cho một buổi tập sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội - Đông Anh. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.7 và 3.8.

Phân tích bảng 3.7. cho thấy: Đa số các chuyên gia, giáo viên, HLV Bóng đá được phỏng vấn đều cho rằng nên tập phát triển sức mạnh tốc độ 3 buổi trong 1 tuần là hợp lý. Trong số 30 người được phỏng vấn thì có 24 người tán thành và chiếm tỷ lệ 80%.

Bảng 3.7. Kết quả phỏng vấn mức độ ƣu tiên sử dụng số buổi tập để phát triển sức mạnh tốc độ trong 1 tuần (n=30)

Kết quả Số buổi tập Số ngƣời tán thành Tỷ lệ % 1 buổi 0 0 2 buổi 1 3.33 3 buổi 24 80 4 buổi 5 16.67 5 buổi 0 0

48

Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn mức độ ƣu tiên thời gian cho một buổi tập sức mạnh tốc độ (n=30)

Kết quả

Thời gian tập Số ngƣời tán thành Tỷ lệ %

15 – 20 1 3,33 20 – 25 2 6,67 25 – 30 23 76,67 30 – 35 4 13,33 > 35 0 0

Qua bảng 3.8. cho thấy: Đa số các chuyên gia, giáo viên, HLV Bóng đá được hỏi đều cho rằng đối với lứa tuổi THPT thì thời gian tập luyện sức mạnh tốc độ trong 1 buổi là 25 - 30 phút là hợp lý. Trong số 30 được phỏng vấn thì có 23 người tán thành và chiếm tỷ lệ 76,67%.

Như vậy, để huấn luyện sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT Vân Nội, các chuyên gia, giáo viên, HLV đều tán thành sử dụng 3 buổi trong 1 tuần và thời gian mỗi buổi là 90 phút, và thời gian tập luyện sức mạnh là 25 - 30 phút.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho đội tuyển bóng đá nam trường THPT vân nội đông anh (Trang 45)