Mẫu tự tạo là mẫu mà chúng ta đã biết trước nồng độ nhưng xem như chưa biết. Từ đó dựa vào đồ thị chuẩn để xác định lại nồng độ của mẫu giả đó.
Trước khi tiến hành trên mẫu thật cần phải làm trên mẫu tự tạo để kiểm tra độ đúng và độ chính xác của phương pháp cũng như điện cực được chế tạo chỉ khi điện cực đạt được độ đúng và độ chính xác cần thiết mới có thể ứng dụng trong phân tích.
Trước hết chúng tôi xác định nồng độ của các dung dịch CN- có nồng độ đã biết trước. Trước khi đo loạt mẫu mới, chúng tôi tiến hành dựng lại đường chuẩn để đảm bảo độ chính xác cần thiết. Kết quả thu được như sau:
Bảng 9: Sự phụ thuộc của logC và E
C Log C Điện cực A3E(mV) Điện cực A4E(mV)
5.00E-07 -6.3E+00 224 240
30
1.00E-06 -6.0E+00 200 221 5.00E-06 -5.3E+00 159 168 1.00E-05 -5.0E+00 147 149 5.00E-05 -4.3E+00 110 115 Mẫu tự tạo 2.00E-06 180 195 8.00E-06 147 154 2.50E-05 130 130 Hình 11 : Đồ thị chuẩn:
Từ thế của các dung dịch xác định , dựa vào đồ thị chuẩn chúng tôi xác định được nồng độ tương ứng, số liệu thu được như sau:
Bảng 10:
Điện cực A3 Điện cực A4
Mẫu 1 2 3 1 2 3
E(đo) 184 158 124 198 167 129 [thực] 2.00E-06 6.00E-06 2.50E-05 2.00E-06 6.00E-06 2.50E-05 [tính toán] 2.16E -06 6.28E-06 2.54E-05 2.07E-06 6.31E-06 2.47E-05 Sai số( %) 8.0 4.5 1.6 7 5.0 -1.2
Kết luận: qua kết quả trên cho thấy việc xác định nồng độ mẫu tự tạo đạt yêu cầu có sai số cho phép = 2-8%. Vì thế có thể sử dụng điện cực A3 và A4 này để đo mẫu nước thực tế.