Tìm hiểu lỗi trong bài tập về nhà

Một phần của tài liệu Tôi tài giỏi Bạn cũng vậy (Edit by Lê Nguyên Thịnh) (Trang 83)

- Sau mỗi 2 tiếng học, nên thư giãn trong nửa giờ

5. Tìm hiểu lỗi trong bài tập về nhà

Nếu bạn làm sai bài tập về nhà, đừng bỏ qua một bên. Bạn hãy tìm hiểu tại sao bạn làm sai ngay lập tức. Nếu không, bạn sẽ có thể phạm lỗi đó trong bài thi.

CÔNG THỨC 2: RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI PHẠM LỖI

Không như đa số học sinh nghĩ, những học sinh giỏi không phạm lỗi ít hơn những học sinh kém. Ngược lại, họ phạm lỗi nhiều hơn bất cứ ai khác. Khác ở chỗ là họ chỉ phạm lỗi trong lúc làm bài tập và rút kinh nghiệm trước kỳ thi. Cho nên, họ rất hiếm khi phạm lỗi trong lúc thi.

Phạm lỗi giúp bạn kiểm tra kiến thức một cách tốt nhất

Khi bạn phạm lỗi trong bài tập về nhà hoặc bài kiểm tra trong lớp, không có nghĩa là bạn sẽ suốt đời phạm lỗi và không bao giờ làm tốt được. Phạm lỗi chỉ đơn thuần giúp bạn phát hiện ra rằng bạn chưa thật sự hiểu bài và chưa áp dụng kiến thức tốt. Quan trọng là bạn phải biêt khắc phục lỗi và rút ra kinh nghiệm

Hãy để việc phạm lỗi giúp đỡ bạn, không phải làm hại bạn

Hãy thay đổi cách nhìn của bạn về việc phạm lỗi. Những học sinh giỏi xem việc phạm lỗi là dấu hiệu cho biết rằng phương pháp hiện tại của họ không hợp lý. Kết quả là họ liên tục thay đổi cách học cho đến khi họ có thể chuẩn bị thật chu đáo cho kỳ thi.

Không có thất bại, chỉ có bỏ cuộc

Miễn là bạn rút ra kinh nghiệm từ thất bại và việc phạm lỗi, điều chỉnh phương pháp học của bạn, cuối cùng bạn sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ cuộc vì phạm lỗi, bạn quả thật đã thất bại ngay từ lúc đó.

BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG: NGƯỜI KHÔNG BIẾT ĐẾN THẤT BẠI

Hầu hết những danh nhân hoặc những nhà kinh doanh thành đạt đều đặt chân lên đỉnh vinh quang sau khi vượt qua những thử thách to lớn có thể đánh bại đa số những người bình thường khác. Tuy nhiên, người mà cuộc đời ông khiến tôi ngưỡng mộ nhất là người đã….

Được sinh ra trong một căn nhà gỗ, ba mẹ mù chữ Không được đi học đàng hoàng

Không hề có một tấm gương nào để noi theo Mất mẹ vào năm 9 tuổi

Kinh doanh phá sản năm 22 tuổi

Thất bại trong nỗ lực trở thành luật sư năm 23 tuổi Phá sản lần 2 năm 25 tuổi

Vượt qua nỗi đau mất người thân năm 26 tuổi Vượt qua khủng hoảng tinh thần năm 32 tuổi Ứng cử vào Quốc hộ và thất bại năm 37 tuổi

Thất bại trong nỗ lực trở thành Phó Tổng thống năm 47 tuổi Thất bại trong cuộc bầu cử Thượng nghị viện năm 49 tuổi Được bầu cử trở thành vị Tổng thống Hoa Kì năm 51 tuổi

Người đàn ông này là Abraham Lincoln, một trong những vị tổng thống Mỹ được tôn trọng nhất. Mặc dù thất bại liên tiếp, ông vẫn tin rằng ông xứng đáng nhận được những thành công vĩ đại. Đối với ông, thất bại chỉ đơn thuần là một trong những dấu hiệu ám chỉ rằng ông phải tiếp tục thay đổi cách thức hành động, làm việc chăm chỉ hơn cho đến khi ông đạt được mục tiêu to lớn nhất. Bởi thế, mỗi khi bạn phạm lỗi và nghĩ rằng đến đây là hết, hãy nghĩ đến Abraham Lincoln.

CÁCH THỨC 3: TẬN DỤNG TRIỆT ĐỂ CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH VÀ BÀI KIỂM TRA

Nhiều học sinh không nhận ra được sự quan trọng của bài tập thực hành và bài kiểm tra. Họ xem đây như một gánh nặng trong học tập. Những bài kiểm tra thật ra là công cụ định vị được bạn đang dừng ở đâu trên con đường đi đến thành công.

Nếu bạn luôn nhận điểm kém trong các bài kiểm tra, rất khó mà bạn đạt điểm 10 trong kỳ thi học kỳ. Nếu bạn kiên định, hiểu được bài và làm tốt trong các lần kiểm tra, chắc chắn bạn sẽ làm bài thi tốt. Trước khi chúng ta có thể tận dụng triệt để những bài kiểm tra này để cải thiện bản thân, chúng ta phải làm 2 việc. Đó là cố gắng làm bài kiểm tra hết sức mình và rút kinh nghiệm sau mỗi bài kiểm tra.

Một phần của tài liệu Tôi tài giỏi Bạn cũng vậy (Edit by Lê Nguyên Thịnh) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w