C. Làm nổi bật sự việc
5 Nhớ những thông tin liên quan với nhau
Dưới đây là biểu đồ minh họa về “phần trăm thông tin nhớ được trong một khoảng thời gian”.
Chúng ta có thể thấy từ biểu đồ trên, trong bất kỳ một khoảng thời gian 2 tiếng học nào (nhóm A), luôn luôn có 2 đỉnh điểm ghi nhớ thông tin, thời gian lúc bắt đầu học và thời gian sắp kết thúc việc học. giữa lúc học, có một khoảng thời gian mà khả năng trí nhớ chúng ta bị suy giảm rõ rệt. Do đó, trong bất kỳ khoảng thời gian học nào, bạn sẽ quên rất nhiều thông tin đã học vào khoảng thời gian giữa này. Thời gian học càng lâu bao nhiêu, khoảng thời gian trí nhớ suy giảm càng dài bấy nhiêu.
Nếu bạn phải học liên tục hơn 2 tiếng (nhóm B), bạn chỉ có duy nhất một khoảng thời gian đỉnh điểm để ghi nhớ thông tin. Điều này khiến bạn lãng phí thời gian. Đây là lý do tại sao có những lúc bạn cảm thấy trí nhớ như bị bão hòa và không thể tiếp thu thêm nữa.
HỌC BAO LÂU LÀ TỐI ƯU?!
Các nghiên cứu cho thấy thời gian học lý tưởng nhất trong mỗi lần học không nên dài quá 2 tiếng. Mỗi lần học này nên được chia thành bốn phần nhỏ dài 25 phút mỗi phần. Giữa các phần, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 5 phút.
Trong lúc nghỉ ngơi, bạn nên làm vài động tác thể dục đơn giản. sau mỗi lần học dài 2 tiếng, bạn nên thư giãn ít nhất nửa tiếng trước khi bắt đầu học lại.
Bằng cách này, bạn sẽ có được tám đỉnh điểm ghi nhớ thông tin và những khoảng thời gi an trí nhớ suy giảm ngắn đi rất nhiều (xem biểu đồ bên dưới). Kết quả là bạn có khả năng ghi nhớ thông tin tốt hơn cũng như thời gian học được tận dụng 1 cách hiệu quả nhất.