Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu quả của pheromone giới tính tổng

Một phần của tài liệu nghiên cứu pheromone giới tính tổng hợp của loài homona tabescens meyrick và khảo sát diễn biến mật số quần thể của bướm sâu cuốn lá họ tortricidae gây hại trên cây có múi tại tỉnh hậu giang vàthành phố cần thơ (Trang 34)

dãy nồng độ đối với bướm Homona tabescens ở điều kiện ngoài đồng

Mục tiêu: xác định nồng độ hiệu quả nhất của pheromone giới tính tổng hợp đối với bươm Homona tabescens ở điều kiện ngoài đồng tại Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.

NT

Thành phần mồi (mg/tuýp)

Z11-14:OAc E11-14:OAc Z9-12:OAc

A-1 0,9 0,1 0,0

A-2 0,5 0,5 0,0

A-3 0,5 0,0 0,5

A-4 0,9 0,0 0,1

20

Thời gian: thí nghiệm được thực hiện trong 4 tuần, từ ngày 6/9/2013 đến 27/9/2013.

Địa điểm: thí nghiệm được bố trí trên một vườn cam sành 5 - 6 tuổi có diện tích 5.000 m2 tại khu vực Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ.

Cách tiến hành: thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 6 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại tương ứng với 1 bẫy pheromone trong đó có 5 nghiệm thức với 2 thành phần: Z11-14:OAc và Z9- 12:OAc được phối trộn ở tỉ lệ 9:1 theo các nồng độ khác nhau được trình bày trong

Bảng 2.2. Ở nghiệm thức A-6 là tuýp cao su non Aldrich chỉ nhồi 10 μl n-hexane được sử dụng làm nghiệm thức đối chứng.

Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng bướm Homona tabescens vào bẫy tuần/lần, ghi nhận chỉ tiêu trong 4 tuần.

Bảng 2.3 Dãy nồng nộ của pheromone giới tính H. tabescens ở thí nghiệm 2

2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát diễn biến mật số quần thể và tỉ lệ gây hại của bướm sâu cuốn lá trên các vườn cam quýt

Mục tiêu: khảo sát diễn biến mật số quần thể thành trùng của nhóm sâu cuốn lá họ Tortricidae bằng bẫy pheromone giới tính tổng hợp vùng trồng cây có múi thuộc tỉnh Hậu Giang và Tp. Cần Thơ nhằm quản lý nhóm sâu cuốn lá ở ĐBSCL.

Thời gian: thí nghiệm được thực hiện trong vòng 1 năm, từ ngày 29/8/2012 đến ngày 29/8/2013

Địa điểm: thí nghiệm được thực hiện tại các vườn cam sành được trình bày ở bảng 2.4

NT

Thành phần mồi Z11-14:OAc và Z9-12:OAc (tỉ lệ 9:1) (mg/tuýp) B-1 0,1 B-2 0,3 B-3 0,5 B-4 0,7 B-5 1,0 B-6 n-hexane

21

Bảng 2.4 Địa điểm thí nghiệm tại các vườn cam sành ở tỉnh Hậu Giang và Tp. Cần Thơ

Cách tiến hành: tại các vườn 1, 2, 3 mỗi vườn đặt 3 bẫy pheromone giới tính tổng hợp của A. atrolucens, A. privatana, H. tabescens tương ứng, với thành phần và tỉ lệ được trình bày trong bảng 2.1.

Ở vườn 4 được dùng để khảo sát diễn biến mật số bướm của cả ba loài A.

atrolucens, A. privatana H. tabescens. Trên vườn được đặt 9 bẫy pheromone giới

tính, trong đó mỗi loài bướm sẽ đặt 3 bẫy pheromone giới tính tổng hợp với thành phần và tỉ lệ được trình bày ở bảng 2.1.

Khoảng cách giữa các bẫy trên mỗi vườn thí nghiệm vào khoảng 50 m. Mồi pheromone trong bẫy được thay mới 8 tuần/lần.

Ghi nhận số lượng bướm vào bẫy 2 tuần/lần trong suốt thời gian của thí nghiệm.

Bên cạnh chỉ tiêu số lượng bướm vào bẫy, tỉ lệ đọt bị hại và tỉ lệ lá bị hại bởi ấu trùng cuốn lá cam quýt cũng được ghi nhận. Trên mỗi vườn khảo sát, chọn 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm chọn 5 cây cam, trên mỗi cây chọn 4 hướng và 1 điểm trung tâm, mỗi hướng chọn 3 đọt. Ghi nhận tỉ lệ đọt bị, tỉ lệ lá bị hại 2 tuần/lần trong suốt thời gian một năm của thí nghiệm.

Tỷ lệ gây hại được tính theo công thức:

Một phần của tài liệu nghiên cứu pheromone giới tính tổng hợp của loài homona tabescens meyrick và khảo sát diễn biến mật số quần thể của bướm sâu cuốn lá họ tortricidae gây hại trên cây có múi tại tỉnh hậu giang vàthành phố cần thơ (Trang 34)