Ông giải thích mọi vật trong vũ trụ bắt nguồn từ không khí .
Ông đẩy tư duy nhân loại lên một trình độ trừu tượng hóa cao hơn, ông cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là ‘apeiron’(a –pây – rôn).
Từ apeiron nảy sinh ra những mặt đối lập ở ngay trong lòng nó là nóng và lạnh, khô và ướt, cứng và mềm…rồi hình thành mọi vật
Quan điểm này của ông đã tạo nên nét đặc biệt trong triết học của mình là đưa ra tư tưởng biện chứng, nhìn thấy ở mọi vật có chứa đựng trong lòng nó các mặt đối lập nhau.
=> Điểm chung của ba nhà triết học này là trường phái triết học đầu tiên của phương Tây vượt qua những tư tưởng thần thoại để có cách giải thích mới về vũ trụ bắt nguồn từ giới tự nhiên, là những chất sơ bản mà con
người có thể sờ nắm được, nhìn thấy được…). Đây cũng là bước ngoặt lớn tạo nên điểm đặc biệt trong ý thức của các nhà triết học thời
bấy giờ trên cơ sở tác động của điều kiện xã hội ở một nấc thang phát triển nhất định.
• Pythagore ( 580 – 500 TCN)
Ông sống ở đảo Samos, lúc đứng tuổi vì
chống đối nhà cầm quyền nên ông chuyển đến Crotone trên bán đảo Ý.
Ông xuất thân là nhà toán học nên cho rằng cơ sở của các hiện tượng tự nhiên là những con số.
Những con số này thiết lập nên trật tự xã hội con người→ con người muốn nhận thức về vũ trụ thì phải nhận thức những con số đã và
• Pythagore ( 580 – 500 TCN)
Nguồn gốc của những con số theo quan điểm của trường phái Pythagore là họ đã tách
những con số khỏi những sự vật và biến chúng thành những thực thể độc lập, tuyệt đối hóa và thần thánh hoá những con số đó.
Về mặt triết học thì chưa phải là tư tưởng nổi bật vì ông đại biểu cho lợi ích quan điểm của bọn chủ nô phản động chống lại những tư tưởng tiến bộ, dân chủ. Tuy nhiên, về toán học thì ông có nhiều cống hiến vĩ đại.
• Heraclite ( 544 – 483 TCN)
Ông sinh tại Éphèse.
Tác phẩm của ông: “Bàn về tự nhiên”
nhưng nhiều phần bị thất lạc, hiện nay chỉ còn lại một số.
Ông cho rằng bản nguyên tạo ra vạn vật chính là Lửa. “Thế giới, một chỉnh thể gồm mọi vật, không phải là do bất cứ một thần thánh hoặc là một người nào tạo ra, mà đã, đang và sẽ là một ngọn lửa vĩnh viễn sống, bùng cháy và tắt đi theo quy luật”.
• Heraclite ( 544 – 483 TCN)
Ông đồng thời là một nhà biện chứng – nhìn thấy sự biến đổi không ngừng của vạn vật trong vũ trụ. “Người ta không bao giờ tắm hai lần trong một dòng sông” là câu nói bất hủ minh chứng
luận điểm này.
Ông còn đưa ra khái niệm Logos. Logos: cái lý phổ biến →mọi sự vật tồn tại trong sự vận động không ngừng và theo quy luật chia rẽ, đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập trong cùng
một thể thống nhất với nhau. Ví dụ: sự sống và cái chết, lên và xuống…tất cả đều là một.